Các tòa án quân sự chỉ có thẩm quyền xét xử những vụ án mà bị cáo là:
2.2. THỰC TIỄN THỰC THI THẨM QUYỀN CỦA VIỆN KIỂM SÁT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH TRONG GIAI ĐOẠN GẦN ĐÂY
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH TRONG GIAI ĐOẠN GẦN ĐÂY
2.2.1. Thực tiễn xác định phạm vi thẩm quyền của Viện kiểm sát
Việc xác định đúng thẩm quyền sẽ đảm bảo hoạt động truy tố được chính xác và đảm do đó cần làm rõ về phạm vi thẩm quyền của Viện kiểm sát trong một tỉnh có nhiều đặc điểm địa lý như Quảng Ninh gồm cả đồng bằng, miền núi, hải đảo, biên giới,… đi vào làm rõ ba phạm vi trong thẩm quyền truy tố của Viện kiểm sát
Để đảm bảo truy tố đúng người đúng tội, trước tiên phải xác định xem bị can đó có thuộc thẩm quyền truy tố của Viện kiểm sát cấp đó hay không. Thực tế cho thấy việc xác định thẩm quyền này đều được xác định chủ yếu trong giai đoạn điều tra với sự giám sát chặt chẽ của Viện kiểm sát. Kết quả
thực tế đó là trong khoảng thời gian từ tháng 12/2010 đến hết tháng 11/2012, trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Ninh không có một vụ án nào bị truy tố không đúng thẩm quyền và trong giai đoạn truy tố không một vụ án nào chuyển tự Viện kiểm sát cấp huyện lên Viện kiểm sát cấp trên để thực hiện việc truy tố theo thẩm quyền. Vì trong giai đoạn điều tra với việc giám triệt để của Viện kiểm sát đối với Cơ quan điều tra nên khi có đủ căn cứ của không thuộc thẩm quyền truy tố, Viện kiểm sát tỉnh Quảng Ninh cùng Viện kiểm sát các địa phương yêu cầu Cơ quan điều tra ra văn đề nghị để Viện kiểm sát ra quyết định chuyển vụ án để điều tra theo thẩm quyền. Kết quả đạt được như sau:
Trong ba năm tổng số: 6581 vụ/ 11083 bị can, Viện kiểm sát đã quyết định chuyển vụ án đối với 242 vụ/ 523 bị can cụ thể từng năm như sau:
Năm 2010: gồm 2062 vụ/ 3136 bị can, Viện kiểm sát ra quyết định chuyển 55 vụ/120 bị can trong đó: cấp huyện chuyển cấp tỉnh xử lý là 23 vụ/62 bị can, chuyển trong cùng khối Viện kiểm sát cấp huyện là 28 vụ/51 bị can, chuyển ra ngoài tỉnh 4 vụ/ 7 bị can, không có chuyển sang Cơ quan điều tra quân sự.
Năm 2011: gồm 2291 vụ/ 3645 bị can, Viện kiểm sát ra quyết định chuyển 81 vụ/ 172 bị can trong đó cấp huyện chuyển cấp tỉnh xử lý là 30 vụ/87 bị can, chuyển trong cùng khối Viện kiểm sát cấp huyện là 38 vụ/63 bị can, chuyển ra ngoài tỉnh 12 vụ/ 20 bị can, chuyển sang Cơ quan điều tra quân sự 1 vụ/2 bị can.
Năm 2012: gồm 2228 vụ/3402 bị can, Viện kiểm sát ra quyết định chuyển 106 vụ/ 240 bị can trong đó cấp huyện chuyển cấp tỉnh xử lý là 50 vụ/139 bị can, chuyển trong cùng khối Viện kiểm sát cấp huyện là 42 vụ/71 bị can, chuyển ra ngoài tỉnh 14 vụ/ 30 bị can, không có chuyển sang Cơ quan điều tra quân sự.
