0
Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

DỰ BÁO XU HƯỚNG DIỄN BIẾN CÁN CÂN BOP NĂM 2007

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI MÔN: TÀI CHÍNH QUỐC TẾ KINH TẾ NHẬT BẢN VÀ NHỮNG CHÍNH SÁCH (Trang 32 -32 )

Vào ngày 11/07/2006 lần đầu tiên BOJ tăng lãi suất cơ bản lên mức 0.25% sau khi BOJ từ bỏ chính sách tiền tệ nới lỏng vào tháng 3 trong năm. Khi nền kinh tế ngày càng được phục hồi đáng kể BOJ sẽ tiếp tục tăng lãi suất và điều này tạo áp lực tăng lạm phát trong nước ngày càng cao. Người tiêu dùng và các doanh nghiệp trong nước đi mua hàng ở nước ngoài nhiều hơn, trong khi xuất khẩu sang các nước khác giảm. Do vậy xu hướng cán cân thương mại của Nhật Bản sẽ giảm đi 1 cách đáng kể khi lạm phát tăng cao, từ đó tác động giảm tài khoản vãng lai. Đồng thời lãi suất tăng sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Nhật nhiều hơn và theo như dự báo cán cân vốn sẽ vẫn sẽ thâm hụt nhưng sẽ cải thiện hơn vào năm 2007.

CHƯƠNG 3

ĐỒNG TIỀN NHẬT BẢN

SỰ VẬN ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

Tiền của Nhật Bản là đồng Yên. Tất cả mọi vấn đề về tiền tệ ở Nhật Bản được quản lý bởi Bộ Tài Chính với sự hợp tác của Ngân Hàng Nhật Bản và Bộ Thương Mại và Công Nghiệp, những tổ chức này cũng điều hành việc cấp giấy phép xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, đa phần những nhà chức trách, những người tán thành phương thức thanh toán thông thường thì được cử làm đại diện cho những ngân hàng ủy quyền (liên quan đến những ngân hàng trao đổi ngoại hối).

Trước năm 1949, kinh doanh ngoại hối thì được điều khiển trực tiếp bởi chính phủ và có nhiều tỷ giá trao đổi phức tạp. Mặc dù việc điều khiển trực tiếp đã được bãi bỏ vào năm 1949, 1 hệ thống điều khiển kinh doanh ngoại hối mới đã được đưa ra cho một sự chuyển giao đến nền kinh tế thị trường. Chính phủ Nhật có thể điều hành hạn ngạch nhập khẩu thông qua hệ thống này. Bên cạnh đó, Nhật còn chuyển từ một chế độ nhiều tỷ giá đến chế độ chỉ còn 1 tỷ giá duy nhất vào tháng 4 năm 1949. Chế độ này tiếp tục hoạt động cho đến khi mở rộng tự do kinh doanh phát triển dưới sức ép từ nước ngoài vào đầu những năm 1960.

Sự can thiệp tiền tệ của Nhật là Đồng Đôla. Nhật duy trì 1 tỉ giá trao đổi cố định 360 Yên = 1 USD cho đến tháng 8 năm 1971. Vào năm 1971, đồng Yên được cho phép thả nổi trên sự dao động cao nhất của nó và 1 tỷ giá thực với 1 phạm vi dao động được thiết lập vào tháng 12. Với sự tiếp tục mất giá của đồng USD, nó buộc Ngân Hàng Nhật đến vị trí điều khiển tỷ giá, trên cơ sở thả nổi. Một khoảng thời gian sau đó, tỷ giá thực của đồng Yên được thả nổi tự do. Kể từ sự ra đời của hệ thống tỷ giá thả nổi vào tháng 2 năm 1973, kinh tế Nhật đã trải qua sự dao động lớn trong thị trường ngoại hối, với đồng Yên trên 1 xu hướng tăng lên dài hạn.

