Nhóm hệ số phản ánh cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện hoạt động phân tích tài chính tại khách sạn Moevenpick Hà Nội (Trang 27)

d. Thuyết minh báo cáo tài chính

1.5.2.2. Nhóm hệ số phản ánh cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư

Cơ cấu tài chính được xem như chính sách tài chính của doanh nghiệp, nó có vị trí quan trọng trong việc điều hành các khoản nợ vay để khuyếch đại lợi nhuận cho chủ sở hữu.

Phân tích cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư cho phép đánh giá rủi ro của việc đầu tư dài hạn của doanh nghiệp. Việc phân tích cần xem xét các chỉ tiêu:

a- Tỷ số nợ:

Những nhà phân tích báo cáo tài chính luôn quan tâm đến phần tài sản của doanh nghiệp có được do nguồn vốn chủ sở hữu và phần tài sản có được do đi vay.

Tỷ số nợ đo lường sự góp vốn của chủ doanh nghiệp so với số nợ vay. Chủ nợ ưa thích tỷ số nợ vừa phải, vì tỷ số nợ thấp, hệ số an toàn của chủ nợ cao, món

nợ của họ càng được bảo đảm. Ngược lại thì rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp được chuyển sang chủ nợ gánh chịu một phần.

Tỷ số nợ = Nợ phải trả x 100%

Tổng nguồn vốn Ngược lại với tỷ số nợ là tỷ suất tự tài trợ

Tỷ suất tự tài trợ = Nguồn vốn chủ sở hữu = 100% - Tỷ số nợ Tổng nguồn vốn

Hai chỉ tiêu này phản ánh mức độ độc lập hay phụ thuộc của doanh nghiệp trong kinh doanh. Tuy nhiên cần phải xem xét mối quan hệ giữa lợi nhuận kinh doanh đạt được với lãi suất vay mượn.

Trong nhiều trường hợp: tỷ số nợ cao của doanh nghiệp càng có lợi rõ rệt vì khi đó họ chỉ bỏ ra một lượng nhỏ vốn nhưng lại sử dụng được lượng tài sản lớn, lợi nhuận được khuyếch đại. Đó là trường hợp lãi suất kinh doanh lớn hơn lãi suất vay mượn.

b- Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ:

Dùng để nghiên cứu mức độ trang bị tài sản cố định bằng nguồn vốn của chủ sở hữu như thế nào. Điều đó cũng cho phép đánh giá về sự an toàn về tài chính khi đầu tư mua sắm TSCĐ.

Tỷ suất tự tài trợ = Nguồn vốn chủ sở hữuTSCĐ và đầu tư dài hạn

Một doanh nghiệp có tình hình tài chính vững mạnh thì tỷ suất này thường lớn hơn 1. Một trong những nguyên tắc quản lý là dùng nguồn dài hạn để tài trợ cho các sử dụng dài hạn, và do đó sẽ rất mạo hiểm khi phải đi vay ngắn hạn để mua sắm tài sản cố định.

Tuy nhiên, TSCĐ không thuộc sự quản lý của khách sạn nên chỉ số này sẽ không phân tích được khi phân tích tài chính của khách sạn.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện hoạt động phân tích tài chính tại khách sạn Moevenpick Hà Nội (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w