QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THẨM QUYỀN CỦA VIỆN KIỂM SÁT GIAI ĐOẠN TRUY TỐ

Một phần của tài liệu thẩm quyền của viện kiểm sát trong giai đoạn truy tố (Trang 46)

SÁT GIAI ĐOẠN TRUY TỐ

2.1.1 Giai đoạn trước năm 2003

Trong lịch sử tố tụng hình sự Việt Nam chúng ta mới có hai Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988 và 2003, trước thời gian này nước ta chủ yếu trong giai đoạn chiến tranh và thời kì bao cấp sau chiến tranh. Các quy định về tố tụng hình sự chủ yếu dựa trên các sắc lệnh và các pháp lệnh được ban hành một cách riêng rẽ, chưa đầy đủ và thống nhất do hoàn cảnh đất nước chia cắt và gặp nhiều khó khăn. Do đó những quy định về thẩm quyền của Viện kiểm sát nói chung và trong giai đoạn truy tố nói riêng cũng không nằm ngoài sự phát triển này.

Trong giai đoạn đầu khi giành độc lập năm 1945, lúc này chưa có Viện kiểm sát mà chỉ có Thẩm phán thực hành quyền công tố ở cả hai khu vực tòa quân sự và tòa án nhân dân. Nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật tố tụng hình sự thời kỳ này cho thấy, số lượng văn bản được ban hành tương đối lớn, với nội dung ngày càng phong phú, mang tính chất thời chiến, đáp ứng kịp thời các yêu cầu điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Trong thời kỳ này, đã có một số tiến bộ đáng kể về mặt kỹ thuật lập pháp tố tụng hình sự: chế định các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng và các chế định về thi hành án hình sự đã được xây dựng tương đối chặt chẽ, đầy đủ, thể hiện bản chất tốt đẹp của chính quyền nhân dân.

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, miền Bắc hoàn toàn được giải phóng, miền Nam tạm thời bị đế quốc Mỹ tay

sai thống trị. Lúc này pháp luật hai miền có sự khác biệt rõ rệt. Trong phạm vi nghiên cứu chúng ta xem xét pháp luật tại miền Bắc trong thời gian này đánh dấu một bước tiến lớn. Ngày 26/7/1960, Viện kiểm sát đã được thành lập tách biệt giữa thẩm quyền truy tố và thẩm quyền xét xử tạo nên một hệ thống cơ quan mới độc lập chuyên biệt thực hiện chức năng thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự. Trong Bản hướng dẫn về trình tự tố tụng sơ thẩm về hình sự kèm theo Thông tư số 16-TATC ngày 27/9/1974 của Tòa án nhân dân tối cao, đã đưa ra định nghĩa pháp lý của khái niệm bị cáo: Bị cáo là người bị truy cứu trách nhiệm hình sự trước Tòa án nhân dân. Trong giai đoạn xét xử, Tòa án nhân dân chỉ được đưa một người ra xét xử với tư cách là bị cáo, nếu Viện kiểm sát nhân dân đã truy tố người đó trước Tòa án nhân dân; nếu Viện Kiểm sát không truy tố thì Tòa án nhân dân không được xét xử một người với tư cách là bị cáo, trừ những người mà Tòa án nhân dân xét xử về những việc hình sự nhỏ. Điều này cho thấy đã có sự giới hạn thầm quyền xét xử của Tòa án, nâng cao vai trò truy tố của Viện kiểm sát.

Trong giai đoạn này bắt đầu hình thành nên những quy định cụ thể về thẩm quyền của Viện kiểm sát từ giai đoạn điều tra đến giai đoạn truy tố một cách cụ thể hơn như việc phê chuẩn bắt khẩn cấp, phê chuẩn lệnh tạm giam... tuy nhiên mới ở mức độ giản đơn chưa thực sự chi tiết cụ thể và vai trò của Viện kiểm sát trong giai đoạn truy tố chưa thực sự được thật sự quan tâm.

Sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng vào năm 1975, đất nước bước vào thời kì hòa bình để phát triển xây dựng đất nước. Để thích nghi với tình hình mới buộc phải cho ra đời hàng loạt các quy định về pháp luật nói chung và lĩnh vực tố tụng hình sự nói riêng. Trong đó đối với Viện kiểm sát đã được đặt ra những nguyên tắc cốt lõi đó: Viện kiểm sát nhân dân làm nhiệm vụ của mình một cách độc lập. Nguyên tắc này được quy định tại Điều 18 Sắc luật số 01-SL-76: Ngành kiểm sát là một hệ thống thống nhất, Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự chỉ đạo của Viện kiểm sát nhân dân cấp trên.

Về những hoạt động tố tụng cụ thể trong thời gian này đã có những bước tiến đối với thẩm quyền của Viện kiểm sát ví dụ: Về những biện pháp ngăn chặn, Sắc luật số 02-SL-76 ngày 15/3/1976 của Hội đồng Chánh phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam quy định việc bắt, giam, khám người, khám nhà ở, khám đồ vật. Điều 1, Sắc luật quy định: Việc bắt giam, khám người, khám nhà ở, khám đồ vật phải có lệnh viết của cơ quan có thẩm quyền, trừ trường hợp phạm tội quả tang và trường hợp khẩn cấp. Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan có quyền ra lệnh bắt, giam, khám người, khám nhà ở, khám đồ vật trong những vụ án hình sự. Trưởng và phó cơ quan An ninh từ cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên có quyền ra lệnh bắt, giam, khám người, khám nhà ở, khám đồ vật của kẻ phạm tội; lệnh đó phải được sự phê chuẩn trước của Viện kiểm sát nhân dân, nếu là vụ án hình sự, hoặc của Ủy ban nhân dân cách mạng cùng cấp, nếu là trường hợp tập trung cải tạo.

Tuy đã có được một số bước tiến nhưng việc truy tố bị can của Viện kiểm sát chủ yếu dựa trên hoạt động điều tra của Công an, bản thân Viện kiểm sát chưa có những hoạt động cụ thể để đảm bảo việc truy tố của mình. Trong thời kì này pháp luật tố tụng hình sự đã đáp ứng, phục vụ yêu cầu trấn áp bọn phản cách mạng và tội phạm khác, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Cùng với những hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật tố tụng hình sự đã được ban hành trước đây tạo tiền đề cho sự ra đời Bộ luật Tố tụng hình sự đầu tiên của Nhà nước ta.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đã tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện, khắc phục từng bước những sai lầm, khuyết điểm trước đây, mở ra những hướng mới, nhằm thoát khỏi cuộc khủng hoảng về kinh tế - xã hội. Lúc này nhiều những vẫn đề mới nảy sinh trong xã hội nói chung và đặc biệt trong lĩnh vực pháp lý nói riêng. Vấn đề đấu tranh phòng chống tội phạm cũng như các tệ nạn trong xã hội trở nên vô cùng cấp bách. Cùng với sự ra đời của Bộ

luật hình sự năm 1985 đòi hỏi phải có một Bộ luật Tố tụng hình sự hoàn chỉnh để đảm bảo thực hiện Bộ luật hình sự được thống nhất và toàn diện.

Chính vì vậy, việc ban hành Bộ luật Tố tụng hình sự là vấn đề mang tính khách quan và cấp thiết, có ý nghĩa góp phần thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đáp ứng yêu cầu đó, ngày 28/6/1988, tại kỳ họp thứ ba, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VIII, đã thông qua Bộ luật Tố tụng hình sự, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/1989 (sau đây gọi tắt là Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988).

Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988 quy định trình tự, thủ tục tiến hành các hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Bộ luật đã kế thừa và phát triển những thành tựu của luật tố tụng hình sự Việt Nam, nhất là từ Cách mạng tháng Tám đến nay, đáp ứng yêu cầu bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, xử lý kiên quyết và triệt để mọi hành vi phạm tội. Cụ thể Bộ luật này đã quy định rõ ràng về thẩm quyền của Viện kiểm sát trong giai đoạn truy tố như sau:

Theo Điều 88, 90,91 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988, khi Cơ quan điều tra hay bất kì một cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hoặc quyết định không khởi tố đều phải gửi quyết định đó đến Viện kiểm sát để kiểm sát việc khởi tố hoặc không khởi tố có đảm bảo đủ căn cứ hay không. Nếu Viện kiểm sát xác quyết định không có đủ căn cứ thì có quyền hủy các quyết định đó để thực hiện theo yêu cầu của Viện kiểm sát. Tuy nhiên, những quyết định của Viện kiểm sát có thể bị khiếu nại với Viện kiểm sát cấp trên.

Sau khi khởi tố trong quá trình điều tra, thẩm quyền của Viện kiểm sát tham gia hoạt động thực hành quyền công tố đối với hoạt động của Cơ quan điều tra là chủ yếu, hoạt động kiểm sát điều tra tương đối mờ nhạt. Cụ thể Viện kiểm sát chỉ được thông báo kết quả trong hoạt động tố tụng quan trọng như khởi tố bị can, thay đổi hoặc bổ sung khởi tố bị can, tạm đình chỉ hoặc

đình chỉ điều tra; ngoài ra Viện kiểm sát được quyền phê chuẩn Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh bắt khẩn cấp và Lệnh tam giam. Sau đó nếu vụ án kết thúc điều tra Cơ quan điều tra sẽ ra quyết định đề nghị truy tố thì lúc này hai chức năng là thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động điều tra mới thực sự đầy đủ. Cụ thể điều đó trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988 đã có hẳn một chương thứ 14 quy định về "Kiểm sát điều tra. Quyết định việc truy tố" lúc này thẩm quyền của Viện kiểm sát mới thể hiện rõ nét nhất, cụ thể:

- Về biện pháp ngăn chặn: Theo Khoản 2 Điều 142 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988, Viện kiểm sát có thể tự mình thay đổi hoặc áp dụng biện pháp ngăn chăn mà không cần đề nghị của Cơ quan điều tra.

- Trả hồ sơ điều tra bổ sung: Theo Điều 143a Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988, khi xét thấy những dấu hiệu trong quy định của điều luật này Viện kiểm sát có quyền trả lại hồ sơ để Cơ quan điều tra tiếp tục điều tra hoặc khắc phục nhưng hoạt động tố tụng trong quá trình điều tra.

- Quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án: Theo Điều 143b Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988, khi có đủ những căn cứ trong điều này Viện kiểm sát có thể đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.

- Quyết định truy tố bị can: Theo Điều 143 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988 thì Bản Cáo trạng chính là quyết định quan trong và có giá trị nhất đối với toàn bộ hoạt động truy tố của Viện kiểm sát. Tất cả mọi hoạt động của Viện kiểm sát trong giai đoạn truy tố đều nhằm để có thể ban hành quyết định này để truy tố đúng người đúng tội ra trước Tòa án để xét xử.

2.1.2. Qui định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2003

Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988 được sửa đổi bổ sung vào năm 1990 với nhiều cải cách, tuy nhiên bộ luật này được xây dựng trên nền tảng nghiên cứu từ năm 1974 nên chịu nhiều ảnh hưởng của chế độ bao cấp có những chế định đã không còn phù hợp với thời điểm hiện tại trong giai đoạn

xây dựng nên kinh tế thị trường. Sau đó trên tinh thần của Nghị quyết 08/NQ- TW năm 2002 của Bộ Chính trị và những dự thảo luật tố tụng hình sự, đã xây dựng thành công Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 đang có hiệu lực đến này. Bộ luật này đã kế thừa được những giá trị của bộ luật năm 1988 và bổ sung nhiều chế định mới đặc biệt về thẩm quyền của Viện kiểm sát nói chung và giai đoạn truy tố nói riêng. Bộ luật đã nâng cao được vai trò của Viện kiểm sát trong toàn bộ quá trình tố tụng. Cụ thể hoạt động truy tố của Viện kiểm sát được nâng cao hiệu quả bằng những quy định về việc kiểm sát điều tra đối với hoạt động của Cơ quan điều tra, giúp Viện kiểm sát đảm bảo việc truy tố đúng người đúng tội. Chứng minh cho điều này chúng ta tìm hiểu cụ thể những quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 về thẩm quyền của Viện kiểm sát trong giai đoạn truy tố có so sánh với với Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988.

