0
Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

DỰ BÁO XU HƯỚNG DIỄN BIẾN TỶ GIÁ 6 THÁNG CUỐI NĂM 2007

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI MÔN: TÀI CHÍNH QUỐC TẾ KINH TẾ NHẬT BẢN VÀ NHỮNG CHÍNH SÁCH (Trang 44 -44 )

biên gia tăng các thương vụ “short-positions” đối với đồng JPY, thậm chí khi các nhà đầu tư khác kết thúc các hoạt động này trước sự lo ngại về sự bất ổn ngày càng tăng của đồng JPY (Chart 5-5). Số lượng các nhà kinh doanh lợi nhuận biên có vẻ ngày càng tăng trên thị trường ngoại hối, và được xem như một nhân tố ngăn tỷ giá trên thị trường ngoại hối khỏi những thay đổi lớn trong thời gian qua.

Một loại giao dịch khác được thực hiện bởi các nhà đầu tư đầu tư vào các tài sản được tính theo đồng ngoại tệ. Các nhà đầu tư này trước đó đã đầu tư chủ yếu vào trái phiếu, nhưng gần đây đã tăng các khoản đầu tư vào cổ phiếu, dẫn đến việc tăng giá chung. Dòng đầu tư vào các loại hình đầu tư này đang tao ra áp lực đối với giá trị đồng yên (Chart 5-6).

3.2. DỰ BÁO XU HƯỚNG DIỄN BIẾN TỶ GIÁ 6 THÁNG CUỐI NĂM2007

2007

Việc thiếu sự thay đổi trong chính sách tiền tệ của Nhật Bản trong những ngày gần đây với sự quyết định của ngân hàng trung ương tiếp tục giữ nguyên tỷ lệ lãi suất, dẫn tới khoảng thời gian làm thay đổi sự chênh lệch giữa hai tỷ lệ lãi suất của Mỹ và Nhật Bản sẽ thay đổi. Tỷ lệ lãi suất của Mỹ vẫn giữ ở mức cao hơn trong thời gian dài hơn, trong khi tỷ lệ này của Nhật Bản sẽ vẫn được giữ ở mức thấp hơn trong khoảng thời gian dài hơn. Mặc dù tỷ lệ lãi suất của Mỹ cuối cùng sẽ bắt đầu giảm, và tỷ lệ của Nhật Bản sẽ sớm tăng lên, trong vài tháng tới độ chênh lệch giữa hai tỷ lệ lãi suất chính sách của Mỹ và Nhật Bản sẽ vẫn rộng hơn so với dự báo trước đây. Điều này sẽ đảm bảo rằng những tác động phổ biến trong mối tương quan JPY/USD sẽ ít gây áp lực để buộc đồng Yên tăng giá.

Trong bối cảnh đó, có khả năng Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) sẽ nâng tỷ lệ lãi suất vào đầu năm 2007, điều này sẽ làm cho đồng Yên mạnh lên trong 6 tháng cuối năm. Tuy nhiên, dường như BOJ sẽ tăng lãi suất đúng vào thời điểm khi mà Fed sẽ hạ thấp tỷ lệ lãi suất của mình, theo dự báo Fed sẽ giảm lãi suất vào cuối năm 2007. Điều này sẽ có nghĩa rằng vào cuối năm 2007, đồng Yên sẽ mạnh hơn đáng kể.

Nguy cơ chính đối với dự báo này là Fed sẽ không cắt giảm tỷ lệ lãi suất trong năm 2007. Có một khả năng đang tăng lên là sự mạnh lên trên thị trường việc làm Mỹ và những mối lo ngại rằng điều này gây ra lạm phát sẽ ngăn cản Fed thực hiện bất cứ một sự cắt giảm lãi suất nào. Nếu điều này xảy ra, đồng Yên có vẻ như sẽ không tăng giá quá nhiều trong nửa cuối của năm và tỷ giá hối đoái trung bình của nó có thể còn yếu hơn hiện giờ.

CHƯƠNG 4

KIỂM ĐỊNH CÁC ĐIỀU KIỆN NGANG BẰNG QUỐC TẾ

4.1. KIỂM ĐỊNH NGANG BẰNG SỨC MUA

Lạm phát 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Japan -0.7 -0.9 -0.3 0 -0.3 0.3 Australia 4.4 3 2.8 2.3 2.7 3.5 France 1.8 1.9 2.2 2.3 1.9 1.9 Singapore 1 -0.4 0.5 1.7 0.5 1 United States 2.8 1.6 2.3 2.7 3.4 3.2 Tỷ giá AUD/JPY FRF/JPY SGD/JP Y USD/JPY 2001 62.8697 16.5822 67.8036 121.4491 2002 68.0649 17.9869 69.9700 125.4713 2003 75.5591 20.0050 66.5526 115.9033 2004 79.5447 20.5117 63.9887 108.2352 2005 83.9035 20.8673 66.1223 110.0658 2006 87.6580 22.2685 73.2424 116.3410 Năm ∆AUD/JPY ∆FRF/JP Y ∆SGD/JP Y ∆USD/JP Y

