HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Một phần của tài liệu thẩm quyền của viện kiểm sát trong giai đoạn truy tố (Trang 84)

Các tòa án quân sự chỉ có thẩm quyền xét xử những vụ án mà bị cáo là:

3.2.HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Thứ nhất, thời hạn truy tố phải phù hợp, khả thi để "truy tố chính xác,

đầy đủ mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, đồng thời không làm oan người vô tội"; theo đó, không phân định thời hạn truy tố theo loại tội phạm mà quy định chung thời hạn truy tố các vụ án là 30 ngày, nếu vụ án phức tạp thì gia hạn 15 ngày hoặc 30 ngày. Bên cạnh đó dành thẩm quyền ban hành cáo trạng nên giao cho Kiểm sát viên phụ trách, nhân danh Viện kiểm sát có thẩm quyền truy tố ban hành, vừa là để tăng quyền hạn và trách nhiệm cho Kiểm sát viên, cũng là để thuận lợi cho việc rút, thay đổi cáo trạng của Kiểm sát viên tại phiên toà.

Thứ hai, bổ sung khoản 1 Điều 167 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 về

vấn đề nhân thân bị can. Nội dung cáo trạng cần súc tích, ngắn gọn và chắc chắn, chỉ nêu hành vi và tội danh truy tố, đặc điểm nhân thân của cá nhân bị can và các tình tiết khác có ý nghĩa đối với việc giải quyết đúng đắn vụ án, không viện dẫn chứng cứ, không nêu danh tính của những người thân thích của bị can để giảm thiểu sự rườm rà không cần thiết và tiết kiệm chi phí tố tụng. Nếu không được xác định một cách chính xác nhân thân bị can thì được xử lý như thế nào? Trong quá trình ra bản cáo trạng, nhân thân bị can hay chính là lý lịch tư pháp của họ là một phận quan trọng của bản cáo trạng. Không những thế nhân thân bị can còn là cơ sở để quyết định hình phạt theo nguyên tắc cá thể hóa hình phạt một nguyên tắc quan trọng của Luật hình sự. Trong trường hợp nếu không thể xác định được nhân thân bị can theo những quy định của pháp luật thì việc hoàn thành những thủ tục tố tụng sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Chúng ta có thể bổ sung đó là trong những trường hợp mà nhân thân bị can không thể xác định một cách chính xác được thì có thể áp dụng nhân thân mới nhất có thể xác định được đối với bị can.

Thứ ba, bổ sung khoản 1 Điều166 về thời hạn giao cáo trạng, quyết

3 ngày, có thể lên đến 10 ngày. Trong thực tế tiến hành các hoạt động tố tụng việc thực hiện việc giao cáo trang cho bị can trong đúng 3 ngày là một vấn đề rất khó thực hiện. Nếu một vụ án mà có đến hàng trăm bị can thì việc giao cáo trạng trong 3 ngày mỗi ngày làm 8 giờ để hoàn thành công việc này đúng như quy định pháp luật đã là một vấn đề bất khả thi.

Thứ tư, bổ sung thêm quy định cho phép Viện kiểm sát có thể tách

nhập vụ án khi thấy cần thiết trong Điều 117 Bộ luật Tố tụng hình sự. Trong trường hợp khi mà quan hệ phối hợp không tốt có dấu hiệu của việc quyền anh, quyền tôi thì nếu Cơ quan điều tra cố tình không chịu tách nhập vụ án gây cản trở hoạt động truy tố của Viện kiểm sát thì lúc đó Viện kiểm sát cần phải có công cụ để thực hiện quyền năng này. Việc bổ sung quyền này chính là phục vụ công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp với Cơ quan điều tra được toàn diện đầy đủ hơn. Thực tế đã cho thấy khi xẩy ra tình trạng

Thứ năm, bổ sung vào khoản 2 Điều 305 về trường hợp yêu cầu chỉ

định người bào chữa cho người chưa thành niên thêm trường hợp "không mời người bào chữa" để thống nhất với Điều 57. Tránh tình trạng nếu người chưa thành niên hoặc đại diện của họ không mời người bào chữa thì lúc đó theo khoản 2 Điều 305 chúng ta sẽ không thể mời được người bào chữa thay họ. Mà đối với người chưa thành niên vốn được hiểu là người chưa hoàn thiện đầy đủ về thể chất và tâm thần nên việc họ phải có người bào chữa là quy định bắt buộc của pháp luật.

