Vai trò của PHBM trong đảm bảochất lượng dạy họ cở các trường THCS

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý phòng học bộ môn tại các trường trung học cơ sở huyện từ liêm, Hà Nội (Trang 26)

8. Cấu trúc của luận văn

1.2.3.Vai trò của PHBM trong đảm bảochất lượng dạy họ cở các trường THCS

THCS

Theo TS.Trần Đức Vượng và các cộng sự, hầu như các nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới đều tổ chức dạy học theo PHBM vì dạy học theo PHBM đem lại hiệu quả cao về nhiều mặt: tổ chức dạy học, nhận thức, rèn luyện kĩ năng, kinh tế…cụ thể như sau:

a) Về tổ chức dạy học

PHBM tạo ra không gian linh hoạt cho các hình thức dạy học khác nhau.Nhiều hình thức học tập được tổ chức sẽ tránh được sự nhàm chán, tẻ nhạt, tạo được niềm vui, hứng thú của HS đối với nội dung bài học. Cho đến nay, chưa có một không gian lớp học nào lại có thể giúp cho GV chủ động tạo ra được các hình thức học tập phong phú hơn PHBM. Tại đây, GV dễ dàng triển khai cho HS học tập theo lớp, theo nhóm hoặc học tập cá nhân dưới sự giám sát của GV. HS vừa có thể học lí thuyết lại có thể học thực hành thông qua việc sử dụng TBDH. Ở PHBM, GV và HS còn có thể tổ chức các hoạt

động nghiên cứu khoa học độc lập trong một khoảng thời gian nhất định mà ở phòng học truyền thống không thể thực hiện được.

PHBM là phòng học được thiết kế nhằm tạo điều kiện tối ưu để HS được làm việc, tự chiếm lĩnh tri thức thông qua các hoạt động học tập khác nhau. HS có thể tiếp nhận kiến thức qua việc đọc tài liệu, quan sát thí nghiệm, thực hành trên TBDH; tiếp nhận kiến thức bằng việc trao đổi, tranh luận qua việc học tập hợp tác theo nhóm nhỏ; tiếp cận kiến thức thông qua các hoạt động sinh hoạt chuyên đề, tập làm nghiên cứu khoa học… Khi học tập trong PHBM, HS được học trong các không khí học tập khác nhau, do chính GV và HS tạo ra. Đến PHBM, HS có tâm thế là được quan sát thí nghiệm do GV làm hoặc được trực tiếp sử dụng máy móc làm thí nghiệm. Các thí nghiệm khó hoặc có thể gây nguy hiểm thì HS được quan sát qua thí nghiệm ảo nhờ phần mềm dạy học hoặc qua phim ảnh. Ví dụ, đối với môn Địa lí, khi học bài “Núi lửa”, các em được xem phim về núi lửa, hiện tượng núi lửa, các nguyên nhân gây ra núi lửa, các tác hại và lợi ích của núi lửa, cách dự báo và khắc phục hậu quả của núi lửa…

Dạy học trong PHBM còn tạo được bầu không khí khoa học của bộ môn. PHBM Vật lí với những TBDH về cơ, nhiệt, điện, quang sẽ làm cho HS được sống trong bầu không khí Vật lí thực sự; PHBM Hóa học với những thiết bị thí nghiệm về hóa vô cơ, hóa hữu cơ; PHBM Sinh học với những TBDH có liên quan nhiều đến sự sống. Ngay cả những bộ môn khoa học xã hội như Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân cũng có điều kiện tương tự, bước đầu tạo tâm thế cho HS chủ động đến với kiến thức môn học. Hoạt động dạy học ở PHBM chủ yếu là hoạt động dạy học gắn với TBDH. Việc sử dụng bất cứ một TBDH nào cũng tuân thủ một quy trình từ việc đặt vấn đề, diễn biến hoạt động của thiết bị và những kết luận cần thiết được rút ra. Như vậy, một quy trình nghiên cứu khoa học được hình thành và hoàn thiện. Chính logic

của quy trình nghiên cứu khoa học này sẽ có sức hút mãnh liệt với người học, làm cho các em say mê, sáng tạo trong học tập. Với không gian học là PHBM, giờ học mang sắc thái của một hoạt động nghiên cứu khoa học, cả GV và HS đều hòa mình vào không khí khoa học của bộ môn. Dạy học ở PHBM góp phần xóa bỏ thói quen “dạy chay”, “học chay”. Đây cũng là một giải pháp hữu hiệu trong việc chuyển đổi PPDH theo hướng tăng tính thực hành và giảm lí thuyết hàn lâm. Các hình thức tổ chức dạy học như vậy sẽ có tác dụng nhất định đến hiệu quả nhận thức của HS.

b) Về hiệu quả nhận thức

Hiệu quả nhận thức có được ở PHBM trước hết là tạo được niềm hứng thú học tập của HS. Ở đây, HS tự mình đi tìm lời giải cho các đơn vị kiến thức (dưới sự tổ chức hướng dẫn của GV). Vì vậy, HS từ vị thế bị động chuyển sang vị thế chủ động trong nhận thức. Bước vào học tập trong PHBM là bước vào một quá trình đi tìm kiếm kiến thức, giải đáp những băn khoăn, thắc mắc không chỉ bằng lí thuyết mà cả bằng thực nghiệm. Tâm thế của người học thay đổi, học tập không còn là công việc “khổ sai” mà là niềm vui đối với người học.

