HẠN CHẾ, VƯƠNG MẮC TRONG VIỆC THỰC THI THẨM QUYỀN CỦA VIỆN KIỂM SÁT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN TRUY TỐ

Một phần của tài liệu thẩm quyền của viện kiểm sát trong giai đoạn truy tố (Trang 71)

Các tòa án quân sự chỉ có thẩm quyền xét xử những vụ án mà bị cáo là:

2.3.HẠN CHẾ, VƯƠNG MẮC TRONG VIỆC THỰC THI THẨM QUYỀN CỦA VIỆN KIỂM SÁT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN TRUY TỐ

VIỆN KIỂM SÁT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN TRUY TỐ

2.3.1. Những hạn chế khi xác định phạm vi của thẩm quyền

Khi phát hiện thấy dấu hiệu phạm vi truy tố không thuộc thẩm quyền của cấp mình trong giai đoạn điều tra theo Điều 116 Bộ luật Tố tụng hình sự, Cơ quan điều tra phải ban hành văn bản đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp ra Quyết định chuyển vụ án đề điều tra theo thẩm quyền. Nhưng khi Viện kiểm sát phát hiện việc điều tra không đúng thẩm quyền thì chỉ có thể yêu cầu Cơ quan điều tra ban hành văn đề nghị Viện kiểm sát ra quyết định chuyển vụ án để điều tra theo thẩm quyền. Việc quy định như vậy sẽ gây ra khó khăn trong việc đảm bảo đúng thẩm quyền điều tra, truy tố và xét xử. Như việc Cơ quan điều tra chậm trễ ban hành văn đề nghị vì chưa muốn chuyển vụ án đến cơ quan truy tố có thẩm quyền vì bị can đó vẫn còn liên quan đến hoạt động khác của Cơ quan điều tra. Thậm chí có trường hợp, Cơ quan điều tra không ban hành văn bản đề nghị chuyển vụ án vì họ cho rằng việc chuyển vụ án là không cần thiết và tiếp tục điều tra dẫn tới trường hợp bị can phải chịu hai bản án đối với cùng một loại tội. Lúc này, Viện kiểm sát không thể tự mình ra quyết định

chuyển vụ án mà chỉ ban hành văn bản yêu cầu Cơ quan điều tra ban hành văn bản đề nghị chuyển, sau đó có văn bản kiến nghị sau. Quy định như vậy gần như là hạn chế hoàn toàn quyền quyết định của Viện kiểm sát đối với việc chuyển án mà gần như giao quyền quyết định về mặt bản chất cho Cơ quan điều tra.

Đối với trường hợp các vụ án chuyển đi theo quyết định của Viện kiểm sát nhưng Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát nơi tiếp nhận không chịu tiếp nhận vì lý do nhận thức không thuộc thẩm quyền của minh. Lúc này sẽ gây ra tình trạng vụ án và bị can không biết đang ở đâu thụ lý. Chính vì thiếu quy định về việc trong việc phân giải vấn đề này khiến cho không ít vụ án mà khi điều tra viên chuyển hồ sơ và bị can đến địa phương hoặc cơ quan tố tụng có trách nhiệm phải tiếp nhận gây khó dễ không chịu tiếp nhận. Thực tế đã xảy ra tại Viện kiểm sát thành phố Hạ Long, khi phát hiện thấy bị can trong vụ án Lam Xuân T phạm tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" do Cơ quan điều tra Công an thành phố Hạ Long khởi tố còn phạm tội tại tỉnh X với hai tội lừa đảo và lạm dụng với mức độ nặng hơn. Cơ quan cảnh sát điều tra đã đề nghị Viện kiểm sát Hạ Long chuyển vụ án, ngoài ra đã có văn bản đồng ý tiếp nhận của Cơ quan điều tra tỉnh X. Do chuyển vụ án ra tỉnh khác thuộc thẩm quyền Viện kiểm sát cấp tỉnh nên Viện kiểm sát thành phố Hạ Long báo cáo và được Viện kiểm sát tỉnh Quảng Ninh chấp nhận ban hành quyết định chuyển vụ án và bị can vụ án trên để nhập với vụ án hiện đang được điều tra tại tỉnh X. Tuy nhiên khi tiến hành bàn giao hồ sơ và bị can, Cơ quan điều tra tỉnh X khi nghiên cứu hồ sơ cho rằng hành vi phạm tội của bị can này là không đúng tội danh. Cơ quan điều tra tỉnh X cho rằng họ không khởi tố nên không có quyền thay đổi nên đã từ chối nhận vụ án và bị can, khiến cho Cơ quan điều tra thành phố Hạ Long rất khó khăn. Kết quả, Viện kiểm sát tỉnh Quảng Ninh phải trao đối với Viện kiểm sát tỉnh X đề nghị phải tiếp nhận vì lý do Cơ quan điều tra tỉnh X đưa ra là không có căn cứ vì việc thay đổi tội danh theo Bộ luật Tố tụng hình sự Cơ quan điều tra tỉnh X hoàn toàn đầy đủ

