8. Cấu trúc của luận văn
1.3. Kinh nghiệm về Quản lý PHB Mở Việt Nam trong đảm bảochất lượng dạy họ cở trường
Việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là đưa chuẩn kiến thức, kĩ năng vào thành phần của chương trình giáo dục phổ thông đã tạo nhiều thuận lợi cho công tác chỉ đạo dạy học, kiểm tra, đánh giá, đặc biệt là việc đổi mới phương pháp dạy học. Để khắc phục tình trạng “dạy chay, học chay”, chống đọc- chép đang còn phổ biến ở trường Trung học, làm thế nào để việc sử dụng các PHBM có hiệu quả, một số NT đã xây dựng một số quy định và giao trách nhiệm cho các thành viên như sau:
Quản lý hoạt động của phòng học bộ môn
HT phân công phó hiệu trưởng phụ trách dạy- học trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra việc sử dụng PHBM. Có kế hoạch chỉ đạo sử dụng PHBM thường xuyên, sắp xếp thời khoá biểu các môn, lớp để các tiết học các môn Tin học, Vật lý, Công nghệ, Hoá học, Sinh học… được học ở các PHBM không trùng nhau.
Cùng với Ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn có trách nhiệm lập kế hoạch, quản lý, theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc giảng dạy của giáo viên, học tập của học sinh tại các PHBM và báo cáo với lãnh đạo trường hằng tuần, tháng, học kỳ, năm học. Trong điều kiện nhà trường chỉ có một viên chức thiết bị không thực hiện đầy đủ nhiệm vụ ở các PHBM nên lãnh đạo trường giáo cho tổ chuyên môn phân công giáo viên trực từng buổi tại PHBM do tổ phụ trách.
Viên chức làm công tác thiết bị phối hợp với tổ trưởng chuyên môn lập kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch hằng tuần để hoạt động của PHBM có tần suất cao nhất.
PHBM có niêm yết nội quy, lịch hoạt động hằng tuần theo thời khoá biểu, cập nhật hồ sơ, sổ sách, mô tả sắp xếp khoa học và hệ thống các thiết bị dạy học (TBDH) theo đúng chương trình môn học.
Ngoài ra, cần có kế hoạch kiểm tra định kỳ TBDH, các yêu cầu đảm bảo kỹ thuật, an toàn sử dụng trong PHBM để duy tu, bảo dưỡng hoặc đề xuất sửa chữa, mua sắm bổ sung kịp thời. Bên cạnh đó, có kế hoạch đào tạo, tổ chức tập huấn cho giáo viên sử dụng phòng học bộ môn theo định kỳ.
Đối với viên chức phụ trách thiết bị dạy học và giáo viên phụ trách bộ môn
Cần nhận thức đúng về hiệu quả dạy học và tầm quan trọng của PHBM đối với việc đổi mới phương pháp dạy học. Trước khi đến lớp giáo viên phải chuẩn bị nội dung các tiết dạy, chuẩn bị thiết bị dạy học (TBDH). Đối với các tiết thí nghiệm thực hành giáo viên phải tiến hành thí nghiệm trước khi tổ chức lớp học.
Viên chức phụ trách thiết bị dạy học, giáo viên trực PHBM và giáo viên giảng dạy phải phối hợp chuẩn bị tốt đồ dùng dạy học, làm trước thí viên giảng dạy phải phối hợp chuẩn bị tốt đồ dùng dạy học, làm trước thí nghiệm thì khi giảng dạy chất lượng giờ dạy sẽ đạt hiệu quả.
Mỗi lớp học giáo viên cần tổ chức phân nhóm học tập, rèn luyện: phân công nhóm học sinh theo các chức vụ khác nhau sao cho em nào cũng có nhiệm vụ riêng của mình. Ví dụ 1 nhóm 5 người thì có nhóm trưởng, nhóm phó, phụ trách kỷ luật, phụ trách phát ngôn viên và phụ trách hậu cần. Mỗi tiết học giáo viên yêu cầu các nhóm trưởng, nhóm phó đến PHBM cùng giáo viên chuẩn bị tiết học, các học sinh khác chuẩn bị sách vở, dụng cụ học tập, ngồi đúng vị trí quy định.
