THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT

Một phần của tài liệu Bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự gây ra (Trang 75)

- Người thực hiện hành VI ạây thiệt hại có loi trong việc thực hiện hành

3.1. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT

3.1.1 Trong nịịành Công an nhân dân

Sau khi ưỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyêt sô 388, Bộ Công an đã chỉ đạo các đơn vị chức năng khân trương trièn khai thực hiện Nghị quyết này trong toàn ngành. Hội đồng phối hợp công tác phô biến, giáo dục pháp luật của Bộ đã thông qua các hội nghị tập huân ở Bộ và Công an các đơn vị, địa phương cùng với nhiều hình thức khác đê kết hợp tuyên truyền, phổ biến nội dung cua Nghị quyết số 388 đến cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng Công an nhân dân; trong đó chú trọng đội ngũ cán bộ làm công tác điều tra xử lý án, công tác quản lý giam giữ, công tác thi hành án phạt tù và thi hành các hình phạt khác thuộc chức năng của ngành Công an nhằm nâng cao trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ làm công tác tư pháp, hạn chế oan sai trong công tác điều tra, xử lý án, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tô chức.

Đe thi hành Nghị quyết này, Bộ Công an đã ban hành Thòng tư số 18/2004/TT-BCA(V19) ngày 09/11/2004 hướng dẫn bồi thường thiệt hại cho các trường hợp bị oan do người có thâm quyền trong hoạt động tô tụng hình sự thuộc Công an nhân dân gây ra và Chỉ thị số 08/2005/CT-BCA-V19 ngày 10/10/2005 về việc khẳc phục tỉnh trạng làm oan người vô tội trong các vụ án hình sự và xử lý trách nhiệm đối với cán bộ Công an có liên quan. Đông thời phối hợp với Viện kiểm sát nhản dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp. Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính ban hành Thông tư liên tịch sô 01/2004/TTLT ngày 15/3/2004 của liên ngành Công an, Kiểm sát, Toà án, Tư

I

pháp, Ọuổc phòng, Tài chính hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị quyết số 388. Hiện nay, quy định trách nhiệm dân sự cua Cơ quan Công an hay Viện kiểm sát đều dựa trên nguyên tắc "biện pháp tố tụng nào do Viện kiểm sát phê chuẩn hoặc quyết định mà dần đên oan thì do Viện kiêm sát chịu trách nhiệm bồi thường", cân cứ vào nguyên tẩc này tại Thông tư sỏ 18 quy định các trường hợp do cơ quan Công an bồi thường. Phạm vi các trường hợp oan do cơ quan Công an chịu trách nhiệm bôi thường chi gôm:

- Người bị Cơ quan điều tra ra quyết định tạm giữ mà có quyèt định cua cơ quan có thâm quyền trong hoạt động tổ tụng hình sự huy bo quyêt định tạm giữ vì người đó không thực hiện bât kỳ hành vi vi phạm pháp luật nào;

- Người bị Cơ quan điều tra ra quyết định gia hạn tạm giữ có phê chuân của Viện kiểm sát nhàn dân, nhưng hết thời hạn gia hạn tạm giữ có phê chuân mà vẫn tiếp tục bị tạm giữ không có quyết định tạm giữ, hoặc tuy có quyêt định tạm giữ nhưng khồng được Viện kiểm sát nhân dân phê chuân, mà có quyết định cua cơ quan có thấm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự huỷ bỏ quyết định tạm giữ vì người bị tạm giữ không thực hiện bất kỳ hành vi vi phạm pháp luật nào;

- Người thuộc các trường hợp hướng dẫn tại điểm a và điểm b mục 1 của Thông tư này bị cơ quan Công an thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu tài sản mà bị thiệt hại.

Cơ quan Công an có trách nhiệm bồi thường gồm Cơ quan an ninh điêu tra và Cơ quan cảnh sát điều tra các cấp đã ra quyết định tạm giữ người, đã ra lệnh kê biên tài sản hoặc quyết định tạm giữ, tịch thu tài sản, các đơn vị an ninh hoặc canh sát là cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một sô hoạt động điều tra và thu giữ vật chứng là tài sản.

Đối với việc tạm giữ oan người bị bẩt theo quyết định uy thác điêu tra quy định tại Điều 118 Bộ luật tố tụng hình sự thì cơ quan đã ra quyêt định

điều tra có trách nhiệm bồi thường. Nếu cơ quan thực hiện việc ủy thác mà tạm giữ không đúng người dần đen oan thì cơ quan thực hiện ủy thác chịu trách nhiệm bồi thường.

Với cách đặt vấn đề như vậy, từ sau khi có Nghị quyết sô 388, ngành Công an đà phát hiện có 15 trưcmg hợp bị oan ngay trong giai đoạn khơi tô, điều tra và thuộc trách nhiệm giải quyết cua cơ quan Công an. Phân tích các trường hợp này thấy. [20]

* Tình tiết cụ thế dan đến làm oan người không có tội

- Một trường hợp tự nhận tội về mình (tội cướp giật) đê trôn đi cai nghiện ma tuv bẳt buộc.