Thứ sáu, bổ sung Điều 36 và Điều 169 Bộ luật Tố tụng hình sự về

quyền quyết định phục hồi vụ án trong giai đoạn truy tố cho Viện kiểm sát. Đây là điều cần thiết vì việc Bộ luật Tố tụng hình sự đã quy định cho Viện kiểm sát quyền năng được đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án nhưng lại chỉ cho họ quyền phục hồi điều tra. Vậy khi lý do để đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án không còn, vụ án được trở lại giai đoạn truy tố. Lúc này giai đoạn điều tra đã

kết thúc thì chúng ta không thể phục hồi điều tra mà phải là phục hồi vụ án. Đề đảm bảo xác định đúng vị trí của vụ án trong giai đoạn tố tụng này.

Thứ bẩy, Quy định rõ các căn cứ trả hồ sơ để điều tra bổ sung, nhất là

căn cứ: "thiếu chứng cứ quan trọng về vụ án mà Viện kiểm sát hoặc Toà án không thể bổ sung được" và căn cứ "vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hình sự". Quy định cụ thể trách nhiệm của Viện kiểm sát trong việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung và trách nhiệm của Cơ quan điều tra trong thực hiện việc điều tra bổ sung.

Thứ tám, đề nghị cơ quan có thẩm quyền có hướng dẫn thực hiện

khoản 5 Điều 93 Bộ luật Tố tụng hình sự về mức tiền hoặc tài sản phải đặt khi áp dụng biện pháp ngăn chặn đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm. Đây đang là một vấn đề chưa được giải quyết một cách chu đáo trong việc thực hiện biện pháp đặt tiền hoặc tài sản để bảo đảm. Tìm hiểu trong thực tế chúng tôi nhận thấy việc thực hiện đặt số lượng tiền bao nhiêu chủ yếu là do căn cứ vào từng vụ án cụ thể, từng con người cụ thể, từng địa phương cụ thể mà chưa có một chuẩn mực chung để áp dụng cho vấn đề này. Điều này gây nhiều khó khăn cho quá trình thực hiện biện pháp ngăn chặn này. Việc không có những quy định cụ thể về việc áp dụng mức đặt cọc đối với từng nhóm tội phạm khiến cho việc áp dụng biện pháp ngăn chặn này đôi khi gây ra sự mất công bằng.

Thứ tám, thay đổi Điều 116 Bộ luật Tố tụng hình sự theo hướng Viện

kiểm sát khi phát hiện thấy việc điều tra, truy tố không đúng thẩm quyền hoặc không đảm bảo nguyên tắc có lợi cho bị can thì có thể tự mình ra quyết định chuyển vụ án. Cơ quan điều tra chỉ có thể có văn bản đề nghị việc hoãn ra quyết định chuyển vụ án nếu có lý do chính đáng, nếu Viện kiểm sát ngang cấp không chấp thuận lý do có thể khiếu nại lên Viện kiểm sát cấp trên để giải quyết.

Thứ chín, xây dựng cơ chế khi xẩy ra tranh chấp thẩm quyền giữa các

địa phương cũng như các cơ quan tiến hành tố tụng. Tránh trường hợp để vụ án và bị can không được thụ lý tại cơ quan tiến hành tố tụng nào. Cụ thể khi xẩy

ra tranh chấp trong cùng một tỉnh thì do cấp trên trực tiếp quyết đinh, khi xẩy ra giữa các tỉnh khác nhau nếu không giải quyết thì do cấp trung ương xác định. Việc xây dựng cơ chế như vậy góp phần giải quyêt những tranh chấp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng với nhau góp phần đảm bảo việc truy tố xử lý vụ án một cách trọn vẹn và đầy đủ.

Một phần của tài liệu thẩm quyền của viện kiểm sát trong giai đoạn truy tố (Trang 84)