MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯỞ VIỆT NAM

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI MÔN: TÀI CHÍNH QUỐC TẾ KINH TẾ NHẬT BẢN VÀ NHỮNG CHÍNH SÁCH (Trang 60)

Kể từ khi xảy ra khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á và ảnh hưởng lây lan của nó đến nay, Việt Nam ra sức tìm mọi cách nỗ lực khắc phục những nhược điểm kém hấp dẫn trong môi trường đầu tư của mình từ đó đã đạt được một số thành quả nhất định trong việc tạo sức hấp dẫn môi trường đầu tư với nguồn vốn bên ngoài nước.

Chưa dừng ở đó, sự kiện 07/11/2006 Việt Nam đã chính thức gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO đã thôi thúc Việt Nam ngày càng hoàn thiện môi trường đầu tư trong nước một mặt đáp ứng yêu cầu của WTO, mặt khác thu hút mạnh hơn nữa nguồn vốn dồi dào trên thị trường quốc tế. Chính vì vậy Việt Nam ngày càng có nhiều lợi thế so sánh trong thu hút FDI, cụ thể là:

Ổn định cao về chính trị, xã hội: Nhận thức được vai trò quan trọng của việc ổn định chính trị, xã hội đối với sự tăng trưởng kinh tế nói riêng và sự phát triển của đất nước nói chung, trong thời gian vừa qua Đảng và Nhà nước Việt Nam đã chủ trương từng bước cải cách chính trị, làm trong sạch đội ngũ Đảng, giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Các chính sách xã hội của Việt Nam đã bước đầu đảm bảo sự công bằng trong phân phối, tạo động lực để phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động, khuyến khích người dân làm giàu hợp pháp. Các vấn đề xã hội nóng bỏng được chú trọng giải quyết như vấn đề việc làm, bảo hiểm và an sinh xã hội, chế độ tiền lương, xoá đói, giảm nghèo, tốc độ tăng dân số và chất lượng cuộc sống, chăm sóc sức khoẻ người dân... Với những chủ trương đúng đắn và được triển khai kịp thời, Việt Nam đã thành công trong việc tạo dựng và duy trì môi trường chính trị, xã hội ổn định. Sự ổn định về chính trị và xã hội của Việt Nam được thế giới đánh giá cao, đặc biệt là trong bối cảnh tình hình chính trị, xã hội ở nhiều khu vực trên thế giới đang bất ổn vì nạn khủng bố, vì chiến tranh..

Kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao và liên tục: Trong giai đoạn 1990- 1995, GDP của Việt Nam liên tục tăng trưởng với tốc độ năm sau cao hơn năm trước và tốc độ tăng GDP đạt đỉnh cao năm 1995. Sau đó tốc độ tăng GDP có giảm nhưng vẫn ở mức cao trong hai năm 1996, 1997. Năm 1998- 1999, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á, GDP không đạt được tốc độ tăng trưởng cao như những năm trước. Tính riêng trong 10 năm từ 1991 đến 2000, GDP đã tăng gấp 2,07 lần. Tích luỹ nội bộ nền kinh tế từ mức không đáng kể, đến năm 2000 đã đạt 27% GDP. Từ năm 2000 đến năm 2003, tốc độ tăng GDP đã hồi phục. WB và ADB đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2003 cao nhất Đông Nam Á, thứ nhì châu Á (sau Trung Quốc).

Đạt được nhiều thành tựu đối ngoại: Từ chỗ bị bao vây, cấm vận trong bối cảnh khủng hoảng đầy khó khăn của Chủ nghĩa xã hội, Việt Nam đã mở rộng quan hệ với các nước trên khắp năm châu. Hiện Việt Nam có quan hệ

ngoại giao với 165 nước và có quan hệ buôn bán với trên 100 nước và lãnh thổ. Quan hệ giữa Việt Nam và các nước láng giềng ngày càng thêm gắn bó, quan hệ Việt Nam - EU được thắt chặt, Việt Nam đã nối lại quan hệ với Nga, gia nhập ASEAN, trở thành thành viên APEC, ASEM và WTO.

