(Nguồn: Phòng Nhân sự Khách sạn)

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện hoạt động phân tích tài chính tại khách sạn Moevenpick Hà Nội (Trang 38)

2.1.3. Kết quả kinh doanh tại khách sạn Moevenpick Hà Nội giai đoạn2010-2012 2010-2012

Sau khi mở cửa đi trở lại vào đầu năm 2009, khách sạn Moevenpick đã đạt được kết quả kinh doanh như sau:

Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh khách sạn Moevenpick Hà Nội giai đoạn 2010-2012

STT CHỈ TIÊU NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012

1 Tổng số phòng sẵn có 54,393 54,750 54,900

2 Tổng số phòng bán được 40,086 40,229 38,838

3 Công suất bán phòng 73.70% 73.48% 70.74%

4 Giá phòng trung bình 102.94 103.98 101.75

5 Tổng doanh thu thuần 5,742,701.52 5,829,235.85 5,634,011.06

Doanh thu phòng ở 4,126,458.38 4,183,057.53 3,951,659.43 Doanh thu nhà hàng 1,192,052.14 1,257,712.96 1,309,101.51 Doanh thu hoạt động khác 424,191.00 388,465.36 373,250.12

6 Tổng chi phí 3,143,278.08 2,997,538.99 2,941,225.61

Chi phí bộ phận phòng ở 586,787.94 557,819.75 535,359.51 Chi phí bộ phận nhà hàng 812,682.98 818,899.59 751,413.79 Chi khí hoạt động khác 233,395.52 214,498.07 196,414.76 Chi phí quản lý chung 627,198.13 522,699.04 602,862.10 Chi phí bộ phận bán hàng 297,566.19 283,141.24 288,557.71 Chi phí bộ phận kỹ thuật 585,647.32 600,481.30 566,617.75

7 Lợi nhuận gộp 2,599,423.44 2,831,696.86 2,692,785.45

9 Lợi nhuận khác - 2,621.52 3,370.54

10 Lợi nhuận thuần 2,059,486.80 2,240,536.29 2,125,790.44

Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2010-2012 tại khách sạn Moevenpick Hà Nội

2.2. Thực trạng phân tích tài chính tại khách sạn Moevenpick Hà Nội

2.2.1. Quy trình phân tích

Hoạt động phân tích tài chính tại Moevenpick Hà Nội được tiến hành hàng tháng kể từ khi khách sạn mở cửa đi vào hoạt động. Tuy nhiên việc phân tích tài chính này sẽ thay đổi theo từng thời điểm và theo tình hình kinh doanh mà trọng tâm vào vấn đề đáng quan tâm nhất.

2.2.1.1. Chuẩn bị cơ sở dữ liệu phục vụ phân tích

Nguồn dữ liệu sử dụng để phân tích tài chính chủ yếu từ báo cáo tài chính của khách sạn hàng tháng sau khi hoàn thành xong báo cáo tài chính cuối tháng, bao gồm số liệu thực tế và số theo kế hoạch. Ngoài ra còn thu thập số liệu từ một số khách sạn khác xếp cùng hạng sao tương đương với khách sạn Moevenpich Hà Nội trong cùng địa bàn để phân tích.

Kỳ phân tích tài chính của khách sạn từ ngày mùng 1 đến ngày cuối cùng của tháng là 30 hoặc 31. Tất cả các nghiệp vụ phát sinh sẽ được ghi sổ trước ngày cuối cùng của tháng. Sau đó, kế toán tổng hợp và kế toán trưởng sẽ kiểm tra lại các bút toán đã ghi sổ trước khi lên báo cáo tổng hợp.

2.2.1.2. Xử lý thông tin

Giai đoạn này, sau khi đã có báo cáo tài chính tổng hợp, kế toán phân tích sẽ tiến hành phân tích bằng phương pháp so sánh theo thời gian, so sánh với kế hoạch, và thực hiện báo cáo phân tích các chỉ tiêu theo tập đoàn quy định.

