NỘI DUNG THẨM QUYỀN CỦA VIỆN KIỂM SÁT TRONG GIAI ĐOẠN TRUY TỐ

Một phần của tài liệu thẩm quyền của viện kiểm sát trong giai đoạn truy tố (Trang 32)

bản cụ thể từng hoạt động tố tụng đảm bảo cho mối quan hệ giữa Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra được chặt chẽ. Điều này cũng chính là hướng tới một trong các điểm chính trong cải cách tư pháp đó là gắn Công tố với điều tra [51].

1.4. NỘI DUNG THẨM QUYỀN CỦA VIỆN KIỂM SÁT TRONG GIAI ĐOẠN TRUY TỐ ĐOẠN TRUY TỐ

Thẩm quyền của bất kì cơ quan nhà nước nào cũng cần làm rõ được hai bộ phận gồm phạm vi điều chỉnh và tổng hợp quyền và nghĩa vụ của cơ quan đó được nhà nước quy định. Khi nghiên cứu nội dung thẩm quyền của Viện kiểm sát cũng cần phải làm rõ về phạm vi của thẩm quyền này tới đâu và tổng hợp những quyền và nghĩa vụ này như thế nào.

1.4.1. Những phạm vi đối với thẩm quyền của Viện kiểm sát trong giai đoạn truy tố

Theo Điều 137 Hiến pháp năm 1992, trong hệ thống Viện kiểm sát có: Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các Viện kiểm sát nhân dân địa phương, các Viện kiểm sát quân sự và các Tòa án khác do luật định là những cơ quan thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong phạm vi trách nhiệm do luật định. Do có nhiều cấp Viện kiểm sát khác nhau mà giữa các cấp Viện kiểm sát phải có sự phân định thẩm quyền truy tố nhằm đảm bảo hoạt động truy tố và tránh xảy ra những tranh chấp trong truy tố giữa các cấp Viện kiểm sát với nhau. Do trong Bộ luật Tố tụng hình sự không quy định riêng về thẩm quyền truy tố của Viện kiểm sát cũng điều tra mà dựa trên cơ sở phân định thẩm quyền xét xử của tòa án để xác định tương ứng trong việc

xác định thẩm quyền truy tố của Viện kiểm sát. Vì vậy nội dung phạm vi thẩm quyền của Viện kiểm sát trong giai đoạn truy tố sẽ được phản ánh rõ nét qua việc xác định phạm vi xét xử của Tòa án.

1.4.1.1. Thẩm quyền truy tố theo sự việc

Thẩm quyền truy tố theo sự việc là sự phân định thẩm quyền xét xử giữa các cấp Viện kiểm sát với nhau căn cứ vào tính chất của tội phạm. Căn cứ vào tính chất, mức độ nghiêm trọng của từng tội phạm cụ thể mà giữa các Viện kiểm sát các cấp có sự phân định thẩm quyền truy tố theo sự việc dẫn tới.

- Thẩm quyền truy tố của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện sẽ dưa trên thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi tắt là tòa án nhân dân cấp huyện), Tòa án quân sự cấp khu vực quy định tại khoản 1 Điều 170 Bộ luật Tố tụng hình sự như sau:

Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về những tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng, trừ những tội phạm sau đây:

a) Các tội xâm phạm an ninh quốc gia;

b) Các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh;

c) Các tội quy định tại các điều 93, 95, 96, 172, 216, 217, 218, 219, 221, 222, 223, 224, 225, 226, 263, 293, 294, 295, 296, 322 và 323 của Bộ luật hình sự [34].

Như vậy, căn cứ để xác định thẩm quyền truy tố của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực dựa vào mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội phạm trong vụ án hình sự được đưa ra xét xử không vượt quá 15 năm tù. Mức hình phạt từ 15 năm tù trở xuống là do Bộ luật hình sự quy định đối với từng tội phạm mà Viện kiểm sát truy tố. Trong

trường hợp tội phạm được đưa ra xét xử có mức cao nhất của khung hình phạt mà Bộ luật hình sự quy định trên 15 năm tù thì không thuộc thẩm quyền xét xử của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực.

Trong Phần các tội phạm có nhiều điều luật, mà ở mỗi điều luật đó có nhiều khung với nhiều mức hình phạt khác nhau, trong đó có khung có mức hình phạt từ 15 năm tù trở xuống, có khung có mức hình phạt trên 15 năm tù. Trong trường hợp này, những khung nào của điều luật quy định mức hình phạt từ 15 năm tù trở xuống thì thuộc thẩm quyền truy tố của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực; những khung nào của điều luật quy định mức hình phạt trên 15 năm tù trở lên thì vụ án hình sự đó không thuộc thẩm quyền truy tố của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực.

Nếu một người phạm nhiều tội, mà mỗi tội có mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy từ 15 năm tù trở xuống thì vẫn thuộc thẩm quyền truy tố của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực.