- Một trường hợp con gái khai ra mẹ có hành vi canh giới cho minh đê mình thực hiện hành vi bán số đề. Trong trường hợp này chỉ có một lời khai của người con nên không đu cơ sờ đè kết luận người mẹ có hành vi phạm tội

(tội đánh bạc).

- Một trường hợp con gái cùng mẹ tạo dựng ra lời khai giả là người mẹ có hành vi bán con gái sang Trung Ọuốc (tội mua bán phụ nữ). Thực tê là con gái tự đi sang Trung Ọuốc lấy chồng, nay trở về Việt Nam , sợ chính quyên Việt Nam không cho ở lại nên khai như vậy.

- Hai trường hợp người phạm tội khai báo đô tội cho người khác là đồng phạm với minh (tội trộm cắp tài sản).

- Một trường hợp người phạm tội bị bắt đã khai sai tên thật cùa mình bằng cách lấy tên của em trai mình, sau đó bo trốn. Cơ quan Công an đà quyết định khơi tố bị can, ra lệnh truy nã người ein trai cua người phạm tội đó (tội trộm cắp tài sản).

- Một trường hợp không có giấy phép lái xe, sư dụng xe của minh nhưng giấy đăng ký xe lại đứng tên cua người khác (người bạn), khi gây ra tai nạn đà khai xe này là đi mượn. Người có tên trong giấy đăng ký xe cũng khai

nhận là đã cho người gây tai nạn mượn xe nên đã bị khởi tô bị can về tội giao cho người không du điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông dường bộ.

- Ylột gia đình có con gái ơ độ tuôi 18 tuôi quan hệ tình dục với người cùng thôn. Gia đinh này đà tố cáo người cùng thôn đó phạm tội vì con gái họ chưa đu 16 tuổi, nên người bị tố cáo đã bị khơi tổ bị can. tạm giam về tội giao câu với trẻ em.

- Một trường hợp bị cơ quan Công an xác định là đã phạm tội trộm căp tài sản, vì chó nghiệp vụ đã xác định được nguồn hơi cua người đó có tại hiện trường vụ án.

- Một trường hợp bị người bị hại là người thiểu năng tâm thần khai là đã hiếp dâm mình. Khi bị lay lời khai, người bị tố cáo cũng khai nhận hành vi phạm tội.

- Một trường hợp vì đi cùng với người phạm tội cướp đên địa điêm xảy ra vụ cướp nên bị nghi là đồng phạm và bị bẳt, khời tố bị can về tội cướp tài sản.

- Một người bị nghi phạm tội trộm cắp tài sản, bị truy ép nên đã khai nhận tội và khai ra hai người khác là đồng phạm. Cà ba người này đều bị băt, trong đó một người bị khởi tố bị can.

- Một người biết người khác có hành vi mượn xe máy của người quen đem bán, người đó bị nghi là đồng phạm nên bị khơi tố về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài san.

* Các địa phương đẻ xay ra tnrờng hợp làm oan ngirời khàng có tội

- Cần Thơ có 3 trường hợp bị oan;

- Các tinh Trà Vinh, Vĩnh Long, Bình Phước, Cao Bằng, Đồng Tháp, Tiền Giang , Hà Giang, Hà Tây, Gia Lai và Ben Tre mỗi địa phương có 1 trường hợp bị oan.

* Các tội danh đã áp dụng cho các trường hợp bị oan

- Tội trộm cắp tài sản: 7 trường hợp;

- Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài san: 1 trường hợp; - Tội cướp tài san: 1 trường hợp;

- Tội cướp giật tài sản: 1 trường hợp; - Tội đánh bạc: 1 trường hợp;

- Tội mua bán phụ nữ: 1 trường hợp; - Tội giao cẩu với trẻ em: 1 trường hợp; - Tội hiếp dâm: 1 trường hợp;

- Tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiến các phương tiện giao thông đường bộ: 1 trường hợp.

* Đơn vị đè xảy ra các trường hợp bị oan

- Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh: 1 trường hợp; - Công an cấp huyện: 13 trường hợp;

- Đồn biên phòng số 117 Hà Giang: 1 trường hợp. * Các biện pháp đã áp dụng đối với người bị oan

- Bắt, tạm giữ: 10 trường hợp, trong dó có 2 trường hợp bất giữ theo lệnh truy nà; tạm giam: 5 trường hợp; không bắt: 4 trường hợp, trong đó có 1 trường hợp áp dụng biện pháp cấm đi khoi nơi cư trú.

- Khởi tố bị can: 13 trường hợp; không khơi tố bị can: 2 trường hợp. * Các biện pháp xử lý đoi với các trường hợp bị oan

- Tất cả 15 trường hợp đều đã được đình chỉ điều tra, trong đó cơ quan Công an đình chi điều tra 14 trường hợp. Viện kiểm sát đình chỉ điêu tra 1 trường hợp; cơ quan Công an quyết định trả tự do 6 trường hợp, Viện kiêm

sát quyết định tra tự do 5 trường hợp; cơ quan Công an dã xin lôi, giải quyèt bồi thường bằng tiền 2 trường hợp (3,4 triệu đồng và 2,8 triệu đồng)., các trường hợp khác không đủ điều kiện bồi thường hoặc người bị oan không yêu cầu bôi thường.

