SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ ÁP DỤNG THẨM QUYỀN CỦA VIỆN KIỂM SÁT TRONG GIAI ĐOẠN TRUY TỐ

Một phần của tài liệu thẩm quyền của viện kiểm sát trong giai đoạn truy tố (Trang 81)

Các tòa án quân sự chỉ có thẩm quyền xét xử những vụ án mà bị cáo là:

3.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ ÁP DỤNG THẨM QUYỀN CỦA VIỆN KIỂM SÁT TRONG GIAI ĐOẠN TRUY TỐ

THẨM QUYỀN CỦA VIỆN KIỂM SÁT TRONG GIAI ĐOẠN TRUY TỐ

Thủ tục truy tố hình sự là một trong những vấn đề căn bản của tố tụng hình sự. Việc truy tố hay không truy tố bị can ra trước Toà án không những có tác động lớn đến người phạm tội, làm cho họ nhận thức rõ được mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi do mình gây ra và sự trừng phạt nghiêm minh của pháp luật mà còn ảnh hưởng tới tình hình trật tự, trị an của xã hội. Khi quyết định truy tố, cơ quan Công tố phải cân nhắc nhiều mặt, bảo đảm truy tố chính xác, nhanh chóng, kịp thời, đúng pháp luật và hiệu quả. Hiện nay, khi bàn về hoàn thiện thủ tục truy tố trong Bộ luật Tố tụng hình sự, người ta thường đề cập đến thẩm quyền truy tố của Viện kiểm sát.

Quyền công tố là quyền của Nhà nước, do đó, nguyên tắc truy tố không phụ thuộc vào việc nạn nhân có muốn truy tố hay không. Khi nhận được kết quả điều tra, Viện kiểm sát phải quyết định có đưa vụ án ra toà hay không. Để ra quyết định truy tố, Viện kiểm sát phải đánh giá đầy đủ các căn cứ để xem xét khả năng bị cáo có thể bị kết tội hay không. Quá trình điều tra có thể có những thiếu sót về chứng cứ, về áp dụng pháp luật hoặc có căn cứ khác dẫn đến việc không thể truy tố tội phạm. Khi quyết định truy tố hoặc không truy tố, cả lợi ích chung và lợi ích cá nhân người phạm tội đều phải được cân nhắc để không ảnh hưởng đến nguyên tắc hợp pháp và bảo đảm sự cân bằng giữa lợi ích chung và lợi ích cá nhân.

Để mở một phiên toà xét xử cần có một bản cáo trạng, quyết định đưa vụ án ra toà, trong đó xác định tội danh bị cáo và mức độ phạm tội của bị cáo.

Theo quy định hiện hành, nội dung cáo trạng gồm các vấn đề sau: Phải ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm xảy ra tội phạm; thủ đoạn, mục đích, động cơ phạm tội, hậu quả của tội phạm và những tình tiết quan trọng khác; những chứng cứ xác định tội trạng của bị can, những tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; nhân thân của bị can và mọi tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án. Phần kết luận của bản cáo trạng ghi rõ tội danh và điều khoản của Bộ luật Hình sự được áp dụng. Như vậy, bản cáo trạng trong pháp luật tố tụng hình sự nước ta không chỉ nêu hành vi phạm tội, đặc điểm nhân thân bị can mà còn viện dẫn các chứng cứ xác định tội trạng, đã làm cho cáo trạng vừa thiếu chắc chắn, vừa dài, gây tốn kém chi phí không cần thiết (vì có những chứng cứ chỉ tại Toà án mới được khẳng định). Kinh nghiệm pháp luật nước ngoài cho thấy, nhìn chung nội dung cáo trạng truy tố bị can ra toà thường ngắn gọn, chỉ nêu họ tên bị can hoặc các bị can, hành vi phạm tội bị truy tố (tội danh), thời gian, địa điểm thực hiện tội phạm, hậu quả của tội phạm, lai lịch bị can và các tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án, điều khoản truy tố. Nội dung cáo trạng không viện dẫn chứng cứ chứng minh tội phạm. Đối với các vụ án áp dụng thủ tục rút gọn thì chỉ ra thông báo hoặc quyết định truy tố nêu rõ họ tên bị can, hành vi phạm tội và điều, khoản áp dụng của Bộ luật Hình sự.

Thực tiễn thi hành các quy định về thủ tục truy tố trong Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành cho thấy còn có những quy định thiếu cụ thể, không khả thi, rườm rà, làm kéo dài việc giải quyết vụ án. Có những trường hợp về thực chất là miễn truy tố nhưng do luật không quy định, dẫn đến thực tiễn thường vận dụng căn cứ miễn trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 25 của Bộ luật Hình sự, trong khi Điều luật này chỉ quy định chung là "do chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội hoặc người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa" là chưa phù hợp. Thời hạn truy tố chủ yếu căn cứ vào sự phân loại tội phạm là chưa phù hợp với thực tiễn. Có những vụ án thuộc loại tội ít nghiêm trọng nhưng tính chất vụ án rất phức tạp (vụ án tội gây rối trật tự

công cộng, cố ý gây thương tích vào ban đêm, có nhiều bị can tham gia), không có nhân chứng trực tiếp, vật chứng không thu hồi được. Việc đánh giá chứng cứ, xác định vị trí vai trò của từng bị can trong những vụ án thường dựa vào những chứng cứ gián tiếp, dựa vào niềm tin nội tâm. Do tính chất phức tạp như vậy, thời gian luật định thường không đủ để hoàn thành cáo trạng truy tố. Ngược lại, có những vụ án tuy thuộc loại tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng nhưng phạm tội quả tang (giết người, cướp tài sản) chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng, hoàn toàn có thể kết thúc việc truy tố sớm hơn nhiều so với thời hạn luật định. Thời hạn 3 ngày để hoàn thành thủ tục truy tố trong những vụ án rút gọn cũng là quá ngắn, khó thực hiện, nhất là trong những trường hợp bị can tại ngoại. Điều đó giải thích tại sao, tỷ lệ án do Toà án trả hồ sơ để điều tra bổ sung còn nhiều và vì sao các địa phương ngại áp dụng thủ tục rút gọn.

Nội dung bản cáo trạng theo quy định hiện hành Điều 167 Bộ luật Tố tụng hình sự còn rườm rà do phải mô tả nội dung hành vi phạm tội, viện dẫn chứng cứ, nhân thân bị can mà trong đó nêu cả tên, tuổi những người thân thích của bị can (bố mẹ, anh em ruột, vợ, các con) là không cần thiết, gây phản cảm. Trong thời hạn ba ngày, Viện kiểm sát phải giao cáo trạng cho bị can (khoản 1 Điều 166 của Bộ luật Tố tụng hình sự) là không khả thi, quá ngắn đối với những trường hợp vụ án có nhiều bị can tại ngoại, bị can tạm giam ở nơi xa. Nhiều địa phương và trong hầu hết các vụ án thường vi phạm thời hạn luật định về giao nhận cáo trạng.

Quy định trong trường hợp vụ án không thuộc thẩm quyền truy tố của cấp mình, Viện kiểm sát phải ra ngay quyết định chuyển vụ án cho Viện kiểm sát có thẩm quyền tại khoản 4, Điều 166 của Bộ luật Tố tụng hình sự, nhưng luật không quy định thời hạn truy tố cho Viện kiểm sát khác có thẩm quyền truy tố, đã hạn chế việc nghiên cứu hồ sơ, củng cố chứng cứ hồ sơ vụ án, dẫn đến số vụ án phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung còn nhiều.

Một phần của tài liệu thẩm quyền của viện kiểm sát trong giai đoạn truy tố (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)