THẨM QUYỀN CỦA VIỆN KIỂM SÁT CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚ

Một phần của tài liệu thẩm quyền của viện kiểm sát trong giai đoạn truy tố (Trang 43 - 46)

THẾ GIỚI

1.5.1. Thẩm quyền của Viện công tố Pháp

Ở Pháp, cơ quan Công tố có địa vị của một cơ quan tư pháp, là một nước theo mô hình tố tụng thẩm vấn thuần túy, cơ quan Công tố nước này được tổ chức tương ứng với cấp Tòa án cụ thể: Tại Tòa án tối cao (tòa phá án) có Công tố trưởng chịu trách nhiệm trình bày quan điểm trước Tòa án về việc áp dụng pháp luật đối với các vụ án liên quan; Tại 33 Tòa phúc thẩm có 33 Viện công tố tổ chức theo cấp vùng chịu trách nhiệm truy tố đối với các vụ án hình sự theo thẩm quyền; Tại 186 Tòa án sơ thẩm cũng có sự hiện diện của 186 Viện công tố chịu trách nhiệm truy tố đối với các tội phạm theo thẩm quyền. Cách thức tổ chức của Viện công tố bên cạnh Tòa án có ánh hưởng lớn đến việc tổ chức và hoạt động điều tra của Viện công tố Pháp. Công tố viên Pháp đồng thời cũng đóng vai trò trung tâm trong quá trình điều tra, truy tố. Tuy nhiên, vị trí của Công tố viên còn phụ thuộc vào việc Công tố viên có chia sẻ vai tro với Thẩm phán điều tra hay không.

Về mặt lý thuyết, Công tố viên Pháp được giao quyền khởi động và tiến hành quá trình điều tra tiền xét xử. Mặc dù, luật quy định Công tố viên "tiến hành" hoạt động điều tra như vậy nhưng trên thực tế Công tố viên Pháp cũng thường giao quyền hạn này cho Cảnh sát tư pháp. Việc giao cho chủ thể khác thực hiện thẩm quyền điều tra dựa trên mối quan hệ khăng khít giữa Công tố viên với Cảnh sát tư pháp hay Thẩm phán điều tra. Vì lý do này, Cơ quan Công tố Cộng hòa Pháp không tổ chức Cơ quan điều tra trong hệ thống của mình. Tuy nhiên, Công tố viên Pháp cũng có thể tự mình tiến hành một số hoạt động điều tra theo tố tụng như gọi hỏi nhân chứng và thu thập chứng cứ khác.

Nhìn chung, Công tố viên khởi xướng việc điều tra ban đầu và nếu cần thiết yêu cầu Thẩm phán điều tra tiến hành một cuộc điều tra tư pháp đầy đủ. Nhưng khi việc điều tra được dẫn dắt bởi một thẩm phán điều tra, Công tố

viên đóng vai trò là người giám sắt, xác định phạm vi của tội phạm đề Thẩm phán xử lý. Khi đó, giống như Luật sư bào chữa, Công tố viên có quyền đưa ra yêu cầu điều tra bổ sung. Điều này khác biệt với tố tụng hình sự Việt Nam, khi mà vai trò của việc khởi xướng điều tra ban đầu thường là vai trò của các cơ quan điều tra. Viện kiểm sát chỉ đóng vai trò là cơ quan thực hành quyền công tố trong vụ án và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong quá trình tố tụng. Trong khi các Công tố viên Pháp nếu thấy cần thiết được trực tiếp khởi xướng quá trình điều tra và trực tiếp định hướng các hoạt động điều tra đến khi đủ tài liệu để truy tố một con người ra trước Tòa án.

Ở Pháp, Cảnh sát tư pháp được chỉ đạo bởi Công tố viên, được giám sát bởi Viện trưởng Viện công tố và kiểm soát bởi Phòng điều tra. Sự gắn kết hết sức chặt chẽ giữa hai chủ thể này thể hiện rõ nét qua các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự Pháp, thể hiện vai trò chỉ đạo của cơ quan Công tố đối với hoạt động điều tra của Cảnh sát, đảm bảo cho hoạt động điều tra được tiền hành một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ. Trong phạm vi theo thẩm quyền địa hạt của mỗi Tòa án, Cảnh sát tư pháp được đặt dưới sự giám sát của Công tố viên. Công tố viện kiểm soát Cảnh sát tư pháp theo ba cách là: Giám sát và kiểm tra việc điều tra, phụ trách sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan lựa chọn cơ quan nào sẽ chịu trách nhiệm việc điều tra.