Qua số liệu ba năm gần đây nhất chúng ta thấy số lượng án chuyển để xử lý đúng thẩm quyền trong tổng số án thụ lý kiểm sát điều tra là không đáng
kể chỉ chiếm khoảng 3,6%. Nhưng nhìn cụ thể vào từng năm thì mực độ tăng rất đang kể như năm 2011 so với 2010 tăng tới gần 50% số vụ án chuyển. Điều đó cho thấy hoạt động của Viện kiểm sát luôn đảm bảo nhưng về mặt tội phạm thì có sự thay đổi khi các vụ án ban đầu được khởi tố từ cấp huyện sau đó phải chuyển lên cấp tỉnh có sự tăng lên đáng kể cả về số vụ và số bị can. Phản ảnh một thực trạng diễn biến khá phổ biến đó là ban đầu khi khởi tố chỉ là những vụ án nhỏ nhưng trong quá trình điều tra mở rộng đã làm rõ được quy mô hành vi của thếm nhiều đối tượng và hành vi khác. Ví dụ như ở tại thành phố Hạ Long, vụ Nguyễn Văn T cùng đồng bọn phạm các tội Cướp tài sản, trộm cắp tài sản và tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có thì ban đầu trong vụ này bắt được hai đối tượng trộm cắp xe mô tô nhưng sau quá trình điều tra đã mở rộng phát hiện một nhóm đối tượng do Nguyễn Văn T cầm đầu đã thực hiện tổng số 13 vụ cướp và trộm tài sản trên địa bàn thành phố, có những vụ các bị can dùng kiếm và dao gây thương tích cho bị hại lên đến 64% một cách rất côn đồ.
Trong số vụ án phải chuyển từ cấp huyện lên cấp tỉnh ở Quảng Ninh còn có một nhóm tội có số lượng chuyển rất lớn đó là nhóm tội về khai thác tài nguyên. Như trong năm 2011, Viện kiểm sát địa phương đã chuyển Viện kiểm sát tỉnh 13 vụ/ 42 bị can về tội "Vi phạm các quy định về khai thác tài nguyên" theo Điều 172 Bộ luật hình sự. Trong ba năm gần đây hoạt động khai thác tài nguyên trên địa bàn tỉnh diễn biến vô cùng phức tạp, khiến cho loại tội phạm nay có xu hướng ngày càng tăng nếu không được triệt phá đến cùng. Do đó các cơ quan điều tra cấp huyện đã tích cực phối hợp với Viện kiểm sát phát hiện bắt giữ nhiều vụ khai thác than trái phép với số lượng lớn, đường lo và trang thiết bị quy mô sau đó chuyển lên cấp tỉnh tiếp tục điều tra theo điểm c, khoản 1, Điều 170 Bộ luật Tố tụng hình sự. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho số lượng vụ án chuyển tỉnh ngày càng tăng.
Số lượng các vụ án chuyển tự địa phương này sang địa phương khác có tăng nhưng ổn định và không đột biến. Giải thích cho điều này là do sự gia
tăng dân số trên địa bàn tỉnh dẫn tới sự dịch chuyển liên tục của tội phạm. Nhưng bên cạnh đó cũng cho thấy hành vi phạm tội của các bị can ngày càng mở rộng và liên tục. điều này cũng là kết quả phối hợp giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát liên tục bám sát tình hình tội phạm giữa các địa phương trong tỉnh khi có một người bị khởi tố ở hai vụ án thì sẽ tiến hành chuyển nhập để điều tra đảm bảo nguyên tắc xử lý có lợi cho bị can đồng thời xác định hành vi phạm tội của bị can một cách triệt để.
Đối với vụ án chuyển sang Cơ quan điều tra quân sự trong 3 năm chỉ có một vụ cho thấy việc xác định thẩm quyền từ ban đầu giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát là sát sao khi giải quyết ngay tư khi có tin báo và dấu hiệu tội phạm. Tránh được tranh chấp thẩm quyền khi giải quyết các vụ án.