Cũng trong năm đó, tỷ lệ khác gọi là tỷ lệ liên ngân hàng được thiết lập. Đồng Yên được quyết định trên cơ sở của điều kiện cung - cầu cơ bản trong thị trường hối đoái. Ngân hàng Nhật chỉ can thiệp vào thị trường tiền tệ khi đồng Yên dao động 1 cách bừa bãi. Chế độ tỷ giá thì không thay đổi nhiều ở Nhật.

3.1. SỰ VẬN ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TRONG NĂM 2005,

2006, ĐẦU NĂM 2007 VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG

6 THÁNG ĐẦU NĂM 2005

Sau việc rớt giá diễn ra vào cuối năm 2004, đồng USD đã suy yếu nhiều so với các đồng ngoại tệ mạnh khác. Trong năm 2005, nhờ vào nền kinh tế Mỹ tương đối vững mạnh cũng như sự chênh lệch lãi suất so với thị trường Châu Âu và Nhật Bản, đồng USD đã tăng trở lại (Chart 36). Đồng JPY rớt giá so với đồng USD, từ mức 103 JPY đổi 1 USD vào cuối năm 2004, xuống mức 110 JPY vào tháng 6 năm 2005.

Đồng EUR tăng vào 6 tháng cuối năm 2004 (Chart 39) do thị trường lo ngại về những mất cân đối với bên ngoài của nền kinh tế Mỹ và các nhà đầu tư quan tâm hơn đến đầu tư vào các cổ phiếu và trái phiếu theo đồng EUR nhằm đa dạng danh mục đầu tư.

Tuy nhiên, trong năm 2005, (1) xét tổng quan nền kinh tế của khu vực đồng tiền chung Châu Âu có sự sụt giảm, và (2) trước việc ngày càng có nhiều mối lo ngại về mức thâm hụt ngân sách ngày càng tăng của hầu hết các nước thành viên, trong tháng 3, Ủy ban các vấn đề tài chính và kinh tế Châu Âu đã quyết định điều chỉnh Hiệp ước Phát Triển và Ổn định. Bên cạnh đó, cuối tháng 5 đầu tháng 6 qua, Hiến pháp Châu Âu đã không nhận được sự đồng tình trong cuộc trưng cầu ý dân tại Pháp và Hà lan, gia tăng những bất ổn liên quan đến vấn đề chính trị và các chính sách kinh tế của Châu Âu. Kết quả, đồng EUR đã rớt giá so với các đồng tiền chính khác, đánh mất thị phần đạt được từ năm 2004 (Chart 40). Chính vì vậy, đồng JPY tăng so với đồng EUR, từ ngưỡng 139.18 JPY đổi 1 EUR vào cuối năm 2004, lên mức 134.28 JPY vào cuối tháng 6.

6 THÁNG CUỐI NĂM 2005

Đồng JPY rớt giá so với những đồng tiền chính như USD và EUR và so với tiền Châu Á (Chart 54), trái lại, đồng USD có xu hướng tăng so với các đồng tiền chính khác trong 6 tháng đầu năm 2005.

Đã có những thay đổi trên thị trường ngoại hối, đầu tháng 12, đồng JPY rớt giá so với đồng USD, ở mức 121 JPY đổi 1 USD, so với mức 111 JPY vào thời điểm cuối tháng 6 năm 2005. Điều này là do việc nới rộng mức chênh lệch lãi suất ngắn hạn giữa thị trường Nhật và Mỹ, cũng như việc các nhà đầu tư trong nước tăng đầu tư vào các loại trái phiếu và cổ phiếu theo đồng ngoại tệ. Đây là mức thấp nhất kể từ tháng 3 năm 2003.