Nằm trong khu vực phát triển kinh tế năng động: Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực tuy đang gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn được đánh giá là khu vực phát triển năng động nhất thế giới với tốc độ phát triển kinh tế cao hơn các khu vực khác. Nhiều nước trong khu vực đã phục hồi sau khủng hoảng tài chính - tiền tệ và vượt qua được những ảnh hưởng xấu của sự kiện 11 tháng 9 năm 2001 ở Mỹ. Các TNC của Mỹ và EU vẫn duy trì ý định tiếp tục đầu tư vào khu vực này.

Nguồn nhân lực dồi dào, giá rẻ : Việt Nam có số người trong độ tuổi lao động khá đông, con số này của năm 2004 là hơn 43 triệu người. Nguồn nhân lực của Việt Nam được đánh giá là trẻ, chăm chỉ và tiếp thu nhanh. Lương công nhân và kỹ sư Việt Nam có lợi thế so sánh hơn hẳn so với các nước trong khu vực (chỉ bằng 60-70% của Thái Lan và Trung Quốc; bằng 18% của Singapore và bằng 3-5% của Nhật Bản. Chỉ số phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam đạt mức cao hơn trình độ phát triển kinh tế, phản ánh những điểm nội trội của chất lượng nguồn nhân lực (có khả năng tiếp thi và thích nghi với các công nghệ được chuyển giao).

Có lợi thế về một số loại chi phí đầu tư: Ở Việt Nam, tuy chi phí thuê đất của các dự án FDI cao hơn nhiều so với các dự án trong nước, nhưng Việt Nam vẫn có lợi thế cạnh tranh về chi phí thuê đất so với các nước trong khu vực. Chi phí viễn thông ở Việt Nam cũng đã thấp hơn mức trung bình của các nước trong khu vực. Giá nước cho kinh doanh và sử dụng thông thường của Việt Nam cũng thấp hơn nhiều nước trong khu vực.

Bên cạnh những ưu điểm trên, môi trường đầu tư ở Việt Nam còn một vài nhược điểm, những nhược điểm này chính là những nhân tố không thuận lợi cho đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đó là tệ quan liêu, luật pháp, chính sách còn có các quy định không rõ ràng hay thay đổi, tính nghiêm minh trong thực thi pháp luật chưa cao.

Gia nhập WTO Việt Nam phải có các văn bản pháp luật liên quan các hiệp định, các quy định của WTO. Vì vậy, trong thời gian tới Việt Nam sẽ có một kế hoạch sửa và xây mới 25 luật và pháp lệnh. Trong toàn bộ các luật và pháp lệnh mà Việt Nam cam kết đa phương sẽ sửa và xây mới là 25 luật và pháp lệnh, chúng ta đã làm xong. Vậy, khi trở thành thành viên của WTO, Việt Nam là nước có hệ thống pháp luật tương đối hoàn chỉnh.

Để đổi mới kinh tế, cải cách hành chính,Việt Nam phải xây mới và sửa đổi 100 luật. Như vậy, số văn bản phục vụ đàm phán, gia nhập WTO chỉ bằng 1/4 số văn bản luật pháp phục vụ cải cách hành chính và đổi mới kinh tế. Điều đó thể hiện quyết tâm cao của Chính phủ, Quốc hội Việt Nam, tích cực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

Hoạt động trên sẽ giúp Việt Nam ngày càng hoàn thiện môi trường pháp lý và chính sách FDI. Từ đó góp phần củng cố và nâng cao lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài đối với môi trường FDI tại Việt Nam, mở ra cơ hội mới để Việt Nam thu hút FDI với số lượng nhiều hơn và chất lượng cao hơn. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh cạnh tranh thu hút FDI giữa các nước trên thế giới ngày càng trở nên gay gắt và môi trường FDI tại Việt Nam còn một số hạn chế.

Hơn thế nữa, tới đây Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết liên quan đến các lĩnh vực thương mại hoá, thương mại dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ phù hợp với yêu cầu của WTO; sẽ tiến hành cải cách kinh tế, bỏ ưu đãi đối với doanh nghiệp Nhà nước, tạo môi trường kinh doanh minh bạch, cạnh tranh bình đẳng, không phân biệt cho các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế (doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp tư nhân).

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI MÔN: TÀI CHÍNH QUỐC TẾ KINH TẾ NHẬT BẢN VÀ NHỮNG CHÍNH SÁCH (Trang 60)