Trong quá trình thực hiện báo cáo phân tích, kế toán phân tích sẽ phải tìm ra nguyên nhân, giải thích và đánh giá cho những kết quả phân tích được. Ví dụ như, tại sao chi phí tiền ăn cao? Chi phí cho đồ uống thấp? Hay một chi phí nào đó của phòng ban quá cao? Có cần phải phân bổ chi phí đó theo kỳ hợp lý không?...

2.2.1.3. Dự đoán và quyết định

Dựa vào kết quả thông tin ở giai đoạn trên, ban quản lý khách sạn sẽ dự đoán và quyết định mục tiêu hoạt động giai đoạn tiếp theo là gì. Ví dụ, đang trong mùa

cao điểm tháng 10 đến tháng 12, sau khi có kết quả phân tích của tháng 10, giám đốc tài chính cùng ban quản lý khách sạn sẽ định hướng cần chú trọng vào phần nhà hàng, hay mảng thị trường bên chính phủ, các công ty để tăng doanh thu nhà hàng, tăng doanh thu phòng, hay tổ chức sự kiện X-mas... Từ đó cũng xác định được mức chi phí ước tính của tháng tiếp theo là bao nhiêu để kiểm soát được tốt hơn.

2.2.2. Phương pháp phân tích

Hiện tại, hoạt động phân tích tài chính tại khách sạn Moevenpick Hà Nội được thực hiện chủ yếu bằng phương pháp truyền thống là phương pháp so sánh. Phương pháp so sánh được thực hiện cả hai cách là so sánh ngang và so sánh dọc (bao gồm cả tương đối và tuyệt đối cả về không gian và thời gian). Khách sạn thực hiện so sánh kỳ phân tích với kỳ kế hoạch đã định sẵn và so sánh với cùng kỳ năm ngoái để thấy được sự cố gắng của toàn khách sạn trong việc phấn đấu theo kế hoạch, và sự tăng trưởng hay giảm sút so với năm trước.

Từ đó, thấy được điểm mạnh điểm yếu trong hoạt động của khách sạn.

2.2.3. Nguồn thông tin sử dụng để phân tích tài chính tại khách sạn

2.2.3.1. Nguồn thông tin bên ngoài

Để phân tích tình hình tài chính khách sạn nói riêng và tình hình kinh doanh nói chung, ban quản lý phải dựa vào tình hình kinh tế trong nước và khu vực cụ thể, ví dụ tình hình thời tiết, đời sống, kinh tế - xã hội,

Giả sử thị trường Nhật Bản có nhiều biến chuyển khởi sắc về kinh tế, hoặc có những quan hệ mới về kinh tế mới được ký kết giữa Việt Nam và Nhật Bản, sẽ kéo theo nhiều khách du lịch, những nhà kinh doanh sang Việt Nam để du lịch, để làm ăn. Khi đó khách sạn sẽ có những kế hoạch để phát triển thị trường khách Nhật hơn.

2.2.3.2. Nguồn thông tin bên trong

Nguồn thông tin này rất quan trọng và là dữ liệu chủ yếu cho quá trình phân tích tài chính chính là báo cáo tài chính của khách sạn được lập hàng tháng, bao gồm, bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Bảng cân đối kế toán:

Bảng cân đối kế toán của khách sạn cũng được lập theo quy định bao gồm giá trị của tất cả tài sản và nguồn vốn của khách sạn. Tuy nhiên, bảng cân đối kế toán này sẽ khác so với các doanh nghiệp sản xuất thông thường ở chỗ: sẽ không

có bất kỳ khoản mục nào phản ánh giá trị tài sản cố định dài hạn, vì tài sản cố định sẽ do công ty chủ đầu tư quản lý toàn bộ và trích khấu hao.

Bảng 2.2: Bảng cân đối kế toán năm 2012 tại khách sạn Moevenpick Hotel Hà Nội

MOEVENPICK HOTEL HANOI

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Ngày 31 tháng 12 năm 2012

Đơn vị tính USD

CHỈ TIÊU Năm 2012 Năm 2011

TÀI SẢN

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện hoạt động phân tích tài chính tại khách sạn Moevenpick Hà Nội (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w