Đồng EUR rớt giá và dao động quanh ngưỡng 1.17 USD/EUR vào đầu tháng 12 so với 1.21 USD/EUR vào cuối tháng 6 năm 2005 do việc nới rộng mức chênh lệch lãi suất ngắn hạn và việc các chi nhánh nước ngoài của các tập đoàn tại Mỹ chuyển khoản vốn và lợi nhuận về nước nhờ vào việc ban hành đạo luật Job Creation của Mỹ ban hành năm 2004 (theo đó sẽ giảm hơn 137 tỷ USD tiền thuế cho hơn 200.000 tập đoàn và công ty tại Mỹ). Cả đồng JPY Nhật và đồng EUR đều giảm so với đồng USD, nhưng trên thực tế đồng JPY Nhật giảm đối với tất cả đồng tiền mạnh, tỷ giá EUR/JPY tăng 143 vào giữa tháng 12 từ ngưỡng 134 vào cuối tháng 6. Đồng JPY đã ở mức thấp nhất so với đồng EUR kể từ khi đồng EUR ra đời vào năm 1999.

* Nhân tố bên cạnh sự sụp giá của đồng JPY

Như thảo luận ở trên, vào 6 tháng cuối năm 2005, Đồng JPY tiếp tục theo đuổi xu hướng đi xuống từ 6 tháng đầu năm 2005 trong khi kinh tế Nhật bản thu lại và giá cổ phiếu tốt hơn thị trường nước ngoài. 3 nhân tố là lời giải đáp cho xu hướng đó.

Đầu tiên, mức chênh lệch lãi suất ngắn hạn giữa thị trường Nhật và Mỹ đã được nới rộng do việc Mỹ tiếp tục duy trì chính sách tăng lãi suất của mình

(Chart 57). Việc nới rộng mức chênh lệch lãi suất ngắn hạn đã tác động đến

chiến lược của các nhà đầu tư đối với hoạt động đầu tư và nghiệp vụ tự bảo hiểm do những thay đổi trong chi phí hoạt động quỹ và mức phí tự bảo hiểm. Như đã đề cập, khối lượng giao dịch của các nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán trong nước đã vượt một nghìn tỷ Yên mỗi tháng từ tháng 7. Các nhà đầu tư nước ngoài có khuynh hướng thực hiện giao dịch trực tiếp bằng đồng JPY - đồng tiền có lợi suất thấp hoặc bằng nghiệp vụ tự bảo hiểm rủi ro ngoại hối. Bên cạnh đó, do mức lợi tức tương đối cao của trái phiếu chính phủ Nhật (JBGs), cùng với việc đầu tư trở lại các loại trái phiếu nước ngoài có thời hạn 10 năm và thực hiện các giao dịch để hạn chế rủi ro tỷ giá hối đoái xuống mức thấp gần 0%, các nhà đầu tư trong nước, ví dụ như các công ty bảo hiểm đã kết thúc một số giao dịch tự bảo hiểm hoặc bán các trái phiếu nước ngoài đã được tự bảo hiểm để mua JBGs. Mặc dù tác động của các giao dịch

kiểu này khó đánh giá được, nhưng thông qua giao dịch này áp lực đối với đồng JPY do việc nới rộng chênh lệch lãi suất ngắn hạn đã giảm.

Thứ 2, thặng dư thương mại của Nhật đã giảm một cách rõ rệt (Chart 58). Giá dầu thô và cầu nội địa tăng đã khiến kim ngạch nhập khẩu tăng và thặng dư thương mại (dựa trên cán cân thanh toán) từ tháng 7 đến tháng 11 năm 2005 chỉ ở mức 4.0 nghìn tỷ Yên, giảm khoảng gần 30%, tương đương khoảng 1.5 nghìn tỷ so với năm trước. Sự sụp giảm trong thặng dư thương mại đã ảnh hưởng đến hoạt động của những nhà điều hành thương mại như những công ty xuất nhập khẩu và giảm áp lực sức mua Đồng JPY.

Thứ 3, lượng đầu tư của các nhà đầu tư trong nước vào thị trường chứng khoán nước ngoài tăng nhanh (Chart 59). Trong khi mức đầu tư ròng

vào thị trường chứng khoán trong nước (bao gồm cả cổ phiếu và trái phiếu) tính từ tháng 7 dến tháng 12 chỉ vào khoảng 10.9 nghìn tỷ Yên, so với mức đầu tư ròng ra là 13 nghìn tỷ Yên. Điều này cho thấy, đối với dòng vốn đầu tư gián tiếp, cung và cầu ngoại tệ thể hiện qua hoạt động bán đồng JPY Nhật.