1.5.2. Thẩm quyền của Viện công tố Đức

Cơ quan Công tố Cộng hòa liên bang Đức được xác định: Điều tra các tội phạm hình sự; khởi tố vụ án hình sự khi có căn cứ nghi ngờ đầy đủ; đại diện cho nhà nước tại phiên tòa và thi hành bản án của Tòa hình sự.

Ở Đức các Công tố viên được xem là các nhân tố bảo đảm cho tính độc lập và khách quan của các cơ quan tư pháp. Tương tự như luật Tố tụng hình sự Việt Nam, Cơ quan Công tố Cộng hòa Liên bang Đức bị rằng buộc theo nguyên tắc truy tố bắt buộc. Theo quy định Bộ luật Tố tụng hình sự thì cơ quan Công tố có nhiệm vụ khởi xướng việc điều tra ngay khi nghi ngờ

rằng, một tội phạm hình sự đã được thực hiện. Trước năm 1975, vẫn còn tồn tại mô hình Thẩm phán điều tra tiền xét xử, nhưng dần dần văn phòng thẩm phán điều tra bị xóa bỏ, và từ đó đến nay, về mặt lý thuyết, trách nhiệm điều tra tiền xét xử thuộc về Công tố viên.

Bộ luật Tố tụng hình sự quy định cho phép Công tố viên tự thực hiện các hoạt động điều tra hay có thể yêu cầu Cảnh sát thực hiện. Cảnh sát có nghĩa vụ phải thực hiện các yêu cầu này. Tuy Luật quy định thẩm quyền điều tra đầy đủ cho Công tố viên nhưng trên thực tế chỉ có khoảng từ 1% - 5% các vụ án, phần lớn liên quan đến các trọng tội được tiến hành bởi cơ quan Công tố.

Mặc dù có chức năng điều tra theo luật định nhưng cơ quan Công tố Đức không tổ chức bộ phận điều tra độc lập mà thẩm quyền điều tra theo tố tụng do các Công tố viên thực hiện theo các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Thậm chí Công tố viên có thể yêu cầu Thẩm phán lấy lời khai nhân chứng hay thực hiện kiểm chứng chứng cứ cho mình mà không có sự tuy nghi trong việc thực hiện nếu nhưng việc đó là hợp pháp.

Như vậy, có thấy vai trò mạnh mẽ của Công tố viên Đức trong suốt giai đoạn điều tra theo tố tụng mặc dù không tổ chức Cơ quan điều tra trực thuộc Viện công tô. Chỉ những biện pháp nhất định liên quan đến việc xâm phạm quyền được bảo vệ của cá nhân như khám xét, thu giữ hay các biện pháp thám sát thì Công tố viên mới cần xin lệnh từ Thẩm phán. Bất kể vai trò quan trọng trong giai đoạn điều tra của Cảnh sát, văn phòng Công tố vẫn chịu trách nhiệm cao đối với hoạt động điều tra và Công tố viên là người cuối cùng phải quyết định truy tố hay không đối với một tội phạm. Do đó, Công tố viên có thể đưa ra các yêu cầu chung cho Cảnh sát về một vụ án có thể được giải quyết như thế nào và có thể khu trú khu vực cho ưu tiên điều tra (trong giới hạn xác định bởi người tắt bắt buộc truy tố). Công tố viên có quyền yêu cầu Cảnh sát thực hiện một số hoạt động điều tra.

Chương 2

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC THI THẨM QUYỀN CỦA VIỆN KIỂM SÁT TRONG GIAI ĐOẠN TRUY TỐ

Một phần của tài liệu thẩm quyền của viện kiểm sát trong giai đoạn truy tố (Trang 43 - 46)