Tỷ giá danh nghĩa 2002 8.26% 8.47% 3.20% 3.31%

2003 11.01% 11.22% -4.88% -7.63%

2004 5.27% 2.53% -3.85% -6.62%

2005 5.48% 1.73% 3.33% 1.69%

Tỷ giá theo PPP 2002 -3.79% -2.75% -0.50% -2.46% 2003 -3.02% -2.45% -0.80% -2.54% 2004 -2.25% -2.25% -1.67% -2.63% 2005 -2.92% -2.16% -0.80% -3.58% 2006 -3.09% -1.57% -0.69% -2.81% Australia - Japan France - Japan

Singapore - Japan

United States - Japan

Để kiểm định xem có ngang giá sức mua giữa đồng Yên Nhật so với các đồng tiền khác phương pháp đơn giản nhất là đem sai biệt trong tỷ lệ lạm phát của Nhật đối với từng nước so sánh với phần trăm thay đổi giá trị của các đồng ngoại tệ qua các năm 2002, 2003, 2004, 2005, 2006. Mỗi điểm tượng trưng cho sai biệt lạm phát và phần trăm thay đổi của tỷ giá hối đoái ở mỗi thời kỳ nhất định rồi sau đó xem chúng có gần giống với đường ngang giá sức mua hay không.

* Nhận xét

Theo như đồ thị hầu hết các điểm đều lệch đáng kể so với đường ngang giá sức mua như vậy phần trăm thay đổi đồng ngoại tệ không chịu ảnh hưởng của chênh lệch tỷ lệ lạm phát theo lý thuyết ngang giá sức mua.

Có một điểm chung đáng lưu ý là phần trăm thay đổi trong các tỷ giá thường biến chuyển nhiều hơn chênh lệch lạm phát, như vậy các tỷ giá biến động ở mức độ lớn hơn mức mà lý thuyết ngang giá sức mua dự đoán.

Các kết quả trong đồ thị trên cũng cho thấy rằng mối quan hệ của chênh lệch lạm phát và biến động của tỷ giá thường bị biến dạng, vì vậy trong một vài năm thuyết ngang giá sức mua không thể dự báo ngay cả hướng biến động của một đồng tiền.

* Nguyên nhân dẫn đến sự sai lệch

Trong thực tế mọi giao dịch luôn gắn liền với chi phí, bên cạnh đó một số quốc gia vẫn còn tồn tại rào cản thương mại, chính phủ vẫn còn can thiệp vào thị trường bằng công cụ thuế, đồng thời thông tin trong thực tế khó tiếp cận, muốn tiếp cận cần phải tốn nhiều thời gian và chi phí do đó mọi thông tin liên quan chậm tích hợp vào trong mức giá của thị trường.

Nguyên nhân không chỉ do những hạn chế về chu chuyển hàng hóa như trên mà còn do những vấn đề về thống kê. Giữa các nước khác nhau sử dụng tỷ trọng hàng hóa khác nhau trong rổ để tính chỉ số giá cả, điều này sẽ gây ra sự khó khăn khi ta so sánh giá cả của 2 hàng hóa chỉ là tương đương nhau. Không những thế, độ lệch của tỷ giá khỏi PPP còn nghiêm trọng hơn khi ta kiểm chứng mức độ chính xác của PPP giữa một quốc gia phát triển và một quốc gia đang phát triển, bởi vì 2 quốc gia này thường có cơ cấu tiêu dùng rất khác nhau.

PPP được hình thành trên khái niệm kinh doanh chênh lệch giá giữa các thị trường hàng hóa khác nhau, do đó đã không hề đề cập đến vai trò của chu chuyển vốn quốc tế. Ngày nay các thị trường vốn liên kết chặt chẽ với nhau, trong khi thị trường hàng hóa tỏ ra chậm chạp trong quá trình điều chỉnh giá cả thì ảnh hưởng của sự chu chuyển vốn quốc tế lên tỷ giá là rất nhạy cảm và rõ ràng. Điều này khiến cho tỷ giá càng lệch khỏi PPP.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI MÔN: TÀI CHÍNH QUỐC TẾ KINH TẾ NHẬT BẢN VÀ NHỮNG CHÍNH SÁCH (Trang 44 -44 )

×