Về phía các nhà đầu tư, các ngân hàng (liên quan đến các hoạt động chứng khoán) bán ròng khoảng 5.6 nghìn tỷ Yên Nhật, các công ty chứng khoán khoản 4.3 nghìn tỷ và các quỹ liên kết của Nhật vào khoản 4.6 nghìn tỷ yên. Dòng vốn đầu tư lưu chuyển ra ngoài thông qua việc các công ty chứng khoán và các công ty quản lý quỹ giao dịch các trái phiếu tính bằng đồng ngoại tệ được phát hành bởi các chủ thể không có trụ sở tại Nhật cho các nhà đầu tư tư nhân, và việc các quỹ đầu tư vào trái phiếu nước ngoài. Các quỹ này bao gồm các khoản đầu tư của các nhà đầu tư tư nhân, mà trong hầu hết các trường hợp, các rủi ro tỷ giá có liên quan sẽ không được tự bảo hiểm (Chart

60). Các nhà đầu tư này sẵn sàng chấp nhận rủi ro tỷ giá nhằm đạt mức lợi

nhuận cao hơn phần lớn là từ sự chênh lệch lãi suất. Họ đang tăng các giao dich dựa vào chênh lệch biên tỷ giá, hoạt động này có chí phí thấp hơn so với các hoạt động bằng ngoại tệ khác ví dụ như ký gửi bằng ngoại tệ. Chủ yếu nhờ

vào sự tăng trưởng của nền kinh tế trong nước và sự tăng giá cổ phiếu, các nhà đầu tư tư nhân có vẻ ngày càng sẵn sàng chấp nhận rủi ro và tăng mức đầu tư vào các loại tài sản ngoại tệ. Biến động thấp trên thị trường hối đoái cũng đã khiến các nhà đầu tư quyết định đầu tư vào các tài sản ngoại tệ do mức lợi nhuận từ các khoản đầu tư mạo hiểm (Chart 61).

6 THÁNG ĐẦU NĂM 2006

Trước bối cảnh một loạt các vấn đề như thâm hụt cán cân vãng lai của Mỹ trong tháng tư và sự suy giảm rủi ro trên thị trường ngoại hối toàn cầu trong tháng 5 và tháng 6, giá trị đồng USD giao động với biên độ rộng so với các đồng tiền mạnh khác. Mặc dù vậy, chiều hướng tăng giá giá giá trị đồng USD đã ngừng sau khi khuynh hướng này diễn ra liên tục trong suốt năm 2005. Nhìn chung, đồng USD đã suy yếu so với thời điểm cuối năm 2005 (Chart 5-1).

* Sự điều chỉnh của việc tăng giá đồng USD so với đồng JPY tiếp tục diễn ra từ năm 2005

Giá trị đồng Yên Nhật dao động quanh ngưỡng 114-119 JPY/USD trong 4 tháng đầu năm 2006 do việc đồng USD đã ngừng tăng so với đồng yên Nhật sau khi đồng tiền này tăng liên tục trong suốt năm 2005. Việc các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm đến chênh lệch lãi suất ngày càng lớn trong ngắn hạn trên 2 thị trường Nhật và Mỹ là nguyên nhân dẫn đến việc tăng giá đồng USD so với đồng yên Nhật trong năm 2005. Tuy nhiên từ năm 2006, dựa trên việc xem xét tổng quan chính sách tiền tệ của 2 nước, các nhà đầu tư bắt đầu nghi ngại rằng mức chênh lệch lãi suất như thế sẽ kết thúc và điều này đã phần nào ngăn việc sụt giảm giá đồng Yên so với đồng USD vốn diễn ra trong suốt năm 2005.