Để học sinh học tập tốt giáo viên cần rèn luyện học sinh có ý thức, tác phong học tập trong các PHBM. Khi dạy hướng dẫn học sinh sử dụng TBHD đảm bảo kết quả, phát huy tính tích cực, tự giác tìm hiểu kiến thức bài học,
phát huy tinh thần hợp tác hỗ trợ nhóm học tập của học sinh. Sau mỗi tiết học, giáo viên hướng dẫn học sinh thu dọn, sắp xếp lại đồ dùng, dụng cụ học tập, dọn vệ sinh đảm bảo PHBM an toàn, sạch sẽ.
Một việc không thể thiếu đó là giáo viên phải tham gia học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ theo kế hoạch định kỳ của trường và sở tổ chức.
Nhà trường yêu cầu giáo viên lập kế hoạch giảng dạy trong PHBM ngay từ đầu năm, đăng kí soạn số tiết giảng có sử dụng công nghệ thông tin/học kỳ; lập kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học cho mỗi tiết học; khuyến khích giáo viên tự làm những thiết bị dạy học còn thiếu; sử dụng hợp lí hệ thống điện, máy chiếu, nước sạch.
Đối với học sinh
Để đạt được kết quả cao trước hết phải rèn luyện cho học sinh có ý thức kỷ luật.Thực hiện nghiêm túc nội quy PHBM, đảm bảo trật tự, không đùa nghịch làm hư hại tài sản.
Trước khi đến lớp có ý thức tự giác học tập, chuẩn bị đầy đủ sách vở, dụng cụ học tập theo hướng dẫn của giáo viên, các nhóm trực nhật đến sớm để phụ giúp giáo viên chuẩn bị và thu dọn sau mỗi tiết học. Trong giờ học ghi chép đầy đủ nội dung tiến trình buổi học, mạnh dạn trao đổi thảo luận nhóm về những kiến thức trong bài học. Tổ chức thí nghiệm thực hành an toàn. Khi có sự cố xảy ra phải bình tĩnh theo hướng dẫn của giáo viên.
Nhà trường có kế hoạch hoạt động của PHBM cho học sinh trước một tuần, tập luyện cho học sinh cách di chuyển đến PHBM một cách nhanh nhất. Rèn luyện cho học sinh thái độ tích cực khi học ở PHBM như chú ý các thao tác thí nghiệm, tích cực tham gia và đưa ra những thắc mắc…
Không ở môi trường học tập nào, học sinh có cơ hội hoạt động nhiều như ở PHBM, tránh được tình trạng dạy chay - học chay. Ở đây các em không chỉ được rèn luyện kĩ năng thực hành mà còn được quan sát, nhận xét, tranh
luận những vấn đề nẩy sinh trong thực tế. Chính nhờ đó, khắc phục được những thói quen xấu cho học sinh trong học tập như: thụ động, ỉ lại, tiếp thu một chiều… Hoạt động của PHBM không chỉ tác động tích cực đến học sinh về khả năng tư duy, sáng tạo mà ngay cả giáo viên cũng được “hưởng lợi” từ PHBM như trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm được nâng cao. Khi tiếp xúc với công nghệ thông tin và sử dụng thiết bị dạy học nhiều lần, chính bản thân giáo viên sẽ gắn bó với bài giảng, hứng thú với việc thiết kế bài giảng điện tử, không ngại làm thí nghiệm. Đối với thí nghiệm khó, giáo viên còn có thể dùng công nghệ thông tin để mô phỏng lại…qua đó tự bồi dưỡng được chuyên môn.
