5. Kết cấu luận văn
4.2. Hệ thống hóa quan đểm về hoàn thiện công tác quản lý vốn NSNN,
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NSNN cho đầu tƣ XDCB.
Việc đề xuất các giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý vốn từ NSNN cho đầu tƣ xây dựng cơ bản dựa trên các đề xuất sau:
-Kết hợp chặt chẽ lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội khi xem xét đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ từ NSNN.
Kết hợp lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội sẽ dẫn đến sự kết hợp giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Do đó lợi ích kinh tế biểu hiện cụ thể về sự thay đổi khối lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu sản phẩm, sự thay đổi cán cân thƣơng mại ở mức lợi nhuận thu đƣợc, ở sự thay đổi chi phí sản xuất.
Lợi ích xã hội của vốn đầu tƣ từ NSNN, ngoài việc thực hiện các mục tiêu kinh tế nói trên còn thể hiện ở việc thực hiện các mục tiêu xã hội khác nhƣ mục tiêu chính trị, mục tiêu an ninh quốc phòng, mục tiêu văn hoá xã hội, môi trƣờng... Theo đó lợi ích xã hội của vốn đầu tƣ từ NSNN, ngoài lợi ích kinh tế vừa kể trên còn bao gồm những sự thay đổi về các điều kiện sống và lao động, về môi trƣờng sống, về sử dụng thời gian tự do, về hƣởng thụ văn hoá, chăm sóc y tế, về khả năng quốc phòng và đảm bảo an ninh, về quyền bình đẳng và quyền tự quyết của dân tộc.
Việc phân biệt hai lợi ích này mang tính cân đối và chúng gắn bó chặt chẽ với nhau. Vì vậy, phân biệt 2 lợi ích này trong nhiều trƣờng hợp khá dễ dàng, nhƣng nhiều trƣờng hợp trở nên khó khăn. Mặt khác lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội trong nhiều trƣờng hợp có sự tƣơng thích, bổ sung cho nhau, nhƣng ở những trƣờng hợp khác lại xung đột với nhau. Khi xem xét hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ từ NSNN cho xây dựng cơ bản cần phải đánh giá một cách kỹ lƣỡng, toàn diện để quyết định ƣu tiên lợi ích kinh tế hay lợi ích xã
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
hội. Trong rất nhiều trƣờng hợp có sự xung đột xảy ra giữa 2 loại lợi ích nhƣ vậy, về nguyên tắc lợi ích xã hội theo đó có hiệu quả xã hội đƣợc ƣu tiên hơn.
- Kết hợp chặt chẽ 3 mặt lợi ích để xem xét hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ từ NSNN cho đầu tƣ xây dựng co bản.
Với vai trò con ngƣời vừa là chủ thể vừa là khách thể của hệ thống quản lý mục tiêu cá nhân ngƣời lao động đƣợc coi là lao động trực tiếp, mạnh mẽ nhất kích thích hoạt động kinh tế đặt hiệu quả cao. Chính vì lẻ đó mà Đảng ta nhấn mạnh kết hợp chặt chẽ 3 lợi ích: Lợi ích toàn xã hội, lợi ích tập thể, lợi ích cá nhân ngƣời lao động là lao động trực tiếp.
- Hiệu quả sử dụng VĐT cần đƣợc xem xét toàn diện trong suốt cả quá trình đầu tƣ hoàn chỉnh.
Quá trình đầu tƣ hoàn chỉnh một dự án đầu tƣ gồm 3 giai đoạn: giai đoạn chuẩn bị đầu tƣ, giai đoạn thực hiện dự án đầu tƣ, giai đoạn đƣa dự án vào khai thác sử dụng. Mỗi giai đoạn có đặc điểm, tính chất khác nhau nên có vai trò tác dụng khác nhau đối với hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ từ NSNN.
Giai đoạn chuẩn bị đầu tƣ và thực hiện dự án đầu tƣ là những giai đoạn chí phí về vốn đầu tƣ từ NSNN rất lớn nhƣng chƣa tạo ra sản phẩm, chƣa thu lợi ích từ các dự án, các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ từ NSNN của 2 giai đoạn này cần tập trung vào việc nâng cao chất lƣợng của các sản phẩm khảo sát, thiết kế, lập dự toán..., nâng cao chất lƣợng sản phẩm đầu tƣ XDCB đảm bảo thời gian thi công, giảm thiểu những thất thoát lãng phí trong đầu tƣ xây dựng cơ bản.