Trong quá trình nhận thức, HS vừa được nghe giảng lí thuyết vừa được thực hành với TBDH. HS lĩnh hội tri thức bằng nhiều kênh (SGK, GV, TBDH, các tài liệu khác…), nhiều đường (âm thanh, hình ảnh, trực quan,..), ở các trạng thái khác nhau (động, tĩnh, thực, ảo,…), bằng tất cả các giác quan. Do vậy, HS sẽ học tập một cách hứng thú, chủ động, sáng tạo.

Hiệu quả nhận thức còn được khẳng định bằng chính hoạt động của người học. Không ở môi trường học tập nào HS có cơ hội hoạt đọng nhiều như ở PHBM. HS không chỉ quan sát, nhận xét, tranh luận… mà còn thực hành bài học qua các TBDH. Chính những hoạt động này góp phần không

nhỏ vào hiệu quả nhận thức, giúp HS khắc phục những thói quen xấu như thụ động, chờ đợi, ỷ lại, tiếp thu một chiều trong học tập.

Dạy học ở PHBM giúp trình độ chuyên môn của GV được nâng cao, năng lực thực hành, năng lực tư duy logic, tư duy sáng tạo của HS không ngừng được phát triển. Khi tiếp xúc và sử dụng TBDH nhiều lần, chính bản thân GV sẽ gắn bó với bài giảng, không ngại làm thí nghiệm, qua đó tự bồi dưỡng trình độ chuyên môn.HS được làm nhiều thí nghiệm, tư duy logic có điểm tựa chắc chắn, kĩ năng thực hành cũng ngày một thành thục. Đó chính là nguồn nuôi dưỡng quý báu cho lòng say mê, trí sáng tạo không ngừng của người học.

c) Về hiệu quả rèn luyện kĩ năng

Dạy học theo PHBM là dạy học có tính chuyên môn hóa cao. Nhờ vậy, cả GV và HS đều có điều kiện hoàn thiện thêm các kĩ năng tổ chức lao động khoa học, quan sát, nhận biết, thực hành và hợp tác trong quá trình giáo dục. Chẳng hạn khi học Hóa học, HS vừa tiếp thu kiến thức qua lời giảng của GV, vừa tự mình thực hành, thí nghiệm. Qua từng bài học, HS sẽ biết lắp ráp dụng cụ thí nghiệm và sử dụng hóa chất, thực hiện các thao tác cơ bản của thí nghiệm Hóa học, có được kĩ năng quan sát thí nghiệm, giải thích những điều đã quan sát.

Cũng qua các thí nghiệm, HS dần dần làm quen với việc lập chương trình thí nghiệm, lập kế hoạch giải các bài tập thực nghiệm, vẽ sơ đồ, dụng cụ, thiết bị thí nghiệm, theo dõi, ghi chép quá trình nghiên cứu, biết so sánh đối chiếu và rút ra kết luận từ những hiện tượng thí nghiệm, biết trình bày kết quả thí nghiệm…

Dạy học ở PHBM là quá trình làm việc với các phương tiện dạy học, các TBDH. Vì vậy, HS dần dần có thói quen làm việc khoa học, bảo đảm sự

sạch sẽ, ngăn nắp nơi làm việc, biết giữ gìn dụng cụ, TBDH, tiết kiệm vật tư, thời gian và biết tuân theo nguyên tắc trong thực hiện thí nghiệm.

Dạy học ở PHBM tạo điều kiện cho HS có cơ hội gắn kết kiến thức sách vở và kiến thức thực tiễn.HS dễ dàng vận dụng những kiến thức lí thuyết và giải đáp những hiện tượng thường gặp trong cuộc sống.Khi giải được những “bài tập” của cuộc sống, HS sẽ thấy nội dung học tập có ý nghĩa hơn.

d) Về hiệu quả kinh tế

Có PHBM nghĩa là có cơ sở để xây dựng kế hoạch trang bị đồng bộ và chuyên sâu các loại TBDH cho môn học.PHBM là điều kiện bảo quản tốt nhất các TBDH, vì vậy không những giảm chi phí đầu tư mà còn là cơ sở tạo điều kiện cho việc đầu tư thường xuyên có chiều sâu. Nhờ vậy, hệ thống TBDH của môn học ngày càng được hoàn thiện và nâng cao hơn.

PHBM vừa là nơi bảo quản vừa là nơi sử dụng TBDH, do đó GV không phải mang TBDH đến từng lớp, tránh được việc di chuyển TBDH từ nơi này sang nơi khác. Nhờ vậy, TBDH đảm bảo được độ chính xác đồng thời cũng giảm bớt tình trạng hỏng hóc khi phải di chuyển. Dạy học ở PHBM là điều kiện để TBDH được sử dụng tốt nhất. TBDH được lắp đặt sẵn tại phòng, việc sử dụng TBDH cũng trở nên dễ dàng hơn, vì vậy tần suất sử dụng TBDH sẽ tăng lên, hạn chế tình trạng TBDH “nhàn rỗi”, lãng phí.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý phòng học bộ môn tại các trường trung học cơ sở huyện từ liêm, Hà Nội (Trang 26)