Quản lý PHBM nhằm đảm bảochất lượng dạy họ cở các trường THCS

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý phòng học bộ môn tại các trường trung học cơ sở huyện từ liêm, Hà Nội (Trang 30)

8. Cấu trúc của luận văn

1.2.4.Quản lý PHBM nhằm đảm bảochất lượng dạy họ cở các trường THCS

1.2.4.1. Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng tiết dạy có sử dụng PHBM

Qua phân tích vai trò của PHBM, có thể nhận thấy quá trình dạy học có sử dụng PHBM được cấu thành bởi nhiều thành tố cơ bản liên quan chặt chẽ và tương tác lẫn nhau, đó là các thành tố: mục tiêu, nội dung, phương pháp (phụ thuộc rất nhiều vào việc GV có sử dụng PHBM hay không), GV, nhân viên quản lý phục vụ, HS và CSVC trong đó có PHBM. Tuy nhiên để điều khiển tối ưu quá trình vận hành, nâng cao hiệu quả sử dụng PHBM đối với

quá trình dạy học, cần phải xác định vai trò quan trọng của công tác quản lý PHBM của NT. Đặc biệt trong thời điểm mà yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học được chú trọng hơn bao giờ hết trong các trường trung học hiện nay, HT phải có nhận thức đầy đủ, có những quyết định đúng đắn, có ý đồ chuyên môn rõ rệt, biết dựa vào các lực lượng đội ngũ nhân viên, giáo viên, biết phát huy tính chủ động sáng tạo của họ, phải có kế hoạch chi tiết cụ thể và hợp lý về việc xây dựng, trang bị, phân công tổ chức bảo quản, theo dõi kiểm tra thiết bị định kì. Cụ thể, theo Trần Đức Vượng và các cộng sự, NT cần chú trọng đến các yếu tố then chốt:

- Xây dựng, trang bị các thiết bị cho PHBM đáp ứng nhu cầu giảng dạy của GV và học tập của HS.

- Tổ chức hoạt động dạy học ở PHBM theo mục đích, tính chất về nội dung và hình thức dạy học trên lớp. Ngoài ra còn tổ chức nghiên cứu khoa học, hoạt động ngoại khóa hay sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn ở PHBM.

- Tổ chức quản lý PHBM đảm bảo đồng bộ từ Ban giám hiệu NT đến GV và CB phụ trách PHBM. Việc phân công và điều hành cụ thể phải đảm bảo các nguyên tắc:

+ CB phụ trách PHBM là người quản lý chung về PHBM, sau mỗi tuần phải có báo cáo về tình hình hoạt động của mỗi PHBM; cuối tháng, cuối kì, cuối năm học đều có báo cáo kinh nghiệm và đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả. Người phụ trách phải tạo điều kiện đề GV sử dụng PHBM đạt hiệu quả cao nhất.

+ GV bộ môn là người phải nắm vững về TBDH - PHBM mà mình phụ trách giảng dạy, thường xuyên kiểm tra số lượng, chất lượng các TBDH trong PHBM, chuẩn bị TBDH cần dạy trước một tuần.

+ Có đội ngũ GV thực hành giúp GV bộ môn trong cac giờ dạy có nhiều thí nghiệm, nhiều bài tập thực hành. Hiện nay tại các trường học đội ngũ này thường do CB phụ trách PHBM kiêm nhiệm.

+ NT chú ý xếp TKB sao cho PHBM được chuẩn bị đầy đủ các TBDH, nhất là đối với PHBM kết hợp nhiều môn học.

1.2.4.2. PHBM - Hình thức dịch vụ phục vụ quá trình dạy học

Có thể nói cho tới nay, hầu như các nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới đều tổ chức dạy học theo PHBM, vì dạy học theo PHBM đem lại hiệu quả cao về nhiều mặt: tổ chức dạy học, nhận thức, rèn luyện kĩ năng, kinh tế… Mặc dù điều kiện kinh tế của nước ta còn chưa cho phép xây dựng được nhiều PHBM theo chuẩn, tuy nhiên việc triển khai dạy học theo hướng PHBM (theo Dự án phát triển giáo dục THCS II (2005 - 2010)) vẫn được thực hiện theo từng giai đoạn cho thấy đây là xu thế tất yếu trong quá trình dạy học và sử dụng PHBM trong mỗi tiết dạy là một yêu cầu sẽ dần mang tính bắt buộc trong các trường học trong tương lai.