Nếu một người phạm nhiều tội, trong đó có tội thuộc thẩm quyền truy tố của Viện kiểm sát cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực, có tội thuộc thẩm quyền truy tố của Viện kiểm sát cấp trên (Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu) thì Viện kiểm sát cấp trên sẽ thực hiện việc truy tố toàn bộ vụ án đó.

Xuất phát từ tính chất của tội phạm cũng như những phức tạp trong các cấu thành tội phạm của một số tội phạm cụ thể và trình độ, năng lực của đội ngũ Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực. Các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh, các tội quy định tại các điều 93, 95, 96, 172, 216, 217, 218, 219, 221, 222, 223, 224, 225, 226, 263, 293, 294, 295, 296, 322 và 323 của Bộ luật hình sự mặc dù mức cao nhất của khung hình phạt đối với các tội phạm này từ 15 năm tù trở xuống, nhưng không thuộc

thẩm quyền truy tố của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực. Những vụ án về các tội phạm nói trên thuộc thẩm quyền xét xử của Viện kiểm sát cấp trên.

- Thẩm quyền truy tố của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, thành phố

trực thuộc trung ương, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu, (gọi tắt là Viện

kiểm sát nhân dân cấp tỉnh) theo thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án quy định tại khoản 2 Điều 170 Bộ luật Tố tụng hình sự như sau:

Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án quân sự cấp quân khu xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về những tội phạm không thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp dưới mà mình lấy lên để xét xử [34].

Theo quy định của điều luật thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát cấp quân khu truy tố những vụ án hình sự đối với hai loại tội phạm:

Thứ nhất, những tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự có

mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy từ trên 15 năm tù trở lên và các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh, các tội quy định tại các điều 93, 95, 96, 172, 216, 217, 218, 219, 221, 222, 223, 224, 225, 226, 263, 293, 294, 295, 296, 322 và 323 của Bộ luật hình sự;

Thứ hai, những tội phạm thuộc thẩm quyền truy tố của Viện kiểm sát

nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực, nhưng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu lấy lên để tự mình truy tố khi thấy cần thiết. Thông thường, đó là những vụ án hình sự có nhiều tình tiết phức tạp (liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực...); Những vụ án loại này, đúng ra thuộc thẩm quyền truy tố của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực. Nhưng nếu để cho các Viện kiểm sát đó truy tố để xét xử trước tòa án cùng cấp thì không có lợi về chính trị - xã

hội. Cho nên, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu lấy những vụ án đó lên để tự mình thực hiện việc truy tố.

1.4.1.2. Thẩm quyền truy tố theo đối tượng

Thẩm quyền xét xử theo đối tượng là sự phân định thẩm quyền truy tố giữa Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự, cũng như giữa Viện kiểm sát quân sự các cấp căn cứ vào đối tượng phạm tội. Đối tượng phạm tội ở đây có những đặc điểm nhân thân nhất định là căn cứ để phân định thẩm quyền truy tố giữa các Viện kiểm sát. Theo Khoản 1, Điều 2 Pháp lệnh về tổ chức Viện kiểm sát quân sự đã chỉ rõ chức năng của Viện kiểm sát quân sự: Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra các vụ án hình sự của các cơ quan điều tra và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra đối với các vụ án thuộc thẩm

quyền xét xử của Tòa án quân sự. Như vậy dựa trên thẩm quyền xét xử của

Tòa án quân sự chúng ta xác định được phạm thẩm quyền của Viện kiểm sát quân sự. Ngoài ra những người phạm tội không thuộc thẩm quyền truy tố của Viện kiểm sát quân sự thì thuộc thẩm quyền truy tố của Viện kiểm sát nhân dân.

Theo Điều 3 và 4 Pháp lệnh Tổ chức Tòa án quân sự thì những đối tượng sau đây thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự thì sẽ đương nhiên thuộc thẩm quyền truy tố của Viện kiểm sát quân sự gồm:

- Quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu; dân quân, tự vệ thuộc với Quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu và những người được trưng tập làm nhiệm vụ quân sự do các đơn vị quân đội trực tiếp quản lý;

- Những người khác không thuộc những người kể trên phạm tội có liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại cho quân đội. Việc gây thiệt hại nghiêm trọng cho quân đội là gây thiệt hại về người, tài sản, danh dự, uy tín của quân đội. Kể cả tài sản của quân đội được giao cho dân quân, tự vệ

hoặc bất kỳ người khác quản lý, sử dụng để phục vụ chiến đấu hoặc phục vụ quân đội;

- Những người không còn phục vụ trong Quân đội mà phát hiện hành vi phạm tội của họ đã được thực hiện trong thời gian phục vụ trong Quân đội hoặc những người đang phục vụ trong Quân đội mà phát hiện hành vi phạm tội của họ đã được thực hiện trước khi vào Quân đội, thì Tòa án quân sự xét xử những tội phạm có liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại cho Quân đội; những tội phạm khác do Tòa án nhân dân xét xử.