2.2.2. Thực tiễn thực hành quyền công tố và kiểm sát tuân theo pháp luật
2.2.2.1. Thực tiễn thực hành quyền công tố
Trong giai đoạn trước truy tố, Viện kiểm sát tham gia thực hành quyền công tố để phục vụ cho hoạt động truy tố sau này của Viện kiểm sát. Biểu hiện rất rõ nét quá việc trực tiếp ban hành các Quyết định trong quá trình điều tra của Cơ quan điều tra cũng như trong quá trình Quyết định việc truy tố của Viện kiểm sát. Do đó, để thấy rõ việc phát huy thẩm quyền này chúng ta căn cứ theo số liệu thống kê của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh, trong ba năm từ ngày 01/12/2010 đến ngày 30/11/2012, tổng số vụ án, bị can do Viện kiểm sát nhân dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh thụ lý giải quyết: 6581 vụ/ 11083 bị can, trong đó Cơ quan điều tra đã kết thúc điều tra chuyển sang Viện kiểm sát để đề nghị truy tố 4460 vụ / 7833 bị can, ngoài ra số lượng còn lại là các vụ án chuyển đi nơi khác để điều tra hoặc kết thúc điều tra nhưng đình chỉ hoặc tạm đình chỉ theo quy định của pháp luật. Trong số 4460 vụ/ 7833 bị can
Viện kiểm sát đã giải quyết được 4426 vụ/ 7738 bị can (chiếm 99,24% tổng
* Quyết định truy tố: 4399 vụ / 7668 bị can (chiếm 99,39% tổng số án
đã giải quyết)
* Quyết định đình chỉ: 27 vụ / 70 bị can (chiếm 0,61% tổng số án đã
giải quyết)
* Quyết định trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung: 43 vụ (chiếm 1 %
tổng số vụ án thụ lý giải quyết trong giai đoạn truy tố)
Ngoài ra, Viện kiểm sát tạm đình chỉ: 6 vụ/ 9 bị can còn lại 28 vụ / 86 bị can chuyển kì sau giải quyết.
Trong tổng số 4399 vụ án Viện kiểm sát truy tố sang Tòa án trong thời gian 3 năm Tòa án trả lại tổng số 89 vụ trong đó: 61 vụ án do lỗi của kiểm sát viên (chiếm 1,39% tổng số án đã truy tố), còn lại 28 vụ trả lại do nguyên nhân khách quan như: phát sinh tình tiết mới tại phiên tòa, Viện kiểm sát rút hồ sơ để nhập án.. cho thấy hiệu quả của hoạt động truy tố rất cao đạt gần 98,61%. Với việc truy tố thành công gần 98,61% cho thấy hiệu quả của hoạt động truy tố của Viện kiếm sát tỉnh Quảng Ninh rất cao, Tòa án chỉ trả lại 1,39% số vụ án mà Viện kiểm sát truy tố.
Những con số nêu trên phản ánh chính xác được hiệu quả của Viện kiểm sát trong thực hành quyền công tố nói chung và trong giai đoạn truy tố nói riêng. Dẫu biết rằng để có được kết quả truy tố như vậy thì tiền đề chính là thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra tuy nhiên vẫn còn những vụ án mà Viện kiểm sát phải trả lại cho Cơ quan điều tra để yêu cầu điều tra bổ sung. Cụ thể trong ba năm Viện kiểm sát đã trả 43 vụ/161 bị can trong đó năm 2010 là 13 vụ/ 25 bị can; năm 2011 là 20 vụ/ 109 bị can và năm 2013 là 10 vụ / 27 bị can. Trong ba năm này nổi lên năm 2011 có số lượng vụ án và bị can trả lại lớn hơn bất bình thương, nguyên nhân ở đây là do trong năm nay một loạt các vụ án với số lượng bị can đông hành vi phức tạp. Như vụ khai thác than trái phép tại Mạo Khe với 39 bị can, dù trong quá trình điều tra giữa Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra đã tích cực phối hợp những khi Cơ quan
điều tra đề nghị truy tố, Viện kiểm sát vẫn phải trả lại để tiếp tục điều tra làm rõ một số đối tượng trong vụ án. Điều này cho thấy dù có quan hệ phối hợp ở giai đoạn điều tra nhưng trong giai đoạn truy tố Viện kiểm sát với chức năng của mình độc lập và toàn quyền quyết định và chịu trách nhiệm truy tố đối với các bị can ra trước Tòa án vẫn phải cân nhắc và đảm bảo phải truy tố đúng người, đúng tội và không bỏ lọt hành vi phạm tội khác.
Để có được kết quả này chính là sự cố gắng và trách nhiệm của mỗi Kiểm sát viên nói riêng và của toàn ngành kiểm sát Quảng Ninh nói chung. Nhưng vẫn còn những vụ án bị trả hồ sơ do lỗi của Kiểm sát viên hoặc điều tra viên nhưng xét một cách toàn diện thì Kiểm sát viên là người phải chịu trách nhiệm chính do vai trò là người giám sát cũng như định hướng hoạt động điều tra để nhằm mục đích đưa một con người ra trước Tòa án để xét xử nhưng không thành công. Vấn đề này có nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan nhưng xét một cách toàn diện thì nguyên nhân chủ quan vẫn là chủ yếu khi việc giám sát đối với hoạt động điều tra cũng như định hướng điều tra chưa chính xác.