Hơn nữa, theo Trần Kiểm, cần phải thay đổi nhận thức về vị trí người

dạy và người học. Trong nhà trường, người học là “khách hàng” bên trong

quan trọng nhất, NT là cơ quan cung cấp dịch vụ học tập cho “khách hàng”

này. Tương tự như vậy trong quản lý giáo dục, mỗi bộ phận trong NT cần xác

định mình có trách nhiệm cung ứng sản phẩm cho ai và mình là “khách hàng” của ai. Như vậy để đảm bảochất lượng giáo dục, nghĩa là đảm bảo quyền lợi của “khách hàng”học sinh, NT cần đảm bảo quản lý hiệu quả tất cả các giai đoạn của quá trình giáo dục, trong đó có quản lý việc sử dụng PHBM vào quá trình giảng dạy của GV.

Trong giai đoạn này, có thể coi GV là “khách hàng”, thụ hưởng các gói dịch vụ khác nhau trong đó có gói “dịch vụ PHBM” do NT cung cấp. “Khách hàng” này được trải nghiệm và sử dụng CSVC trong PHBM để phục vụ cho nhu cầu dạy học của mình, sử dụng dịch vụ hỗ trợ về thời khóa biểu, cán bộ hỗ trợ sử dụng TBDH trong PHBM, được đào tạo kĩ năng sử dụng TBDH và bổi dưỡng nâng cao khả năng lên một giờ dạy có sử dụng PHBM hiệu quả… Đối tượng “khách hàng” này hài lòng với dịch vụ PHBM do NT cung cấp sẽ góp phần quan trọng đẩy mạnh chất lượng dạy học sử dụng PHBM trong NT, từ đó góp phần cung cấp dịch vụ học tập tốt nhất có thể cho “khách hàng” học sinh.

1.2.4.3. SERVPERF- Mô hình chất lượng dịch vụ PHBM a) Sơ lược về mô hình chất lượng dịch vụ SERVPERF

Trên cơ sở mô hình SERVQUAL của Parasuraman (1985) dùng để đo lường chất lượng dịch vụ cảm nhận của khách hàng, Cronin và Taylor (1992) đã khắc phục và cho ra đời mô hình SERVPERF, một biến thể của mô hình SERVQUAL. Theo mô hình SERVPERF thì:

Chất lượng dịch vụ = Chất lượng cảm nhận

Kết luận này đã được sự đồng tình bởi các nghiên cứu của Lee và cộng sự (2000), Brady và cộng sự (2002). Bộ thang đo SERVPERF có 22 phát biểu với 5 năm thành phần cơ bản, đó là:

- Tin cậy (reliability): Thể hiện khả năng thực hiện dịch vụ phù hợp và đúng thời hạn ngay từ lần đầu tiên.

- Đáp ứng (responsiveness): Thể hiện qua sự mong muốn, sẵn sàng của nhân viên phục vụ cung cấp dịch vụ kịp thời cho khách hàng.

- Năng lực phục vụ (assurance): Thể hiện qua trình độ chuyên môn và cung cách phục vụ lịch sử, niềm nở với khách hàng.

- Sự cảm thông (empathy): Thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đến từng cá nhân, khách hàng.

- Phương tiện hữu hình (tangibles): Thể hiện qua ngoại hình, trang phục của nhân viên, các trang thiết bi phục vụ cho dịch vụ.

Sơ đồ 1. Mô hình chất lượng dịch vụ SERVPERF

b) Bộ câu hỏi thang đo theo mô hình chất lượng SERVPERF

Trên cơ sở mô hình SERVPERF, bộ thang đo chất lượng cần được xây dựng gồm đầy đủ các biến quan sát thuộc 05 thành phần trên và cần phải tham khảo các mô hình nghiên cứu đã được thừa nhận có giá trị hiện nay.

c) Một số khái niệm quan trọng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo PGS.TS. Trần Thị Kim Thu, các khái niệm quan trọng trong thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này được định nghĩa như sau:

- Thang đo định danh: Thang đo định danh là thang đo đánh số các biểu hiện cùng loại của tiêu thức, thường dùng với các tiêu thức thuộc tính mà

các biểu hiện của nó là một hệ thống các loại khác nhau không theo một trật tự xác định nào như: giới tính, khu vực địa lý, nghề nghiệp, tôn giáo…

- Thang đo Likert: Thang đo Likert hay còn gọi là thang đo thứ bậc là thang đo định danh nhưng giữa các biểu hiện của tiêu thức có quan hệ hơn kém. Thang đo thức bậc được dùng để do các tiêu thức thuộc tính mà biểu hiện có quan hệ thức tự như đo thái độ đối với một hành vi nào đó (hoàn toàn đồng ý, đồng ý, chưa quyết định, hoàn toàn không đồng ý).

- Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) và hệ số Bartlett's: là hệ số được tính toán nhằm kiểm tra phương pháp phân tích nhân tố là phù hợp hay không(hay thỏa mãn điều kiện cho phân tích nhân tố). Với 0.5 ≤ KMO ≤ 1và hệ số Bartlett's có mức ý nghĩa quan sát 0.000% < 0.05 thì phương pháp phân tích nhân tố là phù hợp.

- Cronbach’s Alpha: Phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha dùng xác định độ tin cậy của thang đo. Thang đo được chấp nhận khi khi Cronbach Alpha ≥ 0.6 và hệ số tương quan biến-tổng > 0.3. Nếu các biến có hệ số tương quan biến tổng < 0.3 thì được xem là biến rác và loại khỏi thang đo.

- Hệ số tải nhân tố (Factor Loading): Hệ số tải nhân tố của một biến quan sát > 0.5 (với cỡ mẫu > 100) thì biến quan sát đó có ý nghĩa thống kê. Nếu biến quan sát nào có hệ số tải nhân tố ≤ 0.5 sẽ bị loại nhằm đảm bảo tập dữ liệu đưa vào là có ý nghĩa cho phân tích nhân tố.

- Sig.: Trong quá trình phân tích dữ liệu, cần kiểm định mối quan hệ giữa các biến định tính với nhau. Khi thực hiện kiểm định, ta có 2 giả thuyết:

H0: không có mối quan hệ giữa các biến; H1: có mối quan hệ giữa các biến.

Để kết luận là chấp nhận hay bác bỏ giả thuyết H0, ta sẽ dùng các kiểm định

Dựa vào giá trị P (p-value) (SPSS viết tắt p-value là sig.) để kết luận là

chấp nhận hay bác bỏ giả thuyết H0.

p-value (sig.) ≤ α (mức ý nghĩa)  bác bỏ giả thuyết H0. Có nghĩa là có

mối quan hệ có ý nghĩa giữa các biến cần kiểm định.

p-value (sig.) > α (mức ý nghĩa)  chấp nhận H0. Không có mối quan

hệ giữa các biến cần kiểm định.

- Hệ số phóng đại phương sai (Variance inflation factor - VIF) được dùng để phát hiện hiện tượng đa cộng tuyến. Quy tắc là khi VIF vượt quá 10 là dấu hiệu của đa cộng tuyến, khi đó thì hàm hồi quy bội tuyến tính không phù hợp.

- Mean: Là giá trị trung bình số học của một biến, được tính bằng tổng các giá trị quan sát chia cho số quan sát. Đây là dạng công cụ thường được dùng cho dạng đo khoảng cách và tỷ lệ. Giá trị trung bình có đặc điểm là chịu sự tác động của các giá trị ở mỗi quan sát, do đó đây là thang đo nhạy cảm nhất đối với sự thay đổi của các giá trị quan sát. Giá trị trung bình được tính bằng công thức sau:

- Phương sai (Variance): Dùng để đo lường mức độ phân tán của một tập các giá trị quan sát xung quanh giá trị trung bình của tập quan sát đó. Phương sai bằng trung bình các bình phương sai lệch giữa các giá trị quan sát đối với giá trị trung bình của các quan sát đó. Người ta dùng phương sai để đo lường tính đại diện của giá trị trung bình tương ứng, các tham số trung bình có phương sai tương ứng càng lớn thì giá trị thông tin hay tính đại diện của giá trị trung bình đó càng nhỏ. Phương sai của mẫu được tính bằng công thức sau: 1 ) ( 1 2 2 − − = ∑ = n x x S n i i n X n i xi ∑ = = 1

1.3. Kinh nghiệm về Quản lý PHBM ở Việt Nam trong đảm bảo chất lượng dạy học ở trường THCS

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý phòng học bộ môn tại các trường trung học cơ sở huyện từ liêm, Hà Nội (Trang 30)