Ngoài các loại đồ dùng hiện có, nhà trường đã chỉ đạo giáo viên tổ chức dạy học theo nhóm qua đó phân công học sinh làm các đồ dùng tự tạo, các nhóm đã làm được nhiều đồ dùng có giá trị thiết thực: môn sinh học, các thí nghiệm Vật lý,…Giáo viên đã huy động học sinh sưu tầm được nhiều loại tranh ảnh, hiện vật, học sinh tham gia làm các mô hình, đắp vẽ mẫu vật để phục vụ cho bài giảng. Qua đó giáo viên có nhiều sáng kiến kinh nghiệm đạt giải thành phố, kĩ năng thực hành của các giáo viên tương đối tốt cho nên các tiết dạy ở PHBM đã mang lại niềm say sưa, hứng thú cho học sinh, chất lượng giờ dạy luôn được xếp loại giỏi.
Từ cách thực tế quản lý và sử dụng đó, các PHBM của nhà trường luôn được khai thác có hiệu quả.Giáo viên có tinh thần trách nhiệm chuẩn bị giờ dạy, học sinh có ý thức giữ gìn vệ sinh, bảo quản đồ dùng, kĩ năng sử dụng các loại đồ dùng học tập đã được nâng lên.
Tiểu kết chương 1
Như vậy, PHBM là một khái niệm khá rộng, tùy thuộc vào các định nghĩa của từng quốc gia khác nhau.Trong giới hạn nghiên cứu này tôi đề cập
tới khái niệm PHBM như là hệ thống các phòng mà ở đó đã được sắp đặt thiết bị giáo dục tương ứng với các môn học khác nhau. HS không học trong các lớp học cố định như trước nữa mà thường xuyên đổi chỗ theo các môn học và đến học tại các phòng này. Có thể nói PHBM = phòng học + phòng thí nghiệm hay phòng trang thiết bị theo từng môn học. Ở đây ta giới hạn nghiên cứu PHBM của các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ là các bộ môn thường được trang bị PHBM ở nước ta.
Với việc phân tích vai trò của PHBM, có thể thấy PHBM góp phần quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học theo tinh thần tăng tính thực hành, tăng thời lượng ứng dụng phương pháp dạy học trực quan, dạy học tác động vào các giác quan của người học, xóa bỏ thói quen “dạy chay” từ đó nâng cao được chất lượng dạy học.
Triển khai dạy học theo PHBM là một chủ trương lớn và quan trọng của ngành Giáo dục và Đào tạo. Các nhà quản lý (trong đó có HT) cần có nhận thức đầy đủ ý nghĩa của việc triển khai dạy học theo PHBM để từ đó tìm ra những giải pháp thích hợp, hữu hiệu trong việc quản lý PHBM nhằm đảm bảo chất lượng dạy học trong cơ sở giáo dục của mình.
Ở nghiên cứu trong luận văn này, tôi đề cập tới một mắt xích nhỏ trong tổng thểcủa quá trình giáo dục nhằm tạo ra chất lượng giáo dục, đó là việc GV coi PHBM là một dịch vụ do NT cung cấp góp phần hỗ trợ cho việc dạy học của họ. Việc cung cấp một dịch vụ từ TBDH hiện đại, phù hợp tới các hỗ trợ thiết yếu khác như hỗ trợ về việc tăng cường bồi dưỡng kĩ năng sử dụng PHBM hay nghiệp vụ chuyên môn trong dạy học sử dụng TBDH sẽ giúp GV có một bài giảng chất lượng, góp phần tạo ra sản phẩm giáo dục tốt, làm “khách hàng” cuối cùng là học sinh cảm thấy hài lòng.
Mô hình đo lường chất lượng dịch vụ SERVPERF được sử dụng nhằm xác định các biến đo lường phù hợp để đưa ra bảng câu hỏi thu thập các ý kiến nhận xét hay cảm nhận về chất lượng PHBM.
Các kinh nghiệm trong nước cũng là những cơ sở để các HT xem xét và nghiên cứu nhằm đưa ra những cơ sở lí luận hay những giải pháp phù hợp với tình hình kinh tế xã hội, tình hình giáo dục trong nước và tại trường mình.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ PHÒNG HỌC BỘ MÔN
TRONG ĐẢM BẢOCHẤT LƯỢNG DẠY HỌC TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN TỪ LIÊM, HÀ NỘI