GIẢM SỨC CẠNH TRANH HÀNG HÓA CỦA NHẬT NHƯNG NGAY SAU ĐÓ LẠ

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI MÔN: TÀI CHÍNH QUỐC TẾ KINH TẾ NHẬT BẢN VÀ NHỮNG CHÍNH SÁCH (Trang 78)

NGAY SAU ĐÓ LẠI THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU TĂNG TRƯỞNG

Tuy đồng Yên tăng giá có tác động làm giảm sức cạnh tranh hàng hóa của Nhật và gây khó khăn cho xuất khẩu, nhưng chính việc lợi dụng sự lên giá đồng Yên để phối hợp với những chính sách điều chỉnh thích hợp, kịp thời, Nhật đã đưa nền kinh tế nhanh chóng thoát ra khỏi khủng hoảng và tiếp tục tăng trưởng (như chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế: phát triển các ngành kinh tế sử dụng công nghệ tốn ít nguyên, nhiên, vật liệu và các nguyên, nhiên, vật liệu mới, phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế so sánh và cạnh tranh…; khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu; và lợi dụng đồng Yên lên giá chuyển hướng từ xuất khẩu mạnh hàng hóa sang xuất khẩu vốn…). Kết quả của nền kinh tế tiếp tục có tốc độ tăng trưởng khá cao đã tác động trở lại thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng nhanh và mở rộng ra phạm vi toàn thế giới. Vì thế, chính vào thời kỳ này, cán cân thương mại của Nhật đã chuyển mạnh sang thặng dư vào cuối những năm 1970 (xem Bảng 4).

BẢNG 4. Tình hình cán cân thương mại của Nhật Bản những năm 1970

Năm

Xuất khẩu Nhập khẩu Cán cân

thương mại Triệu USD Tỷ lệ tăng (%) Triệu USD Tỷ lệ tăng(%) Triệu USD

1970 19,318 20.8 18,881 25.7 437 1971 24,019 24.3 19,712 4.4 4,307 1972 28,591 19.0 23,471 19.1 5,120 1973 36,930 29.2 38,314 63.2 -1,384 1974 55,536 50.4 62,110 62.1 -6,574 1975 55,753 0.4 57,836 -6.8 -2,110 1976 67,225 20.6 64,799 12.0 2,426 1977 80,495 19.7 70,809 9.3 9,686 1979 103,032 5.6 110,672 39.5 -7,640

Kết quả từ Bảng 4 còn cho thấy rõ sự tác động có tính giảm và tính trễ của những thay đổi trong tỷ giá hối đoái và giá trị đồng Yên. Khi chuyển đổi chế độ tỷ giá, đồng Yên lên giá mạnh từ năm 1971 nhưng sang năm 1973 cán cân thương mại của Nhật mới bắt đầu chuyển sang thâm hụt (1973-1975). Những điều chỉnh trong chính sách kinh tế, tiền tệ (trong đó có chính sách hạn chế và kiểm soát nhập khẩu chặt chẽ), thương mại sau cuộc khủng hoảng giá dầu 1973 làm giảm tốc độ lên giá của đồng Yên và khuyến khích xuất khẩu cũng chỉ khôi phục lại cán cân thương mại thặng dư và năm 1977-1978. Cú sốc giá dầu lần 2 (1978) tuy mức độ ảnh hưởng đến nền kinh tế Nhật có ít hơn, nhưng cũng đã một lần nữa làm cán cân thương mại Nhật quay lại thâm hụt 1979.

Bước sang những năm 1980 của thế kỷ XX, khi đã khai thác khá thành công những lợi thế so sánh mới đang có xu hướng chiếm ưu thế trong thời gian tới, đồng Yên bắt đầu giảm giá, xuất khẩu của Nhật Bản đã lại tăng lên nhanh chóng và chuyển dịch cán cân thương mại sang phía thặng dư (xem Bảng 5).

BẢNG 5. Tỷ giá hối đoái (JPY/USD) và tình hình xuất nhập khẩu của Nhật Bản trong giai đoạn 1980 - 1985

Năm 1980 1981 1982 1983 1984 1985

Tỷ giá hối đoái % thay đổi 226.74 +24.7% 220.54 -2.7% 249.08 +12.9% 237.51 -4.6% 237.52 +0.0% 238.54 +0.4%

Cán cân thương mại

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI MÔN: TÀI CHÍNH QUỐC TẾ KINH TẾ NHẬT BẢN VÀ NHỮNG CHÍNH SÁCH (Trang 78)