2.2.2.2. Thực tiễn hoạt động kiểm sát tuân theo pháp luật
Quá trình kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động điều tra trong thời gian 3 năm từ ngày 01/12/2009 đến 30/11/2011 Viện kiểm sát hai cấp tỉnh Quảng Ninh đã giám sát công tác kiểm sát tuân theo pháp luật ở những mặt sau:
Không phát hiện bất kì hành vi xâm phạm đến người tham gia tố tụng trong các vụ án. Các hành vi như mớm cung, bức cung,.. đối với bị can không còn xẩy ra. Quyền lợi của người bị hại, nhân chứng, người liên quan được cơ quan điều tra giải thích đầy đủ và được đảm bảo thi hành theo đúng quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
Vật chứng cùng các tài liệu liên quan đến việc giải quyết vụ án được thu giữ và bảo quản cũng như trả lại bị hại, người liên quan theo đúng quy định của pháp luật.
Hoạt động thu thập chứng cứ đảm bảo các quy định của Tố tụng hình sự, các chứng cứ sử dụng trong vụ án về mặt hình thức và nội dung đều được đảm bảo, tuy nhiên trong một số vụ án hoạt động thu thập chứng cứ chưa thực sự đầy đủ. Cụ thể trong các vụ án về tai nạn giao thông hoạt động thu thập chứng cứ trong thời gian ngắn đòi hỏi phải thu thập và ghi nhận rất nhiều chứng cứ nên thường xẩy ra thiếu sót dẫn tới sau này thường phải khắc phục bằng các hoạt động khác như thực nghiệm điều tra, xác định hiện trường mà khó có thể tạo lập được giống như thời điểm vụ án xẩy ra do sự biến chuyển khách quan của không gian và thời gian.
Các quyết định của Cơ quan điều tra đều đảm bảo về mặt hình thức, hầu hết các quyết định của cơ quan điều tra đều đảm bảo về cả mặt nội dung cũng như cơ sở pháp lý tuy nhiên trong đó Viện kiểm sát vẫn phát hiện một số quyết định tuy không nhiều chưa đảm bảo và buộc phải ra quyết định hủy hoặc không phê chuẩn cụ thể như sau:
- Hủy quyết định khởi tố bị can 16 trường hợp.
- Không phê chuẩn Quyết định khởi tố bị can và yêu cầu bổ sung chứng cứ 39 trường hợp
- Không phê chuẩn Lệnh bắt khẩn cấp 6 trường hợp
- Không phê chuẩn gia hạn tạm giữ 4 trường hợp
- Không phê chuẩn Lệnh bắt bị can để tạm giam 17 trường hợp
- Không phê chuẩn tạm giam 17 trường hợp
Xét một cách toàn diện trên tổng số gần 8000 bị can mà Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra đã xử thì đây là một con số nhỏ bé tuy nhiên nó đặt ra hai hệ quả ngược nhau đó là công tác phối hợp giữa Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra trong các hoạt động là rất tốt hay ngược lại Viện kiểm sát chưa thực hiện được hết vai trò và nhiệm vụ khi phát hiện các sai phạm của Cơ quan điều tra. Qua nghiên cứu thực tế tại Viện kiểm sát Quảng Ninh thì cho thấy
với số liệu này phải ánh chất lượng của công tác phối hợp giữa Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra là tốt vì giữa hai cơ quan thường xuyên có những cuộc họp hàng tháng giữa hai ngành để giải quyết những vướng mắc đối với những vụ án khó. Ngoài ra, giữa hai ngành còn ban hành các thông báo để giải quyết các vướng mắc trong quá trình phối hợp. Ví dụ như Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra đã ra thống báo chung thống nhất không áp dụng hai tỷ lệ thương tích tạm thời và vĩnh viễn mà chỉ có xác định thương tích dựa trên những vết thương để lại trên người bị bại. Cụ thể trong từng vụ án khi phát sinh những vướng mắc Điều tra viên sẽ trao đổi với Kiểm sát viên để cùng thống nhất ý kiến, nếu không thống nhất thì sẽ cùng báo cáo lãnh đảo để đưa ra thảo luận giữa hai ngành nhằm đi đến việc giải quyết được toàn vẹn.