MÔ TẢ TỔNG QUÁT

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI MÔN: TÀI CHÍNH QUỐC TẾ KINH TẾ NHẬT BẢN VÀ NHỮNG CHÍNH SÁCH (Trang 57)

Cách đây 10 năm, bức xúc trước tình trạng kẹt xe và ô nhiễm môi trường cũng như hưởng ứng sự vận động tiết kiệm năng lượng xanh, ông Xạ Chính Dân đã bắt tay vào đề án sản xuất xe đạp điện, tàu thuyền chạy điện, xe lăn cho người khuyết tật... và lập tức sản phẩm mang thương hiệu CP được thị trường chấp nhận. Vượt qua biên giới thị trường Bắc Trung Nam, sản phẩm được đưa đến Châu Âu và tại đây một lần nữa nó lại khẳng định được chất lượng của mình.... dù mới tham gia thị trường vào tháng 5/2000.

Với kinh nghiệm từ nhiều năm tham gia thị trường bằng các sản phẩm dân dụng sử dụng điện, ông đem hết tâm huyết để chế tạo chiếc xe đạp chạy điện. Chiếc xe đạp chạy điện của ông có thể đạt tốc độ gần 30km/giờ nhưng chi phí chỉ khoảng 1 nghìn đồng cho... 100km. Xe lại không gây ô nhiễm môi trường và rất tiện dụng khi lưu thông giữa rừng xe trên đường phố lúc tan tầm. Mặt khác, xe dễ sử dụng và khá an toàn, nhất là đối với người già và trẻ em chưa đến tuổi thành niên.

Trả lời về vấn nạn cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại có mặt trên thị trường Thái Lan, ông Xạ Chính Dân nói "Chúng tôi trụ được nhờ chú trọng việc lựa chọn thiết bị đầu vào để tạo ra sản phẩm luôn đạt chất lượng cao vì sự an toàn đối với lứa tuổi học sinh, sinh viên trong khi tham gia giao thông, nhất là trong khi chính phủ Thái đang phải đối đầu với vấn nạn tai nạn giao thông như hiện nay.”

Tuy nhiên, kể cả với ưu điểm vượt trội về kĩ thuật: kinh tế, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông và giá thành lại rẻ, đặc biệt là cung cách phục vụ tận tâm, bảo hành tận nhà… thì CP vẫn khó lòng cạnh tranh với các sản phẩm trôi nổi vì họ không phải chịu thuế. Chúng tôi chỉ còn biết tìm mọi cách để giảm thiểu các khoản chi phí một cách hợp lí để hạ giá thành và tham gia các chương trình quảng bá thương hiệu.

Đồng thời trong chiến lược giảm chi phí, hạ giá thành, Xạ Chính Dân quyết định mở một cơ sở sản xuất kinh doanh xe đạp điện CP ở Việt Nam. Vì ngoài các yếu tố thuận lợi như GDP năm 2006 tăng 8,2%, Việt Nam vừa gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), đang tiếp tục sửa đổi luật pháp, hoàn thiện nền cải cách hành chính…, CP còn đánh giá cao về nguồn nhân lực. Chi phí nhân công được đánh giá vào khoảng 1/3 của Thái Lan, và có những người công nhân được đào tạo khá tốt. Theo ông Xạ Chính Dân, yếu tố hiếu học và khả năng tiếp thu nhanh của lớp trẻ Việt Nam sẽ là một nguồn tài nguyên, và việc đầu tư vào Việt Nam sẽ thuận lợi khi sử dụng nguồn nhân lực tại chỗ.

Đồng thời Việt Nam là một thị trường tiềm năng, nhu cầu sử dụng xe đạp điện ngày càng cao. Khoảng 2 năm trở lại đây, các loại xe đạp điện đã bắt đầu được nhiều người tiêu dùng quan tâm, chọn mua nhiều. Đặc biệt, sau khi giá xăng dầu tăng lên ở mức hơn 10.000 đồng/lít và quy định đội mũ bảo hiểm khi đi xe gắn máy được siết chặt, xe đạp điện đã trở thành sự lựa chọn do hiệu quả kinh tế và tiện lợi.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI MÔN: TÀI CHÍNH QUỐC TẾ KINH TẾ NHẬT BẢN VÀ NHỮNG CHÍNH SÁCH (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w