PHÂN TÍCH KỊCH BẢN
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Dòng tiền kỳ vọng
(Lợi nhuận ròng)
(Triệu đồng)
26,250 24,375 32,500 45,000 52,500
* Giá VND giảm mạnh so với USD Giá thanh lý
(Triệu đồng) 90,000
Tỷ giá 17046.5 17292.1 17538.8 17786.7 18035.6
Dòng thu nhập
gửi về công ty mẹ $1,693,896 $1,705,620 $2,466,389 $3,704,144 $12,724,704 Vốn đầu tư ban đầu $20,000,000
Giá trị ròng dự án -$18,306,104 -$16,600,484 -$14,134,095 -$10,429,951 $2,294,753
* Giá VND giảm nhẹ so với USD Giá thanh lý
(Triệu đồng) 90,000
Tỷ giá 16348.3 16578.4 16807.3 17035 17261.8
Dòng thu nhập
gửi về công ty mẹ $1,766,239 $1,779,047 $2,573,733 $3,867,596 $13,295,118 Vốn đầu tư ban đầu $20,000,000
Theo kịch bản đã phân tích ở trên ta nhận thấy trong cả 3 trường hợp, CP chỉ thu được lợi nhuận từ năm thứ 5, còn thời gian trước đó là bù đắp vốn đã bỏ ra, và thời gian hoàn vốn của các trường hợp như sau:
Trường hợp bình thường: 4,79 năm = 4 năm 9 tháng 14 ngày Trường hợp tốt nhất: 4,75 năm = 4 năm 9 tháng
Trường hợp tệ nhất: 4,82 năm = 4 năm 9 tháng 25 ngày
Dự báo trước đó đã cho chúng ta thấy nguyên nhân trong thời gian tới tỷ giá USD/VND sẽ tăng, tức giá VND sẽ giảm so với USD, nhưng chưa xác định được mức độ giảm này là bao nhiêu và giảm như thế nào. Sau khi phân tích tác động của biến động tỷ giá dựa vào kỹ thuật phân tích kịch bản: trường hợp tốt nhất, bình thường và tệ nhất dựa vào dự báo theo đường xu hướng tuyến tính bằng Megastate ta thấy rằng nếu giá VND giảm mạnh hơn so với USD (hay giá USD tăng mạnh hơn so với VND) thì thời gian hoàn vốn là lâu nhất và giá trị ròng dự án chỉ ở mức 2,294,753 $ xấp xỉ với lợi nhuận thu được từ việc dùng đồng vốn bằng USD gửi vào ngân hàng tại Thái Lan thu giá trị ròng 2,000,000 $.
Nhưng nếu trường hợp tốt nhất xảy ra, VND giảm giá nhẹ so với USD (hay giá USD tăng nhẹ so với VND) thì thời gian hòan vốn là ngắn nhất và giá trị ròng đạt tới mức 3,281,733 $ khi kết thúc thời hạn đầu tư.
Nhìn chung, biến động của tỷ giá chỉ có thể dao động ở mức vừa phải nên cho dù xảy ra 1 trong 3 kịch bản trên CP vẫn thu về được 1 khoản lợi nhuận không nhỏ.
* Phân tích tác động của môi trường đến kế hoạch đầu tư sơ bộ
Bên cạnh rủi ro về tỷ giá ảnh hưởng đến giá trị ròng của dự án, còn một yếu tố cũng tác động không nhỏ đến kế hoạch đầu tư sơ bộ nêu trên đó chính là môi trường đầu tư của Việt Nam. Là một quốc gia ổn định cao về chính trị, với các chính sách xã hội bước đầu đảm bảo sự công bằng trong phân phối, tạo động lực để phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động, khuyến khích các doanh nghiệp làm giàu hợp pháp. Có thể nói trong suốt thời hạn đầu tư trong
một quốc gia ổn định như Việt Nam CP sẽ có điều kiện tập trung vào thực hiện tốt hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh đó, Việt Nam còn có một nguồn nhân lực dồi dào, giá rẻ. Có số người trong độ tuổi lao động khá đông như đã phân tích ở trên, chính vì vậy CP có thể tận dụng tối đa được nguồn nhân công giá rẻ nhưng khả năng tiếp thu và thích nghi với mọi môi trường công việc trong quốc gia này.
Một lợi thế nữa đó là lợi thế về một số chi phí đầu tư. Ở Việt Nam, tuy chi phí thuê đất của các dự án FDI cao hơn nhiều so với các dự án trong nước, nhưng Việt Nam vẫn có lợi thế cạnh tranh về chi phí thuê đất so với các nước trong khu vực. Chi phí viễn thông ở Việt Nam cũng đã thấp hơn mức trung bình của các nước trong khu vực. Giá nước cho kinh doanh và sử dụng thông thường của Việt Nam cũng thấp hơn nhiều nước trong khu vực.