2.1.2.1. Phạm vi điều chỉnh

Tương tự như Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988, Bộ luật năm 2003 cũng không có những quy định riêng về thẩm quyền truy tố của Viện kiểm sát mà đều căn cứ theo thẩm quyền xét xử của Tòa án. Vậy để xem xét phạm vi thẩm quyền của Viện kiểm sát trong giai đoạn truy tố chúng ta sẽ căn cứ vào các quy định về phạm vi việc xét xử của Tòa án từ đó làm rõ về phạm vi truy tố của Viện kiểm sát cụ thể gồm các vấn đề sau:

Thứ nhất, đối với thẩm quyền theo sự việc, theo Điều 170 Bộ luật Tố

tụng hình sự 2003 đã phân ra những nhóm tội sẽ thuộc thẩm quyền xét xử của cấp huyện hay cấp tỉnh như sau: Tòa án cấp huyện sẽ xét xử sơ thẩm những loại tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng và rất nghiêm trọng trừ một số loại tội phạm được liệt kê cụ thể trong điều này, Tòa cấp tỉnh xét xử sơ thẩm tất cả các tội phạm không thuộc thẩm quyền xét xử của cấp huyện và có thể xét xử cả những vụ án thuộc thẩm quyền của tòa án cấp dưới mà lấy lên để xét xử. Bên cạnh đó Khoản 3, Điều 8 Bộ luật hình sự năm 1999 phân định cụ thể các nhóm tội khác nhau gồm: Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm mà

khung hình phạt cao nhất với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm mà khung hình phạt cao nhất với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm mà khung hình phạt cao nhất với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm mà khung hình phạt cao nhất với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. Từ hai cơ sở này có thể thấy phân định thẩm quyền truy tố của Viện kiểm sát là cụ thể giữa các cấp với nhau. Trong đó Viện kiểm sát cấp tỉnh và tương đương có đặc quyền lớn hơn khi có thể tự mình lấy được những vụ án của cấp dưới để truy tố. Nhà làm luật cho phép Viện kiểm sát cấp tỉnh lấy các vụ án của Viện kiểm sát cấp huyện lên để truy tố khi Viện kiểm sát cấp huyện có dấu hiệu bỏ lọt hay truy tố không đúng người đúng tội thì Viện kiểm sát cấp tỉnh sẽ tiến hành điều tra và truy tố với vai trò là cấp trên giám sát hoạt động đối với Viện kiểm sát cấp huyện. Một nguyên nhân khác đó là để giúp bớt khó khăn cho Viện kiểm sát cấp huyện vì một số vụ án đòi hỏi nhiều kinh nghiệm cũng như trí tuệ để đảm bảo truy tố đúng người đúng tội thì Viện kiểm sát cấp tỉnh với nhiều kiểm sát viên kinh nghiệm sẽ đảm đương tốt hơn.

So với Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 đã mở rộng thẩm quyền hơn cho Viện kiểm sát cấp huyện và cũng cụ thể hóa rõ nét đối với loại tội mà Viện kiểm sát cấp nào thì có quyền được truy tố. Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988 chỉ quy định Viện kiểm sát cấp huyện chỉ được phép truy tố đối với tội phạm mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt từ bảy năm tù trở xuống và trừ một số tội theo quy định của điều luật này. Quy định như vậy vừa bó hẹp nhiệm vụ của Viện kiểm sát cấp

Một phần của tài liệu thẩm quyền của viện kiểm sát trong giai đoạn truy tố (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)