Trong thời gian từ năm 2003 đến nay, chưa phát hiện trường hợp nào xuất phát từ động cơ, mục đích cá nhân của cán bộ điều tra mà dẫn đến làm sai lệch hồ sơ vụ án, bắt, giam, giữ sai pháp luật.

Căn cứ vào Nghị quyết số 388 và các văn bản hướng dẫn thi hành, sau 4 hom 4 năm thực hiện, lực lượng Công an nhân dân đã tiếp nhận 69 đơn yêu cầu bồi thường, qua phân loại có:

- 42 đơn được chấp nhận bồi thường.

- 27 vụ thuộc trách nhiệm bồi thường cua ngành Công an - 15 vụ thuộc trách nhiệm bôi thường của ngành Viện kiếm sát

Trong đó 27 vụ thuộc trách nhiệm bồi thường của ngành Công an, đã giải quyết như sau:

- Đã giải quyết bồi thường được 19 vụ - Đang thương lượng 8 vụ

- Tổng số tiền bồi thường tính đến thời điểm hiện tại là: 1.248.800.000 đồng. [19]

3.1.2 Trong ngành Viện kiêm sát nhân dân

Đối với ngành kiểm sát nhân dân, sau khi có Nghị quyết số 388 được ban hành, Viện KSND tối cáo đã chu trì phối hợp với các Ngành: Bộ Công an, Toà án nhân dân Tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng và Bộ Tài chính ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn thi hành một số quy định cua Nghị quyết số 388. Ngoài ra, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao có các văn ban hướng

dần. thòng báo rút kinh nghiệm việc bồi thường trong toàn ngành nhàm quán triệt \a thực hiện đầy du thống nhất Nghị quyết số 388.

l heo số liệu thốne kê về số vụ việc có \ẽu cầu bồi thường thiệt hại theo Nghị quyết số 388 trong 5 năm qua như sau:

Bang 3.1 số vụ việc yêu cầu bồi thường

Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Sô lượng vụ việc Không có 10 33 40 50 70 --- y --- —— rX--- --- ---

Nguôn: Báo cáo Thônu kê cua Bộ Tư pháp ngà\ 10/7/2008

Bàng 3.2 Số vụ án dã được chấp nhận bồi thường thiệt hại

Năm 2003 2004 2005 2006 2007

Sô lượng vụ việc

1 13 20 30 35

Nguôn: Báo cáo Thòng kê của Bộ Tư pháp ngàv 10/7/2008

Bung 3.1 Kinh phí đã dược bồi thường thiệt hại theo Nuhị quyết sổ 388

{ (1(m vị linli : đong)

Năm 2003 2004 2005 2006 2007

Giá trị bôi thường

2.000.000 440.000.000 644.000.000 1.205 tỷ 3.2 tý

Nguồn: Báo cáo Thốnu kê cùa Bộ Tư pháp nuàv 10/7/2008

l ừ khi triển khai Nghị quyết 388, ngoài việc hướna dẫn, chi đạo toàn ngành giải quyết bồi thường, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao còn nhận được

công văn của 19 Viện kiêm sát tỉnh, thành phố đề nghị hướniỉ dẫn giải thích vê 3 I trường hợp bị oan mà các địa phương gặp khó khăn, \ ướng mắc khi giải

quyết. Ngoài ra, Viện kiểm sát nhân dàn Tối cao còn tiếp nhận 11 đơn yêu cầu bồi thường cua các dơn sự gửi đến, sau khi xem xét dà chuyên và hướng dẫn các Viện kiểm sát tỉnh, thành có trách nhiệm giải quyết theo thảm quyền. Đen nay, đã có 5 Viện kiểm sát tỉnh, thành báo cáo kết quả giải quyêt và 01 trường hợp Viện kiểm sát nhân dân Tối cao trả lời không có căn cứ đc giải quyết đơn yêu cầu bồi thường theo Nghị quyết 388. số còn lại các Viện kiểm sát dịa phương đang xem xét giải quyẻt.

Cho đến nay, toàn ngành đã tiến hành kiêm điêm, xem xét trách nhiệm cua 50 cán bộ có liên quan đến việc làm oan, trong đó có 19 đồng chí là Viện trương, Phó viện trưởng cấp huyện, 01 đồng chí là Phó viện trương Tỉnh, số còn lại là kiểm sát viên các câp. Ị19]

v ề hình thức xử lý:

- 1 người bị hình thức cảnh cáo - 02 người ơ mức khiên trách

- 47 người ờ mức độ kiểm điêm rút kinh nghiệm. [19]

Một phần của tài liệu Bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự gây ra (Trang 75)