8. Cấu trúc của luận văn
3.2.1. Nhómbiện pháp 1
Tạo cơ hội nâng cao năng lực cho GV - Vệ sinh, an toàn PHBM và có KH nắm bắt nhu cầu của GV về PHBM.
Đây là nhóm biện pháp có mức độ ảnh hưởng cao nhất (34,3%) tới sự hài lòng của GV về PHBM. Vì vậy, khi HT lên các kế hoạch và triển khai thực hiện tốt nhómbiện pháp này thì sẽ góp phần đóng góp vào sự hài lòng của GV về PHBM tới 34,3%.
3.2.1.1 Mục đích
- Tổ chức các đợt tập huấn nhằm tăng cường nhận thức về vai trò, trách
nhiệm và năng lực của GV khi sử dụng PHBM trong giảng dạy; tạo điều kiện về CSVC, thời khóa biểu, bố trí lịch dự giờ, lên tiết mẫu giúp GV có cơ hội cọ xát, trải nghiệm, học tập công tác dạy học có sử dụng PHBM.
- Đảm bảo PHBM luôn trong tình trạng vệ sinh tốt, yếu tố an toàn thiết bị được quan tâm đề cao.
- Đảm bảo công tác khảo sát lấy ý kiến của GV về công tác quản lý cũng như nhu cầu của GV về PHBM.
3.2.1.2 Nội dung biện pháp
- Tìm hiểu về nhu cầu học tập và đánh giá năng lực của đội ngũ GV trong công tác dạy học có sử dụng PHBM; tìm hiểu về thực trạng sắp xếp thời khóa biểu sử dụng PHBM; rà soát lại các kế hoạch chuyên môn về công tác dự giờ, lên tiết mẫu, tập huấn trong và ngoài trường.
- Xác định nội dung tập huấn bồi dưỡng về công tác dạy học có sử dụng PHBM cho GV; xác định mục tiêu đề ra cho công tác thực hiện giảng dạy sử dụng PHBM của trường.
- Lập kế hoạch tập huấn bồi dưỡng nâng cao kĩ năng sử dụng hiệu quả PHBM cho GV; lên kế hoạch cho các tổ nhóm bộ môn, giáo vụ trong việc cân đối thời gian sử dụng PHBM của từng GV và các công tác chuyên môn liên quan.
- Sắp xếp thời khóa biểu hợp lý nhằm tạo điều kiện cho GV, CB quản lý có thời gian nghiên cứu thêm trong PHBM để rèn thêm khả năng nghiên cứu khoa học, nâng cao kĩ năng thực hành.
- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng về kĩ năng sử dụng PHBM trong giảng dạy cho đội ngũ GV; tổ chức triển khai kế hoạch đề ra cho tổ nhóm bộ môn và phòng giáo vụ của nhà trường.
- Theo dõi việc học tập, bồi dưỡng thường xuyên và việc áp dụng những nội dung bồi dưỡng vào thực tế giảng dạy cũng như việc thực hiện công tác bồi dưỡng chuyên môn trong tổ nhóm, công tác phân lịch sử dụng PHBM phù hợp của phòng giáo vụ.
- Đánh giá cuối tập huấn và rút kinh nghiệm về tập huấn bồi dưỡng về công tác giảng dạy khi sử dụng PHBM; đánh giá rút kinh nghiệm về công tác bồi dưỡng chuyên môn trong tổ nhóm bộ môn và công tác quản lý xếp lịch sử dụng PHBM của phòng giáo vụ.
- Xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá PHBM về an toàn và vệ sinh các TBDH cũng như cách sắp xếp các thiết bị, vật dụng hợp lý.
- Tổ chức tuyên truyền với GV, CB phụ trách PHBM và HS về hệ thống các tiêu chí này.
- Lên kế hoạch về nhân sự phụ trách công tác đảm bảo vệ sinh an toàn PHBM, lên kế hoạch kiểm tra định kì công tác đảm bảo an toàn và vệ sinh PHBM.
- Tổ chức triển khai, theo dõi và đôn đốc công tác đảm bảo an toàn vệ sinh PHBM theo kế hoạch.
- Đánh giá, rút kinh nghiệm và đưa ra phương án điều chỉnh định kì công tác đảm bảo an toàn vệ sinh PHBM.
