8. Cấu trúc của luận văn
3.1.3. Kết quả nghiên cứu ở chương 2
Trên cơ sở mục đích và phương pháp tiếp cận PHBM là một loại hình dịch vụ của NT cung cấp cho GV nhằm hỗ trợ GV thực hiện bài dạy của mình tốt nhất, kết quả phân tích nhân tố và mô hình hồi quy bội ở chương 2 cho ta kết quả về các nhân tố thực sự ảnh hưởng tới chất lượng dạy học khi sử dụng PHBM và mức độ tác động của nó theo phương trình:
CLC = 0,587 + 0,342*F3 + 0,299*F1 + 0,210*F2 + 0,087*F4 Trong đó:
CLC: Sự hài lòng của GV đối với PHBM của NT
F3: Cơ hội bồi dưỡng năng lực GV - Vệ sinh, an toàn PHBM - Giải pháp nắm bắt nhu cầu của GV về PHBM
F1: CB phụ trách PHBM F2: Cơ sở vật chất PHBM
F4: Công tác quản lý PHBM có KH đổi mới TBDH; bảo trì, bảo dưỡng PHBM
Các nhân tố này đều có mức độ tác động nhất định tới việc đảm bảo chất lượng dạy họctheo các hệ số tác động tương ứng. Các hệ số này đều lớn
hơn 0 nên bất cứ một tác động tích cực nào tới một nhân tố đều làm tăng giá trị của sự hài lòng của GV về PHBM, từ đó đảm bảo được chất lượng dạy học của NT. Tương tự như vậy, các biến quan sát đều có mức độ ảnh hưởng thuận chiều với giá trị của của từng nhân tố. Vì vậy, khi muốn tác động tăng giá trị của một nhân tố, HT cần tác động tích cực vào từng biến quan sát có ảnh hưởng tới nhân tố đó, chú ý tác động vào biến quan sát có mức độ ảnh hưởng cao nhất để hiệu quả quản lý được nâng cao hơn.
Với kết quả phân tích nhân tố và mô hình hồi quy tuyến tính bội được kết luận ở chương 2, dựa vào tình hình thực tế, HT có thể lựa chọn các yếu tố có mức độ ảnh hưởng mạnh nhất, các nhân tốt có tác động tích cực nhất để đưa vào kế hoạch quản lý của mình. Công tác dự đoán kết quả đầu ra đối với từng tác động cụ thể tới từng nhân tố cũng rất quan trọng với HT, HT có thể sử dụng kết quả nghiên cứu ở chương 2 để phục vụ cho công tác dự đoán của mình.
3.2. Các biện pháp quản lý PHBM nhằm đảm bảo chất lượng dạy học khi sử dụng PHBM