Quỹ BHTN được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ 2% trên tổng tiền lương phải trả cho từng kỳ kế toán và được tính hết vào chi phí sản xuất kinh doanh. Người sử dụng lao động phải chịu 1% và được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh còn người lao động phải chịu 1% bằng cách khấu trừ vào lương của họ.
(Nguồn hình thành quỹ BHTN được quy định tại khoản 1, 2, 3 luật BHXH. Phương thức đóng BHTN được hướng dẫn cụ thể tại khoản 1, 2, 3 điều 8 thông tư 32/2010/TT – BLĐTB-XH).
Ví dụ: - Tổng quỹ lương của bộ phận sản xuất chung tháng 12/2011 là 38.000.000 đồng. Theo quy định Công ty sẽ nộp BHTN với số tiền là:
Trong đó: Người lao động sẽ chịu:
38.000.000 x 1% = 380.000 đồng
Còn lại 16% Công ty sẽ tính vào chi phí sản xuất kinh doanh là: 760.000 – 380.000 = 380.000 đồng
- Cụ thể với CBCNV thì kế toán chỉ tính và trừ 6%. Trần Hồng Mai có số lương nộp bảo hiểm là 6.000.000 đồng, vậy số tiền trích nộp BHTN sẽ là:
6.000.000 x 1% = 60.000 đồng
Số tiền mà Công ty phải chịu tính vào chi phí sản xuất kinh doanh sẽ là: 6.000.000 x 1% = 60.000 đồng.
* Ý nghĩa của BHTN:
+ Đối với Người lao động: Nếu người lao động đóng 1% cho BHTN trong một năm thì khi mất việc làm sẽ có ba tháng trợ cấp mất việc. Nếu không thì người lao động chỉ được hưởng 0,5 tháng lương.
Với 1% mức lương hiện hưởng, người lao động sau 15 ngày mất việc sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp. Ví dụ Chị Hà đóng BHTN từ ngày 1-1-2009 đến 14-1-2012. Chị Hà có hai tháng 10 và 11-2011 không đóng BHTN theo quy định. Tháng 1-2012 Chị Hà chấm dứt hợp đồng lao động. Như vậy, mức trợ cấp thất nghiệp mà Chị Hà được hưởng bằng tiền lương đóng BHTN 6 tháng (tháng 5, 6, 7, 8, 9 và 12) x 60%. Bên cạnh đó người lao động còn được hỗ trợ học nghề, tìm việc làm và được hưởng chế độ bảo hiểm y tế trong thời gian hưởng BHTN.
+ Đối với Công ty: Thời gian người sử dụng lao động đóng BHTN cho người lao
cấp thôi việc theo quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về cán bộ, công chức.