* Với biện pháp nắm bắt nhu cầu của GV về PHBM
- Tìm hiểu, khảo sát cách thức tiếp cận của HT tới GV để nắm được kịp thời các nhu cầu của GV về PHBM.
- Xác định cách thức tiếp cận tốt nhất của HT tới nhu cầu về PHBM của GV.
- Lập kế hoạch, đưa ra các quy trình cụ thể cho việc lấy ý kiến đóng góp cũng như yêu cầu của GV về PHBM.
- Thực hiện kế hoạch.
- Đánh giá công tác và điều chỉnh phương án kịp thời.
3.2.1.3 Cách thức tiến hành
* Với biện pháp nâng cao năng lực cho GV Bước 1. Xây dựng kế hoạch
- Khảo sát nhu cầu được học tập và bồi dưỡng các chuy ên đề về công tác dạy học sử dụng PHBM của GV; khảo sát thực trạng lịch sử dụng PHBM của GV và công tác chuyên môn trong tổ nhóm liên quan tới PHBM .
- Tập hợp các kết quả khảo sát và kết luận những nội dung cần thiết bồi dưỡng cho GV; kết luận về thực trạng sử dụng PHBM của GV và công tác chuyên môn trong tổ nhóm liên quan tới PHBM.
- Lập kế hoạch bồi dưỡng về công tác giảng dạy có sử dụng PHBM cho GV; xác định về mục tiêu của NT về số giờ số tiết sử dụng giảng dạy cũng như nghiên cứu trong PHBM của GV, từ đó lập kế hoạch về thời khóa biểu, công tác chuyên môn của tổ nhóm chuyên môn đi kèm phù hợp.
- Chuẩn bị tài liệu: dựa vào những nội dung cần tập huấn đã được xác định qua tập hợp kết quả khảo sát, chuẩn bị tài liệu tập huấn, kết hợp cả tài liệu điện từ và tài liệu in.
- Phân công cán bộ làm giảng viên tập huấn, phân công cán bộ giám sát việc công tác thực hiện lịch sử dụng PHBM, công tác chuyên môn của tổ nhóm và công tác tự bồi dưỡng của GV; xác định đối tượng cần dự tập huấn; xác định thời gian, địa điểm.
- Chuẩn bị các phương tiện phục vụ tập huấn, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng. Nếu tập huấn theo phương pháp dạy học tích cực thì cần chuẩn bị máy móc trang thiết bị và văn phòng phẩm thiết yếu, đồ dùng. Nếu GV tham gia các tiết dự giờ, chuyên đề trong và ngoài trường thì cần chuẩn bị hồ sơ ghi chép, nhận xét rút kinh nghiệm của GV. Nếu GV tự nghiên cứu tìm tòi trong PHBM thì cần có sổ ghi chép lịch sử dụng PHBM, các công việc dự định thực hiện trong PHBM và kết quả nghiên cứu của mỗi GV…
Bước 2. Tổ chức thực hiện kế hoạch
- Phát tài liệu, giao các nhóm nghiên cứu và chuẩn bị nội dung thảo luận, ghi lại các câu hỏi thắc mắc hoặc quy trình dự định nghiên cứu nếu GV tự bồi dưỡng.
- Trao đổi thảo luận và giao nhiệm vụ tiếp tục nghiên cứu tài liệu và ứng dụng vào thực tiễn.
- Giao tổ trưởng chuyên môn theo dõi việc áp dụng của Gv vào thwucj tiễn công tác dạy học sử dụng PHBM và hỗ trợ GV xử lí tình huống SP khó mới nảy sinh cũng như các vấn đề khó khăn khi sử dụng TBDH.
- HT khuyến khích, động viên các GV tích cực tham gia tập huấn và tích cực sử dụng PHBM trong giảng dạy và tự nghiên cứu.
- NT cần có kế hoạch dài hạn và ngắn hạn trong việc xây dựng, duy trì việc giảng dạy có sử dụng PHBM.
- Đầu kì, HT cùng Hiệu phó chuyên môn và các tổ trưởng cần họp để thống nhất mục tiêu trong mỗi kì trong công tác Dạy - Học theo PHBM.
