Định hướng về đảm bảochất lượng dạy học sử dụngPHBM của PGD huyện Từ Liêm

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý phòng học bộ môn tại các trường trung học cơ sở huyện từ liêm, Hà Nội (Trang 83)

8. Cấu trúc của luận văn

3.1.1.Định hướng về đảm bảochất lượng dạy học sử dụngPHBM của PGD huyện Từ Liêm

PGD huyện Từ Liêm

Căn cứ vào Công văn hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2013 - 2014 các trường THCS của huyện Từ Liêm, PGD huyện Từ Liêm có những hướng dẫn chi tiết các HT trong việc triển khai và thực hiện nhiệm vụ năm học này trong đó có một số nhiệm vụ như sau:

- Đẩy mạnh việc vận dụng dạy học giải quyết vấn đề, các phương pháp thực hành trong các môn học; bảo đảm cân đối giữa việc truyền thụ kiến thức và rèn luyện kỹ năng cho học sinh; tăng cường liên hệ thực tế, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với nội dung bài học. Tăng cường tổ chức các hoạt động như: “Hội thi thí nghiệm - thực hành của học sinh”, “Hội thi tự làm và sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên”, “Ngày hội công nghệ thông tin”, … nhằm khuyến khích giáo viên và học sinh sử dụng hợp lý, khai thác tối đa tác dụng của các thiết bị dạy học, phương tiện nghe nhìn, phòng học bộ môn, thư viện trường học; tích cực triển khai hoạt động tự làm thiết bị dạy học; rèn luyện kỹ năng sử dụng ngoại ngữ; chú trọng liên hệ thực tế trong giảng dạy phù hợp với nội dung từng bài học.

- Triển khai áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” theo hướng dẫn của Bộ GDĐT tại công văn số 3535/BGDĐT-GDTrH ngày 27/5/2013; sử dụng di sản văn hóa trong dạy học theo Hướng dẫn số 73/HD-BGDĐT-BVHTTDL ngày 16/01/2013 của liên Bộ GDĐT, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch .

- Tăng cường đổi mới phương pháp dạy học thông qua công tác bồi dưỡng và dự giờ thăm lớp của giáo viên; tổ chức rút kinh nghiệm giảng dạy ở các tổ chuyên môn, hội thảo cấp trường, và hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp.

- Chú trọng tổ chức cho giáo viên nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, sáng kiến cải tiến; quan tâm xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán trong mỗi bộ môn, mỗi nhà trường.

- Triển khai thực hiện đề án "Xây dựng mô hình trường phổ thông đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục giai đoạn 2012 - 2015" kèm theo Quyết định số 4763/QĐ-BGDĐT ngày 01/11/2012của Bộ trưởng Bộ GDĐT nhằm tạo ra sự đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo hướng khoa học, hiện đại, tăng cường mối quan hệ thúc đẩy lẫn nhau giữa các hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động dạy học - giáo dục, đánh giá trong quá trình dạy học - giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục; thực hiện trung thực trong thi, kiểm tra.

- Tổ chức tốt các chuyên đề chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy học và tạo điều kiện cho giáo viên tự bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng với yêu cầu đổi mới dạy học; Chú trọng hoạt động của tổ bộ môn, đổi mới cách sinh hoạt theo hướng tập trung giúp đỡ đồng nghiệp nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá; tăng cường vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc quản lý, phối hợp giáo dục toàn diện cho học sinh; tổ chức bồi dưỡng kỹ năng công tác giáo viên chủ nhiệm lớp.

- Sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước kết hợp với các nguồn huy động hợp pháp khác từ công tác xã hội hóa giáo dục để tăng cường trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, xây dựng phòng học bộ môn, thư viện, nhà đa năng, vườn trường. Tăng cường thực hiện xã hội hóa giáo dục, vận động, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng, cải tạo cảnh quan

đạt tiêu chuẩn xanh - sạch - đẹp, an toàn theo quy định Quy định về vệ sinh trường học ban hành kèm theo Quyết định số 1221/2000/QĐ-BYT ngày

18/4/2000 của Bộ Y tế và yêu cầu của phong trào “ Xây dựng trường học

thân thiện, học sinh tích cực”; xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh thực sự để thu hút học sinh đến trường.

