Định hướng phát triển của khách sạn Moevenpick Hotel Hà Nội giai đoạn 2013-

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện hoạt động phân tích tài chính tại khách sạn Moevenpick Hà Nội (Trang 69)

IV. Cân đối thu chi cho hoạt động điều hành trong kỳ 2,672,992

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI KHÁCH SẠN MOEVENPICK HÀ NỘ

3.1. Định hướng phát triển của khách sạn Moevenpick Hotel Hà Nội giai đoạn 2013-

đoạn 2013-2017

 Mục tiêu chung:

Mövenpick Hotels & Resorts đang quản lý và cho thuê những khách sạn hiện đại hạng nhất dành cho du khách và doanh nhân. Với khách hàng, Mövenpick được nhìn nhận như là một chuỗi khách sạn hiện đại hạng nhất, thân thiện với đầy đủ các dịch vụ kết hợp với dịch vụ ẩm thực chất lượng cao tạo nên một nơi nghỉ ngơi thoải mái, lý thú.

Và mục tiêu chung của Moevenpick Hà Nội là tạo nên một khách sạn của doanh nhân và du khách, mang lại sự thoải mái nhất, tiện nghi nhất cho khách hàng với những dịch vụ đầy đủ và tốt nhất; là mô hình quản lý khách sạn cao cấp và ưa thích nhất đối với khách hàng, nhân viên, chủ đầu tư và các cổ đông.

 Mục tiêu cụ thể: + Mục tiêu về kinh doanh

Hàng năm, ban quản lý khách sạn cùng bộ phận tài chính thiết lập kế hoạch kinh doanh và mục tiêu kinh doanh cụ thể cho từng lĩnh vực kinh doanh, từng bộ phận trong khách sạn, được sự phê chuẩn của Tập đoàn Moevenpick Hotel & Resort và chủ đầu tư.

Bản kế hoạch đó chỉ ra mục tiêu cụ thể cho từng tháng: tổng doanh thu, chi phí, và lợi nhuận mong đợi, dựa trên tình hình thực tế của năm trước và tình hình kinh tế trong khu vực và thế giới.

 Điều kiện thị trường chung: - Điều kiện chính trị:

Thời gian vừa qua, nổi bật trên những trang báo, internet cá nhân, hay báo chí công cộng...nói về chủ quyền Việt Nam và mối quan hệ với Trung Quốc. Mối

quan hệ phức tạp của Việt Nam và Trung Quốc đóng một vai trò quan trọng trong các vấn đề trong và ngoài nước. Việt Nam cam kết giữ quan hệ hữu nghị với Trung Quốc, nhưng vẫn phải thể hiện cho nước bạn thấy rằng không thể thành công trong việc tranh chấp quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Đồng thời, chính phủ Việt Nam cũng tăng cường hợp tác với Hoa Kỳ, EU, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản và các nước láng giềng Đông Nam Á để tranh thủ sự giúp đỡ, giảm bớt ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc với Việt Nam.

Dự kiến, EU và Việt Nam sẽ tiến hành đàm phán đi đến thỏa thuận thương mại tư do toàn diện. Trước đó, vào cuối năm 2012 đã diễn ra hai vòng đối thoại nhân quyền EU-Việt Nam vào tháng giêng và tháng 10/2012.

Mối quan hệ Việt nam và Hoa Kỳ vẫn tiếp tục phát triển. Biểu hiện bởi cuộc viếng thăm của bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ cung cố thêm mối quan hệ bền chặt quân đội hai nước. Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất củ a Việt Nam. Hai bên đang đàm phán hiệp định thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương. Tuy nhiên, ngoại trưởng Mỹ Clinton công khai bày tỏ quan ngại về nhận quyền Việt Nam, và các nhà chính sách Mỹ chỉ ra rằng thất bại trong việc cải thiện nhân quyền có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ gần gũi giữa hai chính phủ

- Điều kiện kinh tế:

Theo Cục Đầu tư nước ngoài cho biết năm 2012, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam chỉ bằng 77.6% năm 2011, đạt 12.72 tỷ USD, trong đó vốn đăng ký mới gần 7.8 tỷ USD với 1097 dự án và tăng thêm hơn 4.9 tỷ USD với 406 dự án. Một vài lĩnh vực thu hút dòng vốn FDI đáng kể vài năm gần đây bao gồm các ngân hàng, bất động sản và cơ sở hạ tầng. Việt nam thu hút vốn từ những gã khổng lồ trong công nghệ cao, điện tử, nghiên cứu và phát triển, là điểm sáng trong thu hút dòng vốn FDI của Việt Nam. Năm 2012, dòng vốn FDI phần lớn đến từ các nước châu Á, điển hình là FDI từ Nhận tăng mạnh và dẫn đầu, chiếm 40.3% tổng vốn FDI; Singapore chiếm 12.3% và Hàn Quốc với 9.1%. Vốn FDI trực tiếp đổ và ngành công nghiệp chế biến chế tạo, chiếm 70% với gần 8.2 tỷ USD; bất động sản ở vị trí thứ hai nhưng cách khá xa với 1.85 tỷ USD. Những con số này là