- Các Hiệu phó chuyên môn và các tổ trưởng triển khai về tới các tổ viên, từ đó lên KH cụ thể những tiết nào có sử dụng để phân lịch hợp lý, tránh dồn dập dẫn tới thiếu thiết bị để sử dụng.
- Có hình thức động viên khen thưởng, khuyến khích CB - GV có những tiết dạy học sử dụng PHBM hiệu quả.
- NT thường xuyên tạo điều kiện cho CB - GV đi dự giờ các trường bạn, tham quan PHBM của trường bạn để mở mang thêm về kiến thức, tầm nhìn, học hỏi từ đồng nghiệp để làm giàu vốn hiểu biết cũng như kĩ năng của bản thân.
- Tổ chức các dự án, làm bài tập lớn có sử dụng các thiết bị trong PHBM nhằm nâng cao khả năng nghiên cứu cho GV và HS cũng như tạo sân chơi có tổ chức trong NT, từ đó tạo phong trào học tập có sử dụng PHBM nhằm giúp GV tránh tình trạng “lười”, dạy “chay” trong tiết của mình.
Bước 3. Kiểm tra giám sát việc áp dụng nội dung bồi dưỡng, tự bồi dưỡng vào công tác giảng dạy có sử dụng PHBM và điều chỉnh, bổ sung kế hoạch tập huấn; kiểm tra việc sử dụng PHBM theo kế hoạch của GV
- GV vận dụng những nội dung tập huấn vào thực tế tổ chức các hoạt động giảng dạy sử dụng PHBM.
- Tổ trưởng chuyên môn giám sát việc thực hiện công tác giảng dạy có sử dụng PHBM, áp dụng nội dung bồi dưỡng công tác giảng dạy có sử dụng PHBM của GV.
- HT và cán bộ quản lý kiểm tra thường xuyên công tác sử dụng PHBM của GV.
- Các công tác giám sát, dự giờ lên tiết mẫu, kiểm tra đột xuất cần được thực hiện đều đặn nhằm tạo nếp dạy học có sử dụng PHBM trong đội ngũ GV.
- Đôn đốc GV tự bồi dưỡng, điều chỉnh kế hoạch bồi dưỡng, kế hoạch sử dụng PHBM và áp dụng vào thực tiễn nhằm phát triển năng lực của các GV.
Bước 4. Kiểm tra đánh giá kết quả
- GV tự đánh giá kết quả tập huấn, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng về công tác dạy học sử dụng PHBM và việc áp dụng nội dung bồi dưỡng vào thực tế của lớp mình giảng dạy.
- HT và cán bộ quản lý kiểm tra đánh giá kết quả tập huấn bồi dưỡng, lịch sử dụng PHBM và kết quả tự bồi dưỡng về công tác dạy học sử dụng PHBM của GV. HT và các cán bộ quản lý nhận định các ưu nhược điểm, thuận lợi và khó khăn trong tổ chức bồi dưỡng về công tác giảng dạy sử dụng PHBM của GV.
* Với biện pháp đảm bảo vệ sinh và an toàn PHBM
Bước 1. Xây dựng hệ thống các tiêu chí an toàn vệ sinh PHBM
- Tổ chức lấy ý kiến của GV và CB phụ trách PHBM về thực trạng an toàn và vệ sinh PHBM: phòng ốc, bàn ghế, TBDH, điều kiện về ánh sáng, không khí...
- Xây dựng hệ thống các tiêu chí phù hợp với điều kiện thực tế của từng trường, tham khảo các PHBM của trường bạn, lấy ý kiến đóng góp của GV và CB phụ trách PHBM để đưa ra bản hoàn chỉnh.
Bước 2. Tổ chức tuyên truyền vệ sinh an toàn PHBM cho GV, CB quản lý PHBM và HS
- Gắn bảng quy định về an toàn vệ sinh PHBM trong PHBM ở nơi dễ quan sát.
- Tổ chức tập huấn cho GV và CB phụ trách PHBM về các quy tắc án toàn và vệ sinh của PHBM, tránh những sai sót hay hậu quả đáng tiếc xảy ra do sự thiếu hiểu biết của GV và CB phụ trách PHBM.
- Định kì kiểm tra hiểu biết của GV và CB phụ trách PHBM về các quy định này.