Một số hạn chế trong môi trường đầu tư ở Việt Nam cũng gây cản trở một phần cho CP. Ngay từ những ngày đầu có lẽ CP sẽ hơi vất vả khi đối mặt với những thủ tục hành chính rườm rà của Việt Nam, mặc dù đã có nhiều tiến bộ so với trước đây nhưng thực ra đó chỉ là những bước tiến chậm chạp trong công cuộc cải cách hành chính ở quốc gia này. Đây là hạn chế lớn nhất của Việt Nam và là rào cản đầu tiên đối với CP nói riêng cũng như những DN khác nói chung khi có ý định đầu tư vào Việt Nam.
Một hạn chế nữa không thể nào không kể đến đó là thủ tục thuế khóa rất rắc rối sẽ ngốn nhiều thời gian của các nhà điều hành CP tại Việt Nam trong thời gian tới. Với trên dưới 40 loại thuế đối với 1 doanh nghiệp vào đầu tư tại Việt Nam sẽ là một trở ngại không hề nhỏ đối với CP khi phải chờ hàng giờ để hoàn thành thủ tục nộp bất kỳ khoản thuế nào.
Đi kèm với thủ tục hành chính rườm rà, thuế khóa chồng chất đó là nạn quan liêu, luật pháp, chính sách còn có các quy định không rõ ràng hay thay đổi, tính nghiêm minh trong thực thi pháp luật chưa cao. Nhìn chung, những hạn chế nêu trên cũng sẽ là rào cản khá lớn cho CP khi tiến hành đầu tư tại Việt Nam.
* Kết luận
Tóm lại, một quốc gia ổn định cả về kinh tế và chính trị như Việt Nam sẽ là môi trường lý tưởng cho CP thực hiện những bước đi đầu tiên trong khúc thị trường này. Mặc dù trong thời gian tới những khó khăn, thử thách là khó tránh khỏi đối với CP như phải vượt qua thủ tục hành chính rườm rà, thuế khóa chồng chất, luật pháp còn lỏng lẻo, chưa chặt chẽ… và trên hết là phải đối mặt với những đối thủ lâu năm cũng như những đối thủ tiềm tàng trong lĩnh vực xe đạp điện tại Việt Nam. Nhưng với một thương hiệu được biết đến ở nhiều nước, một nền tảng vững chắc từ vốn cho đến công nghệ và một ban giám đốc đầy kinh nghiệm, CP chắc chắn sẽ gặt hái được những thành công ở Việt Nam nói riêng cũng như trên thương trường thế giới.
CHUYÊN ĐỀ 3
CHUYÊN ĐỀ 3
CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ CỦA NHẬT BẢN
CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ CỦA NHẬT BẢN
TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI(1974 - 1985)
TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI(1974 - 1985)
Row 1
Row 2 Row 3 Row 4
CHƯƠNG 1
BỐI CẢNH THI HÀNH CHÍNH SÁCH
Bước vào thập kỷ 70 của thế kỷ XX, nền kinh tế Nhật Bản cũng như nền kinh tế thế giới, đặc biệt là nền kinh tế của các nước công nghiệp phát triển, liên tục chịu sự tác động của các cú sốc từ bên ngoài cả trên thị trường sản phẩm lẫn thị trường tài chính - tiền tệ. Trong thời kỳ chuyển đổi (giai đoạn 1974-1985) tốc độ tăng GDP của Nhật không ổn định, nhìn chung thấp bằng nửa thời kỳ tăng trưởng nhanh (giai đoạn 1955-1973). Một loạt cuộc khủng hoảng kinh tế đã xảy ra vào các năm 1973-1975, 1981-1982 và 1985-1986. Hai cuộc khủng hoảng đầu tiên có nguyên nhân chính là các cú sốc dầu lửa. Còn cuộc khủng hoảng thứ ba có nguyên nhân từ việc đồng Yên Nhật lên giá sau Thỏa ước Plaza.
Cuộc khủng hoảng dầu mỏ 1973-74 là nhân tố chủ yếu kết thúc sự
thần kỳ Nhật Bản. Nhưng đây không phải là nhân tố duy nhất mà chỉ là đòn quyết định đánh vào kinh tế Nhật, làm bộc lộ những mâu thuẫn đã tích tụ sau kỷ nguyên tăng trưởng cao. Lạm phát đã bùng nổ ngay sau khi dầu mỏ tăng giá. Năm 1974 giá bán buôn tăng 37% và giá tiêu dùng tăng gần 25%. Tiền lương phải tăng theo càng thúc đẩy lạm phát. Mức giá năng lượng năm 1985 gấp 8 lần năm 1970. Người tiêu dùng đã có lúc hoảng sợ phải mua hàng để tích trữ.