- Củng cố phòng thí nghiệm, thực hành, xây dựng các phòng học bộ môn theo quy định của Bộ GD&ĐT, đầu tư mua sắm, quản lý và sử dụng tốt các trang thiết bị, đồ dùng dạy học, đẩy mạnh phong trào tự làm đồ dùng dạy học.

-Tiếp tục triển khai, nâng cấp việc kết nối Internet trong các trường THCS, chú trọng việc sử dụng và khai thác các thông tin, các phần mềm dạy học... góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhân sự, quản lý chuyên môn, quản lý kết quả học tập và rèn luyện của học sinh, quản lý thư viện trường học..., đảm bảo hoạt động có hiệu quả.

Như vậy có thể thấy là, PGD huyện Từ Liêm đã có những chỉ đạo rất sâu sát và chi tiết gửi tới các HT trường THCS trong địa bàn nhằm hướng dẫn việc triển khai dạy học hiệu quả sử dụng TBDH, PHBM và có những yêu cầu trong việc bồi dưỡng nâng cao chuyên môn cho GV cũng như củng cố CSVC, PHBM trong trường. Đây chính là căn cứ để tôi đề ra những biện pháp cho HT nhằm đẩy mạnh chất lượng dạy học sử dụng PHBM.

3.1.2. Căn cứ đề xuất biện pháp

3.1.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp phải được tổ chức hợp lý sao cho tác động có tính hệ thống đến toàn bộ các thành tố của quá trình dạy học nhằm tạo ra những thay đổi tích cực và hướng đích của quá trình này.

Quá trình dạy học tồn tại như một hệ thống toàn vẹn, thống nhất biện chứng, gồm nhiều tầng bậc với các mỗi liên hệ đan xen. Các yếu tố cơ bản

của quá trình dạy học là: Mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, người dạy, người học và kết quả dạy học. Ngoài ra môi trường dạy học cũng được coi là một yếu tố nhưng là yếu tố bên ngoài.Mỗi yếu tố lại là một hệ thống độc lập tương đối.

Hoạt động dạy học theo PHBM ở trường THCS luôn gắn liền với mục tiêu dạy học bộ môn cụ thể hóa ở các cấp học và cũng nằm trong hệ thống mục tiêu dạy học chung ở cấp THCS. Hiểu rõ và nắm vững được tương quan hệ thống thì biện pháp đề xuất mới phù hợp, mới có khả năng áp dụng và hiện thực hóa trong GD & ĐT ở huyện Từ Liêm hiện nay.

3.1.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

Yêu cầu này xuất phát từ bản chất của quá trình quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường phổ thông. Trong đó, cán bộ quản lý và HT nhà trường tập trung vào việc lập KH, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học của GV, HS cùng các điều kiện phụ vụ cho hoạt động dạy học trong NT.

Đảm bảo thực hiện đồng bộ các biện pháp, tức là chúng ta đã đặt nó trong mối quan hệ thống nhất biện chứng, không thể tách rời một yếu tố nào trong hoạt động quản lý. Chỉ khi thực hiện đồng bộ các biện pháp mới phát huy được thế mạnh của từng biện pháp trong việc đảm bảo chất lượng dạy học ở trường phổ thông.

3.1.2.3 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Đề phát triển hệ thống GD & ĐT đáp ứng yêu cầu thực tiễn, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của huyện, cần xây dựng mô hình giáo dục và các hình thức dạy học ở các trường THCS phải đa dạng, phong phú, gắn với thực tiễn cuộc sống và phong trào giáo dục của địa phương.

Các biện pháp phải cụ thể hóa đường lối phương châm giáo dục của Đảng, Pháp luật của Nhà nước, các chủ trương của ngành và định hướng phát

triển của địa phương nhằm phát huy được những điểm mạnh, khắc phục hoặc hạn chế những điểm yếu, đồng thời tận dụng được cơ hội để vượt qua được những thách thức, khơi gợi được nội lực của tập thể để đảm bảo chất lượng dạy học cũng như chất lượng quản lý hoạt động dạy học.

3.1.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Các biện pháp đề xuất phải thực tiễn, phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội, giáo dục, dân số,v.v… của huyện Từ Liêm, phù hợp với các trường THCS ở các vùng miền trong huyện. Các biện pháp đề xuất phải xuất phát trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động quản lý dạy học trong các NT THCS trên địa bàn huyện thì mới có thể thực hiện được.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý phòng học bộ môn tại các trường trung học cơ sở huyện từ liêm, Hà Nội (Trang 83)