thẩm quyền. Qua vụ án này cho thấy việc gây khó dễ giữa các Cơ quan điều tra với nhau khi chưa có một chế tài phán xét là rất nguy hiểm làm ảnh hưởng đến vận mệnh pháp lý của bị can.

2.3.2. Những hạn chế trong việc thực hành quyền Công tố

a. Những hạn chế vướng mắc của Viện kiểm sát đối với các quyết

định tố tụng trong hoạt động điều tra. Trong giai đoạn điều tra của Cơ quan điều tra, Bộ luật Tố tụng hình sự đã trao cho Viện kiểm sát rất nhiều quyên năng để Viện kiểm sát có thể ban hành các quyết định đối với vụ án. Tuy nhiên vẫn còn một số hoạt động tố tụng luật chưa quy định cho Viện kiểm sát như luật không cho phép Viện kiểm sát nhập hoặc tách vụ án mà chỉ dành quyền cho cơ quan điều tra. Dẫn đến khó khăn trong việc kiểm sát điều tra, khi phát hiện thêm tội phạm mới việc tách nhập vụ án có thể thuận lợi cho công tác điều tra tuy nhiên sẽ gây nhiều khó khăn cho hoạt động truy tố. Ví dụ nếu một người tên A phạm tội "Cướp tài sản" với nhiều đồng phạm gần hoàn tất việc điều tra thì phát hiện A có dấu hiệu phạm thêm tội "Trộm cắp tài sản" với các đồng phạm mới, không liên quan gì đến vụ án cướp tài sản. Về cơ bản hành vi của A trong hai sự việc phạm tội không liên quan đến nhau thuộc hai vụ án độc lập. Việc điều tra vụ " Trộm cắp tài sản" của A cùng đồng bọn sẽ cần những hoạt động mới đối với hành vi "Trộm cắp tài sản" của A cùng đồng bọn. Cơ quan điều tra không tách vụ án để Viện kiểm sát truy tố A trong vụ "Cướp tài sản" mà tiếp tục kéo dài thời gian điều tra để điều tra vụ "Trộm cắp tài sản". Vì vậy, Viện kiểm sát không có công cụ để ra quyết định tách vụ án trong trường hợp này dẫn tới kéo dài trong hoạt động truy tố cũng như không đảm bảo được quyền lời của các bị can đồng phạm khác với A trong vụ "Cướp tài sản".

Ngoài ra, nhiều điều luật quy định cụ thể nhiệm vụ của Cơ quan điều tra trong Bộ luật Tố tụng hình sự đồng thời cũng quy định Viện kiểm sát có thể thực hiện nhiều hoạt động điều tra như: hỏi cung bị can theo Điều 131,

triệu tập hoặc lấy lời khai người làm chứng theo Điều 133 và 135 hoặc cho tiến hành đối chất theo Điều 138... tất cả những quyền năng này Viện kiểm sát đều có thể thực hiện mà chỉ cần thông báo cho Cơ quan điều tra biết. Nhưng nhà làm luật đã cho vào một yếu tố đó là khi nào thấy cần thiết mới thực hiện. Vậy thấy cần thiết là như thế nào? Đây là một vấn đề rất khó mà với phạm vi những quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự thì chưa thể giải quyết hết được. Trong thực tế, khi thực hiện những thẩm quyền này thường có sự phản ứng của Cơ quan điều tra vì họ cho rằng những hoạt động của họ là đã đầy đủ và viện dẫn việc Viện kiểm sát tham gia có thể không đảm bảo yếu tố bí mật cũng như nghiệp vụ điều tra của Cơ quan điều tra. Do đó, để chứng mình được thế nào là cần thiết lúc này lại phụ thuộc vào khả năng của mỗi kiểm sát viên mà không có một căn cứ rõ ràng nào.

b. Những hạn chế vướng mắc trong việc ra quyết định trong giai đoạn quyết định việc truy tố cụ thể với từng loại quyết định như sau:

- Về nội dung bản cáo trạng (Điều167 Bộ luật Tố tụng hình sự): Quy định phải nêu về phần nhân thân của bị can, nhân thân có thể hiểu là lý lịch tư pháp của bị can. Theo giáo trình Luật hình sự của Đại học Luật Hà Nội thì nhân thân người phạm tội được hiểu là: "Tổng hợp những đặc điểm riêng biệt của người phạm tội có ý nghĩa đối với việc giải quyết đúng đắn vấn đề TNHS của họ".Việc xác định nhân thân của bị can là điều cần thiết để phục vụ cho việc thực hiện nguyên tắc cá thể hóa hình phạt. Trong thực tế đã có những bị can trong suốt quá trình điều tra không thể xác định được nhân thân của bị can đó gây khó khăn cho việc truy tố của Viện kiểm sát. Luật tố tụng hình sự không quy định về trường hợp nếu không xác định được nhân thân bị can thì giải quyết thế nào vì vậy việc ra cáo trạng gặp khó khăn. Vướng mắc này trên thực tế hiện dẫn đến hai quan điểm áp dụng khác nhau: quan điểm thứ nhất thì cho rằng cần trả hồ sơ để điều tra bổ sung; quan điểm thứ hai thì cho rằng nên áp dụng nhân thân mới nhất của bị can có thể xác định được. Chúng tôi nhất

trí với quan điểm thứ hai đó là nên áp dụng nhân thân mới nhất của bị can vì nếu có trả hồ sơ thì cũng không thể xác định được vì vậy mà tiến hành trả hồ sơ chỉ làm kéo dài thêm quá trình tố tụng gây bất lợi cho bị can.

- Về vấn đề lựa chọn người bào chữa: Mâu thuẫn giữa Điều 57 với Điều 305 của Bộ luật Tố tụng hình sự. Tại Điều 305 chỉ quy định cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu chỉ định người bào chữa cho người chưa thành niên trong trường hợp họ hoặc người đại diện hợp pháp của họ "không lựa chọn được người bào chữa" trong khi đó cũng về vấn đề này tại Điều 57 lại quy định trong trường hợp họ hoặc người đại diện hợp pháp của họ "không mời người bào chữa". Có những trường hợp trong giai đoạn truy tố bị can bị cáo là người chưa thành niên hoặc người đại diện hợp pháp của họ không mời người bào chữa dẫn đến rất khó khăn cho việc Viện kiểm sát áp dụng điều luật nào để yêu cầu chỉ định người bào chữa cho họ. Trong khi đó, nếu không có người bào chữa theo đúng quy định của luật thì trường hợp này Viện kiểm sát không thể ban hành cáo trạng được.

- Về thời hạn giao bản cáo trạng, quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án cho bị can Điều 166 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003. Trong vòng 3 ngày, việc triệu tập giao cáo trạng của Viện kiểm sát Quảng Ninh cho một bị can có nơi cư trú tại tỉnh Cà Mau là không thực tế do khoảng cách địa lý và thực trạng giao thông. Nếu bị can đến chậm sau 3 ngày, việc giao cáo trạng vi phạm Điều 166, đây là trường hợp bất khả kháng. Dẫn đến kiểm sát viên buộc phải để trống phần ngày tháng trong cáo trạng. Khi giao được cho bị can mới điền ngày tháng. Hậu quả trong các trường hợp này việc ban hành cáo trạng tính theo ngày luôn bị chậm, ảnh hưởng đến tiến độ giải quyết vụ án.

- Về việc ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung theo Điều168 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003. Trong thực tế nhận thức pháp luật của những người tiến hành tố tụng nhiều khi không thống nhất. Từ đó dẫn đến việc có những quyết định trả hồ sơ của Viện kiểm sát gây tranh cãi về mặt căn cứ

giữa cơ quan điều tra và Viện kiểm sát đã trả hồ sơ. Trong thực tiễn thì hành có đã có tình huống Viện kiểm sát trả hồ sơ yêu cầu khởi tố thêm bị can vì đã phạm tội không tố giác tội phạm trong vụ án trộm cắp, nhưng cơ quan điều tra đã đề nghị miễn trách nhiệm hình sự cho người này theo khoản 2 Điều 25 Bộ luật hình sự. Điều này cho thấy trong thực tiễn việc nhận thức pháp luật của những người tiến hành tố tụng còn không thống nhất dẫn đến mâu thuẫn. Mặt khác Điều 25 Bộ luật hình sự có tính mở rộng cao dẫn đến việc áp dụng vào các trường hợp cụ thể rất dễ xẩy ra những nhận thức khác nhau về tiêu chuẩn và đối tượng được áp dụng.