Từ cuối tháng 4 năm 2006, đồng USD rớt giá so với các đồng tiền mạnh khác sau khi có những chuyển biến mới như việc công bố bản báo cáo của bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng Trung Ương các nước khối G7, làm tăng thêm mối quan tâm xung quanh vấn đề thâm hụt tài khoản vãng lai của Mỹ. Đồng JPY tăng đáng kể sau đó vượt qua ngưỡng 108 JPY/USD. Mặc dù giá trị đồng USD đã được củng cố lại sau một loại các hoạt động giảm thiểu rủi ro trên thị trường toàn cầu của các nhà đầu tư từ giữa tháng 5 năm 2006, nhưng tỷ giá JPY/USD đã vào khoảng 114 vào cuối tháng 6 năm 2006, cao hơn so với thời điểm cuối năm 2005.

Giá trị đồng EUR so với đồng USD cũng có một kịch bản tương tự trong 6 tháng đầu năm 2006. Giá trị đồng EUR vào thời điểm cuối tháng 6 năm 2006 cao hơn so với thời điểm cuối năm 2005, vào khoảng 1.12 USD/EUR. Cũng vào thời điềm này, giá đồng EUR tăng so với đồng JPY do các nhà đầu tư kỳ vọng nhiều vào việc ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB) tăng lãi suất, ở mức 146 JPY/EUR vào cuối tháng 6 năm 2006.

* Vốn đầu tư gián tiếp

Bên cạnh đó, trong 6 tháng đầu năm 2006 cũng đã có sự thay đổi liên quan đến dòng vốn nước ngoài vào thị trường Nhật. Xét vốn đầu tư gián tiếp vào Nhật, mặc dù có dao động nhưng dòng vốn đầu tư ra vượt qua tổng giá trị dòng vốn vào thị trường Nhật cho đến cuối năm 2005. Đến đầu năm 2006, xu hướng này có chiều hướng thay đổi khi tổng vốn đầu tư vào trong nước cao hơn dòng vốn ra trong quý 1 và 2 (Chart 5-2).

Bên cạnh đó, sau khi đầu tư gián tiếp ra thị trường nước ngoài vượt ngưỡng cho đến cuối năm 2005, các khoản đầu tư vào trái phiếu nước ngoài của các nhà đầu tư Nhật đã giảm tương đối nhiều vào đầu năm 2006 và các khoản đầu tư vào thị trường trái phiếu Nhật của các nhà đầu tư nước ngoài tăng mạnh trong quý 2 năm 2006 (Chart 5-3). Điều này cơ bản phản ánh được những thay đổi trên thị trường dựa trên mức lãi suất. Thay đổi đầu tiên diễn ra trong hoạt động của các nhà đầu tư trong nước khi các định chế tài chinh giảm các khoản đầu tư vào trái phiếu nước ngoài do lo ngại mức chênh lệch lãi suất giữa ngắn hạn và dài hạn giảm trên thị trường Mỹ. Thay đổi sau đó là trong hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài khi các nhà đầu tư tăng nguồn quỹ vào các trái phiếu của Nhật để đạt được lợi nhuận trong giao dịch Arbitrage do việc gia tăng lãi suất của Nhật.

6 THÁNG CUỐI NĂM 2006

Trên thị trường ngoại hối, khi biến động giá duy trì ở mức thấp thì các chủ thể tham gia thị trường có khuynh hướng quan tâm mức chênh lệch lãi suất giữa các đồng tiền. Cụ thể hơn, các nhà đầu tư trên thị trường vốn ngắn hạn và các nhà đầu tư tư nhân trong nước tỏ ra quan tâm đến việc đầu tư vào các đồng tiền đang ở mức lãi suất cao. Điều này phần nào đã khiến giá trị đồng

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI MÔN: TÀI CHÍNH QUỐC TẾ KINH TẾ NHẬT BẢN VÀ NHỮNG CHÍNH SÁCH (Trang 32 -32 )

×