Biện pháp 2

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý phòng học bộ môn tại các trường trung học cơ sở huyện từ liêm, Hà Nội (Trang 97)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.2. Biện pháp 2

Xây dựng đủ số lượng PHBM cần thiết, đảm bảo chất lượng và sự phù hợp của các TBDH trong PHBM.

Đây là biện pháp có mức độ ảnh hưởng cao thứ hai (31,2%) tới sự hài lòng của GV về PHBM. Vì vậy, khi HT lên các kế hoạch và triển khai thực hiệntốt biện pháp này thì sẽ góp phần đóng góp vào sự hài lòng của GV về PHBM tới 31,2%.

3.2.2.1 Mục đích

- Đảm bảo chất lượng và sự phù hợp của các TBDH trong PHBM đối với các môn học và tình hình điều kiện thực tế.

3.2.2.2 Nội dung

- Xây dựng, cải tạo các PHBM nhằm đảm bảo đủ số lương PHBM cần thiết cho GV sử dụng, đáp ứng được nhu cầu của GV trong công tác giảng dạy cũng như tự nghiên cứu trong PHBM.

- Xác định các TBDH cần thiết phù hợp vói chương trình môn học, năng lực của GV và CB phụ trách PHBM và điều kiện thực tế của nhà trường và của địa phương.

- Tổ chức thực hiện việc mua sắm mới trang thiết bị phù hợp.

- Đảm bảo chất lượng các TBDH luôn ở trong tình trạng tốt nhất để sử dụng.

3.2.2.3 Cách thức thực hiện

Bước 1. Xây dựng kế hoạch

- Tổ chức rà soát lại tình trạng sử dụng PHBM thực tế của GV bộ môn - Nhận định, đánh giá tình hình thực tế của nhà trường và đưa ra phương án số lượng PHBM cần thiết; đưa ra phương án về việc mua sắm các thiết bị phù hợp.

- Lấy ý kiến đóng góp của GV và CB phụ trách PHBM về phương án đã xây dựng, từ đó điều chỉnh cho phù hợp.

- Xây dựng kế hoạch thực hiện: chuyên gia tư vấn, nhân lực thực hiện và giám sát kiểm tra; mặt bằng xây dựng hay lớp học cải tạo; tài chính của trưởng, vận động xin tài trợ kinh phí;thời gian thực hiện...

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá, giám sát thường xuyên, định kì, giai đoạn.

- Tổ chức thực hiện xây dựng và mua sắm sửa chữa thiết bị theo kế hoạch.

- Phân công HT và cán bộ quản lý tham gia vào quá trình kiểm tra thường xuyên.

- Tăng cường công tác vệ sinh, kiểm tra đảm bảo an toàn, chất lượng các thiết bị dạy học trong PHBM và các cơ sở vật chất khác.

- Thường xuyên kiểm tra, kịp thời sửa chữa bổ sung các thiết bị theo yêu cầu.

Bước 3. Chỉ đạo và giám sát kiểm tra việc thực hiện kế hoạch

- Chỉ đạo và giám sát thường xuyên việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công đối với từng bộ phận tham gia theo kế hoạch.

- Hướng dẫn, tư vấn thực hiện nhiệm vụ hay các yêu cầu và điều chỉnh phân công (nếu cần).

- Đôn đốc và nhắc nhở những tồn tại cần khắc phục.

- Tiếp tục điều chỉnh, cập nhật thang đo chất lượng PHBM và điều chỉnh kế hoạch nếu cần.

Bước 4. Đánh giá việc thực hiện

- Đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của các bộ phận được giao theo kế hoạch định kì và thường xuyên.

- Có thể tổ chức cá nhân tự đánh giá và cấp quản lý đánh giá. - Rút kinh nghiệm và điều chỉnh công việc định kì cho hợp lý.

3.2.2.4 Điều kiện thực hiện

- Điều kiên về nhân lực, nguồn lực kinh phíphải có đủ, tránh tình trạng đưa ra kế hoạch và thực hiện những lại bỏ lửng vì thiếu một số nhân tố nào đó gây lãng phí và không đạt được kết quả đề ra.

- Đội ngũ cán bộ quản lý thật sát sao trong việc chỉ đạo nhiệm vụ và tổ chức kiểm tra đánh giá định kì để rút kinh nghiệm.

- Đội ngũ GV và CB phụ trách PHBM nhận thức rõ được nhiệm vụ của bản thân trong việc đề xuất các thiết bị học tập phù hợp, hỗ trợ HT trong việc báo cáo tình trạng TBDH cũng như tăng cường hướng dẫn, nhắc nhở HS trong việc thực hiện đúng nội quy sử dụng, công tác bảo quản PHBM do NT quy định.

- Sự phối hợp giữa các bộ phận cần đồng bộ, xuyên suốt để các công việc được kết hợp và triển khai tốt.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý phòng học bộ môn tại các trường trung học cơ sở huyện từ liêm, Hà Nội (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w