Trong giai đoạn đƣa công trình dự án vào khai thác sử dụng tức là mục tiêu cuối cùng của dự án đƣợc thực hiện các lợi ích KT - XH từ dự án đƣợc thu nhận những chi phí chủ yếu là chi phí vận hành. Các giải pháp nâng cao hiệu quả trong giai đoạn này cần phải tập trung vào việc thực hiện tốt tổ chức quản lý sản xuất, quản lý kỹ thuật công nghệ, quản lý lao động, quản lý tài chính, quản lý tiêu thụ sản phẩm, hiệu suất máy móc thiết bị, năng suất lao
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
động đƣợc nâng cao, vốn sản xuất đƣợc tiết kiệm, sản phẩm tiêu thụ nhanh, giá cả hợp lý. Đó là những yếu tố làm tăng hiệu quả sản xuất trong giai đoạn khai thác dự án, góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ từ NSNN. Vì vậy việc đánh giá hiệu quả vốn đầu tƣ từ NSNN cần phải đƣợc xem xét toàn diện cả ba giai đoạn của quá trình đầu tƣ hoàn chỉnh.
-Đặc biệt coi trọng yếu tố con ngƣời khi xem xét đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ từ NSNN.
Nhận thức đúng vị trí con ngƣời có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ từ NSNN.
Xét về hệ thống con ngƣời vừa là chủ thể, vừa là khách thể, nhƣng lại là khách thể có nhận thức (khác với các khách thể khác nhƣ: nhà xƣởng, mày móc...) nên phản ứng của con ngƣời sẽ có tác động tích cực hoặc tiêu cực lớn không lƣờng trƣớc đƣợc. Điều này đòi hỏi các chính sách nhất nhất là chính sách về kinh tế phải quan tâm đúng mức đến con ngƣời lao động, đồng thời cũng có những chế tài xử phạt nghiêm minh đối với những hành vi vi phạm pháp luật của con ngƣời.
Xét về hệ thống sản xuất, con ngƣời vừa là mục tiêu vừa là phƣơng tiện của hệ thống này. Mối quan hệ giữa mục tiêu và phƣơng tiện chỉ ra rằng việc nâng cao hiệu quả, phát triển sản xuất là nhằm nâng cao chất lƣợng cuộc sống con ngƣời. Đến lƣợt nó chất lƣợng cuộc sống đƣợc nâng cao sẽ trở thành yếu tố sản xuất quyết định hiệu quả và sự phát triển sản xuất. Chính vì vậy mà khi xây dựng mục tiêu tổng quát của kế hoạch 2001 - 2005, Đảng ta chú trọng đặc biệt yếu tố con ngƣời.
Việc chú trọng yếu tố con ngƣời thể hiện ở việc chú ý đầu tƣ cải thiện mức sống của nhân dân: đầu tƣ cơ sở hạ tầng, nhà ở, môi trƣờng sống và làm việc, chăm sóc y tế, đầu tƣ cho các chƣơng trình xoá đói, giảm nghèo... Đặc biệt trong giai đoạn nền kinh tế vật chất sang kinh tế tri thức các lợi thế về nhƣ: lao động nhiều, tiền công rẻ chỉ là tạm thời và mất đi rất nhanh. Cho nên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
đầu tƣ cho ngƣời là đầu tƣ cho trí tuệ thông qua đầu tƣ cho giáo dục và đào tạo để nâng cao dân trí, bồi dƣỡng nhân tài.
-Kết hợp nội lực và ngoại lực khi xem xét hiệu quả
Trong bối cảnh hiện nay khi xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế phát triển mạnh mẽ thì kết hợp giữa nội lực và ngoại lực nhằm kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại có ý nghĩa hết sức quan trọng để sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực phát triển kinh tế nhanh và bền vững, sự kết hợp đó đƣợc thể hiện ở chỗ:
Huy động triệt để các nguồn lực trong nƣớc, tranh thủ huy động tối đa các nguồn lực ngoài nƣớc. Để thực hiện phƣơng châm nói trên trƣớc hết phải tạo lập môi trƣờng đầu tƣ phù hợp đủ sức hấp dẫn khuyến khích mạnh dạn đầu tƣ trong và ngoài nƣớc. Chú trọng đầu tƣ cho một nền kinh tế phát triển hƣớng ngoại, theo đó hƣớng vào đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển công nghệ, đầu tƣ đúng mức vào giáo dục và đào tạo... Đó là điều kiện để một mặt đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá dịch vụ, xuất khẩu vốn và xuất khẩu lao động, mặt khác, có thể tiếp cận tốt nhất về công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến từ nƣớc ngoài. Thực hiện tốt sự kết hợp nói trên cả về mặt lý thuyết lẫn thực tế là yếu tố rất quan trọng trong sử dụng vốn đầu tƣ từ NSNN.