Bên cạnh đó do Thỏa ước Plaza (ký ngày 22 tháng 9 năm 1985 lại khách sạn Plaza, thành phố New York, Mỹ, bởi nhóm G5 khi đó gồm Mỹ, Nhật Bản, Đức, Anh và Pháp đi đến thỏa thuận giảm giá đồng đô-la Mỹ so với đồng Yên Nhật và đồng Mác Đức bằng cách can thiệp vào thị trường ngoại hối) Yên Nhật lên giá nhanh chóng. Nền kinh tế Nhật Bản khi đó phụ thuộc vào xuất khẩu, nên việc tăng giá đồng Yên đe dọa tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản. Nhật Bản đã phải sử dụng chính sách tiền tệ nới lỏng. Lãi suất được hạ xuống đã dẫn đến bong bóng bất động sản và bong bóng cổ phiếu ở nước này cuối những năm 1980.
Những cú sốc từ giá dầu và thay đổi tỷ giá hối đoái đã gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế của các nước và Nhật Bản cũng nằm trong vòng cương tỏa của những tác động đó. Đây chính là một trong những nhân tố quan trọng góp phần chấm dứt gần 2 thập kỷ phát triển “thần kỳ” của Nhật Bản. Sau cú sốc giá dầu lửa và sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ tỷ giá Bretton Woods năm 1973, từ năm 1976 nền kinh tế Nhật Bản bắt đầu giai đoạn suy giảm tăng trưởng và tiếp đến suy thoái nhiều lần trong suốt mấy thập kỷ còn lại của thế kỷ XX (xem Bảng 1).
BẢNG 1. Tốc độ tăng GNP danh nghĩa và thực tế Nhật Bản 1970-1980
(% hằng năm) Năm 197 0 197 1 197 2 197 3 197 4 197 5 197 6 197 7 197 8 197 9 1980 g* 15.8 10.2 16.6 20.9 18.4 12.2 12.4 11.0 9.9 8.0 8.9 g** 8.3 5.1 9.3 5.0 -0.7 4.1 3.8 4.6 5.5 5.1 2.4
Khác với Mỹ, Nhật Bản là một nước phải phát triển kinh tế trong những điều kiện tự nhiên và những nguồn lực đặc biệt khó khăn: đất chật, người đông và hầu như không có tài nguyên khoáng sản. Nhưng trải qua giai đoạn phát triển thần kỳ, Nhật Bản đã tạo cho mình những lợi thế so sánh mạnh mới về vốn và khả năng chuyển giao, ứng dụng những công nghệ hiện đại. Những khác biệt về khó khăn và lợi thế của Nhật Bản, buộc Nhật bản phải lựa chọn chiến lược phát triển khác hẳn Mỹ và các nước khác để có thể vừa khai thác được các thế mạnh, vừa giảm bớt được những áp lực của bất lợi. Cho nên, các chính sách kinh tế vĩ mô, trong đó có chính sách tỷ giá phải nhằm phục vụ cho chiến lược phát triển dựa trên những điều kiện đặc thù của Nhật Bản. Nền kinh tế Nhật sau một thời gian dài tăng trưởng nhanh, vào đầu những năm 1970 đã tạo được một số lợi thế mạnh hơn hẳn so với Mỹ và EU. Đó là một nền kinh tế khá dồi dào về vốn do có mức tiết kiệm cao và mức xuất siêu tăng liên tục nhiều năm liền. Vì vậy, những điều chỉnh trong chính sách tỷ giá của Nhật đòi hỏi phải có khả năng khai thác được những thế mạnh này.
CHƯƠNG 2
NỘI DUNG CHÍNH SÁCH 2.1. MỤC TIÊU CỦA CHÍNH SÁCH
Thả nổi chính sách tỷ giá, mặc cho đồng Yên tăng giá để nhằm hỗ trợ chống lại các cú sốc từ bên ngoài, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và bước đầu khai thác thế mạnh trong lợi thế so sánh về vốn của Nhật, những năm 1970.
Chính sách tỷ giá tăng phối hợp với chính sách tài chính - tiền tệ để khai thác mặt tích cực trong những tác động của đồng Yên giảm giá trong những năm 1980 - 1985.