- Về việc ra quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án của Viện kiểm sát trong giai đoạn quyết định việc truy tố, khi các căn cứ để đình chỉ hoặc tạm đình chỉ không còn, việc phục hồi vụ án để tiếp tục truy tố là cần thiết và bắt buộc. Trong giai đoạn truy tố Bộ luật Tố tụng hình sự chưa đưa ra một cơ sơ pháp lý cụ thể để phục vụ cho việc Viện kiểm sát phục hồi vụ án hoặc vụ án đối với bị can trong giai đoạn này. Tại Điều 36 Bộ luật Tố tụng hình sự không quy định quyền phục hồi vụ án cho Viện kiểm sát, tại Điều 169 Bộ luật Tố tụng hình sự không đề cập đến việc phục hồi vụ án. Như vậy, cả căn cứ pháp lý cũng như biện pháp thực hiện Bộ luật Tố tụng hình sự hiện tại đều không quy định cho Viện kiểm sát có quyền này. Thực tế thì không cơ quan nào có thể ban hành quyết định phục hồi vụ án trong giai đoạn truy tố thay cho Viện kiểm sát. Ví dụ: bị can bỏ trốn trong giai đoạn truy tố, Viện kiểm sát tạm đình chỉ vụ án đối với bị can, tiến hành truy nã bị can. Một thời gian sau cơ quan công an bắt được bị can. Trường hợp này trách nhiệm phục hồi vụ án do Viện kiểm sát, nhưng thiếu căn cứ điều luật để ban hành quyết định phục hồi. Trong trường hợp này Bộ luật Tố tụng hình sự đã quy định thiếu căn cứ pháp lý cho hoạt động phục hồi vụ án của Viện kiểm sát.

- Những hạn chế vướng mắc trong việc ra quyết định áp dụng hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn: Có những vấn đề quy định không rõ ràng dẫn đến quá trình thực hiện gây lúng túng thậm chí dẫn đến việc áp dụng tùy tiện

dẫn đến không thống nhất giữa những cơ quan tiến hành tố tụng ở những địa phương khác nhau. Tại Điều 93 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định về đặt tiền có giá trị để bảo đảm không quy định cụ thể mức tiền hoặc tài sản phải đặt, hoặc không quy định về giá trị thấp nhất phải đặt dẫn đến cũng một hành vi phạm tội tương tự nhau có những địa phương quy định mức tiền hoặc tài sản cao hơn hoặc thấp hơn địa phương khác. Điều này gây khó khăn lúng túng cho Viện kiểm sát khi quyết định áp dụng hoặc dùng biện pháp này để thay thế cho biện pháp ngăn chặn khác. Trong một số trường hợp do không kịp thời áp dụng biện pháp ngăn chặn dẫn tới bị can bỏ trốn phải tạm đình chỉ vụ án.

2.3.3. Những hạn chế trong công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật

Về cơ bản việc giám sát đối với các hoạt động điều tra đảm bảo đúng quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự tuy nhiên vẫn còn một số khó khăn khi triển khai công tác này như:

Cơ quan điều tra khi thu thập được các tài liệu mới thường không chuyển ngay cho Viện kiểm sát để kiểm sát mà đợi khi nào Kiểm sát viên yêu cầu thì mới cung cấp đôi lúc còn cung cấp thiếu tài liệu dù rằng đã thu thập được từ đầu. Đến khi Viện kiểm sát thúc ép thì mới đưa ra khiến cho việc kiểm sát tuân theo pháp luật không kịp thời và cũng hạn chế việc định hướng của hoạt động điều tra. Tiêu biếu chính là trong các vụ án không có đối tượng, khi tạm đình chỉ điều tra, Viện kiểm sát yêu cầu chuyển hồ sơ để thực hiện việc kiểm sát tuân theo pháp luật thì Cơ quan điều tra có trường hợp không chấp hành vì không có căn cứ phải chuyển toàn bộ hồ sơ. Điều này dẫn tới việc kiểm sát các tài liệu mới được thu thập trong vụ án không được toàn vẹn. Nên khi có căn cứ xác định một người là tội phạm của vụ án thì việc điều tra sẽ gặp nhiều khó khăn hơn do trước đó hoạt động điều tra không được kiểm sát đầy đủ để bổ xung từ giai đoạn điều tra ban đầu.

Một phần của tài liệu thẩm quyền của viện kiểm sát trong giai đoạn truy tố (Trang 71)