bằng chứng cho thấy khả năng cạnh tranh của Việt Nam trong thu hút vốn đầu tư FDI – vốn ở mức trung bình 8.3% GDP trong 5 năm qua (2008-2012), là một trong những tỷ lệ cao nhất trên toàn thế giới và trong khu vực các nước Châu Á mới nổi. Với bức tranh tươi sáng trong đầu từ nước ngoài, thị trường trong nước của Việt Nam lại có những dấu hiện không khả quan, biểu hiện bởi sự giảm của doanh nghiệp đăng ký mới 6.8% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 14% về số lượng các công ty hoàn thành thủ tục giải thể. Điều đó chứng tỏ thị trường kinh tế trong nước đang có chiều hướng đi xuống, sẽ không tạo điều kiện tốt cho hoạt động kinh doanh của khách sạn.

-Sự phát triển văn hóa – xã hội: Đầu tháng 2 năm 2013, thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia du lịch 2013-2020. Đến năm 2020, mục tiêu của du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế quan trọng, cơ sở hạ tầng du lịch hiện đại và khá đồng bộ, chất lượng cao, sản phẩm du lịch cạnh tranh và đa dạng, in dấu các đặc tính văn hóa truyền thống độc đáo. Trong năm 2015, ngành đạt mục tiêu thu hút 7 – 7.5 triệu khách quốc tế, tăng 2,2% - 8,7% so với tổng số khách quốc tế trong năm 2012. Vào năm 2020, mục tiêu phát triển đến 10 – 10,5 triệu khách quốc tế. Để thực hiện điều này, ngay từ những năm đầu của giai đoạn du lịch Việt Nam đã thu hút được lượng khách nhiều hơn. Cụ thể, những tháng đầu năm 2013, lượt khách quốc tế tăng 5,9% với các quốc gia phát triển hàng đầu là: Nga (57,4%), Trung Quốc (29,2%), Thái Lan (25,5%), Indonesia (22,3%) . Sự gia tăng lượng khách quốc tế từ các quốc gia trên và giảm trong các nhóm FIT từ châu Âu và Bắc Mỹ đã cho thấy giá phòng tại khách sạn năm sao giảm. Đáng chú ý nhất, Đức giảm 36,5% , Pháp giảm 9,1 % và Mỹ giảm 3,5 % tính đến tháng 7.

 Điều kiện thị trường cụ thể:

Khách sạn tìm hiểu nhu cầu cũng như sự cung cấp của thị trường khách sạn trong nước. Dự kiến, năm 2013 tại Hà Nội có 3 khách sạn mới được mở cửa đi vào hoạt động là JW Marriott, Intercontinental Landmark 72 và Hilton Garden Inn, ước tính có khoảng hơn 809 phòng khách sạn năm sao gia nhập thị trường. Riêng hai khách sạn 5 sao là JW Marriott và Intercontinental Landmark 72 sẽ bổ sung thêm

13% trong tổng số phòng khách sạn 5 sao được cung cấp. Mặc dù hai khách sạn này nằm bên ngoài trung tâm thành phố, ở huyện Từ Liên, đi vào thành phố khoảng 20 phút bằng ô tô, sẽ hứa hẹn cung cấp sản phầm chất lượng cao để cạnh tranh với những khách sạn ở trung tâm. JW tự hào là khách sạn lớn nhất trong nước, gồm hai phòng khiêu vũ 1000 m2 và 480 m2, và 2400 m2 cho hội nghị. Tiếp theo sau là Intercontinental Landmanrk 72 sẽ có 12 phòng họp với hơn 1940 m2. Cả hai khách sạn sẽ hứa hẹn thu hút lượng khách lớn đi vào thành phố với giá thấp. Bị ảnh hưởng bởi điều này, đầu năm 2013, khách sản Sofitel Plaza đã chuyển đổi 44 phòng ở sang phòng tiêu chuẩn căn hộ cho thuê lâu dài. Tương tự với khách sạn Intercontinental khi chuyển đổi 66 phòng khách. Điểu này chi thấy sự lo sợ tổn thất kinh doanh phòng ở khi có sự gia nhập của khách sạn mới. Thêm vào đó, nhu cầu thuê căn hộ dịch vụ đang gia tăng nên việc chuyển đổi là thức thời, đảm bảo sự không suy giảm doanh thu của toàn khách sạn.

Từ những phân tích điều kiện cụ thể đó, khách sạn đã đưa ra mục tiêu cụ thể, thông qua chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận như sau: Nhìn tổng thể, lợi nhuận cả năm 2013 dự kiến tương đương với lợi nhuận thực thế năm 2012. Tuy nhiên, tổng doanh thu kế hoạch năm 2013 yêu cầu tăng 475,847 USD, tăng 8,4%. Yêu cầu đòi hỏi doanh thu cao như vậy trong khi điều kiện kinh doanh như phân tích ở trên chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn để hoàn thành.

Bảng 3.1. Kế hoạch kinh doanh năm 2013 tại khách sạn Moevenpick Hà Nội

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện hoạt động phân tích tài chính tại khách sạn Moevenpick Hà Nội (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w