Bước 3. Lên kế hoạch triển khai
- Lên kế hoạch về nhân sự phụ trách công tác đảm bảo vệ sinh an toàn PHBM.
- Lên kế hoạch kiểm tra định kì công tác đảm bảo an toàn và vệ sinh PHBM.
- Lên kế hoạch về việc tổ chức sửa chữa, vệ sinh, thay mới các thiết bị và vật dụng trong PHBM.
Bước 4. Tổ chức triển khai
- Tổ chức triển khai, theo dõi và đôn đốc công tác đảm bảo an toàn vệ sinh PHBM theo kế hoạch.
- HT và các cán bộ quản lý tham gia vào quá trình kiểm tra thường xuyên. - Các hoạt động sửa chữa, thay mới cần được triển khai thực hiện nhanh chóng.
Bước 5. Đánh giá công tác thực hiện
- Đánh giá, rút kinh nghiệm và đưa ra phương án điều chỉnh định kì công tác đảm bảo an toàn vệ sinh PHBM.
* Với biện pháp nắm bắt nhu cầu của GV về PHBM
Bước 1. Tìm hiểu, khảo sát cách thức nắm bắt nhu cầu của GV về PHBM
- Khảo sát, đánh giá cách thức tiếp cận phù hợp nhất của HT tới GV để nắm được kịp thời các nhu cầu của GV về PHBM.
- Xác định cách thức tiếp cận tốt nhất của HT tới nhu cầu về PHBM của GV.
Bước 2. Lập kế hoạch, xây dựng quy trình
- Lập kế hoạch về nhân sự thực hiện, các mốc thời gian khảo sát nhu cầu của GV: định kì hoặc bất thường.
- Đưa ra các quy trình cụ thể cho việc lấy ý kiến đóng góp cũng như yêu cầu của GV về PHBM.
Bước 3. Thực hiện kế hoạch.
- Xây dựng và duy trì thái độ làm việc, tinh thần đóng góp ý kiến cho nhà trường: kịp thời, có giá trị, phù hợp với điều kiện thực tế.
- Đội ngũ cán bộ thực hiện thống kê các ý kiến đóng góp làm việc hiệu quả, đưa kết quả thống kê cho cấp trên kịp thời.
Bước 4. Kiểm tra, đánh giá công tác và điều chỉnh phương án kịp thời.
- Chỉ đạo và giám sát thường xuyên việc thực hiện nhiệm vụ khảo sát tình hình nhu cầu của GV.
- Đôn đốc nhắc nhở những tồn tại cần khắc phục.
- Đánh giá về tình hình thực hiện kế hoạch của GV, CB phụ trách PHBM và cán bộ phụ trách công tác lấy ý kiến của GV. Từ đó HT đưa ra các phương án khắc phục cũng như điều chỉnh kế hoạch thực hiện cho phù hợp.
- HT và cán bộ quản lý nhận thức được sự cần thiết của việc đào tạo bồi dưỡng GV trong công tác giảng dạy sử dụng PHBM, trong vấn đề an toàn vệ sinh PHBM và khảo sát nắm bắt nhu cầu của GV về PHBM.
- GV và CB phụ trách PHBM có nhận thức đúng được ý nghĩa của công tác đào tạo bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của nhà trường để tham gia một cách tự nguyện và hợp tác. GV và CB phụ trách PHBM cũng cần hiểu rằng công tác kiểm tra thường xuyên của HT và cán bộ quản lý là nhằm chia sẻ, giúp đỡ, tư vấn GV và CB phụ trách PHBM làm tốt công việc hơn, không nên gây áp lực về vấn đề kiểm tra đánh giá.
- HT có điều kiện tổ chức khen ngợi, động viên và khích lệ kịp thời đối với các GV và CB phụ trách PHBM thực hiện tốt công việc.
- HT có điều kiện tổ chức những buổi hội thảo nhỏ nhằm nhân rộng kinh nghiệm của GV và CB phụ trách PHBM đã làm tốt công việc, giúp cho các GV và CB phụ trách PHBM khác học hỏi.
- NT có đủ nhân lực, vật lực, tài lực nhằm tạo điều kiện cho GV và CB phụ trách PHBM có thời gian tự bồi dưỡng trong PHBM cũng như đi dự giờ các tiết mẫu trong và ngoài trường.