Trong trường hợp vụ án vừa có người phạm tội hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền truy tố của Viện kiểm sát quân sự, vừa có người phạm tội hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền truy tố của Viện kiểm sát nhân dân thì sẽ nảy sinh hai tình huống. Nếu có thể tách người phạm tội hoặc tội phạm để truy tố theo Viện kiểm sát quân sự và Viện kiểm sát nhân dân thì tách để thực hiện việc truy tố độc lập nếu không tách được thì Viện kiểm sát quân sự sẽ truy tố toàn bộ.

1.4.1.3. Thẩm quyền truy tố theo lãnh thổ

Thẩm quyền truy tố theo lãnh thổ là sự phân định thẩm quyền truy tố theo không gian nơi tội phạm xảy ra hoặc nơi tội phạm bị phát hiện. Cụ thể về thẩm quyền truy tố này quy định trong thẩm quyền xét xử của Tòa án cụ thể Khoản 1 Điều 172 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định: "Tòa án có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự là Tòa án nơi tội phạm được thực hiện. Trong trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được nơi thực hiện tội phạm thì Tòa án có thẩm quyền xét xử là Tòa án nơi kết thúc việc điều tra" [34].

Thông thường tội phạm xảy ra ở đâu thì Viện kiểm sát nơi đó có quyền truy tố người phạm tội, không kể người phạm tội cư trú ở địa phương nào. Nếu không xác định được nơi tội phạm xảy ra (có thể tội phạm xảy ra trong thời gian dài, qua nhiều tỉnh, nhiều địa phương, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực...) thì Viện kiểm sát nơi kết thúc điều tra có thẩm quyền truy tố tội phạm đó.

Trường hợp người phạm tội ở nước ngoài, nếu được đưa về truy tố và xét xử tại Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khoản 2 Điều 171 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định:

Bị cáo phạm tội ở nước ngoài nếu xét xử ở Việt Nam thì do Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi cư trú cuối cùng của bị cáo ở trong nước xét xử. Nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng ở trong nước của bị cáo thì tùy trường hợp, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định giao cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội hoặc Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xét xử.

Bị cáo phạm tội ở nước ngoài, nếu thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự thì do Tòa án quân sự cấp quân khu trở lên xét xử theo quyết định của Chánh án Tòa án quân sự trung ương [34].

Đối với những tội phạm xảy ra trên máy bay, tàu biển của nước ta đang hoạt động ở nước ngoài, Điều 172 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định: "Những tội phạm xảy ra trên tàu bay hoặc tàu biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang hoạt động ngoài không phận hoặc lãnh hải Việt Nam thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án Việt Nam, nơi có sân bay hoặc bến cảng trở về đầu tiên hoặc nơi tàu bay, tàu biển đó được đăng ký" [34]

Khác với Tòa án nhân dân được bố trí theo cấp hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, Tòa án quân sự được bố trí theo hoạt động của các đơn vị quân đội. Cho nên thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ của Tòa án quân sự được quy định như sau:

- Vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự cấp nào xảy ra trên địa bàn Tòa án quân sự cấp đó thì Tòa án quân sự cấp đó xét xử;

- Trong trường hợp người phạm tội thuộc đơn vị của quân chủng và tổ chức tương đương có tổ chức Tòa án quân sự, thì vụ án do Tòa án quân sự của quân chủng và tổ chức tương đương xét xử, không phụ thuộc vào nơi thực hiện tội phạm;

- Trong trường hợp không xác định được nơi thực hiện tội phạm hoặc trong trường hợp có nhiều Tòa án quân sự khác nhau có thẩm quyền xét xử vụ án do việc trong vụ án có nhiều người phạm tội thuộc nhiều đơn vị quân đội khác nhau hoặc do việc người phạm tội thực hiện tội phạm ở nhiều nơi, nếu Viện kiểm sát quân sự truy tố bị can trước Tòa án quân sự nào thì Tòa án quân sự đó xét xử.

Việc quy định thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ của tổ chức Tòa án quân sự phù hợp với cơ cấu tổ chức và đáp ứng yêu cầu đấu tranh chống tội phạm xảy ra trong quân đội nhân dân.

1.4.2. Tổng hợp quyền và nghĩa vụ của Viện kiểm sát trong giai đoạn truy tố

Thẩm quyền của Viện kiểm sát trong giai giai đoạn truy tố bắt từ khi Viện kiểm sát nhận được bản kết luận điều tra cùng hồ sơ vụ án, đến khi ban hành được Bản cáo trạng truy tố một người ra trước Tòa án. Thực hiện hoạt

Một phần của tài liệu thẩm quyền của viện kiểm sát trong giai đoạn truy tố (Trang 32)