CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH ĐÃ ĐƯỢC ÁP DỤNG

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI MÔN: TÀI CHÍNH QUỐC TẾ KINH TẾ NHẬT BẢN VÀ NHỮNG CHÍNH SÁCH (Trang 76)

DỤNG

Do nền kinh tế tăng trưởng nhanh trong suốt 1 thời gian dài từ năm 1955-1973 đã tích lũy khả năng lên giá mạnh của đồng Yên từ thời kỳ chế độ tỷ giá cố định Bretton Woods. Vì vậy sau khi Mỹ tuyên bố thả nổi đồng USD và chuyển sang chế độ tỷ giá linh hoạt thì động Yên đã liên tục lên giá rất mạnh so với các đồng tiền khác, đặc biệt là so với đồng USD. Cũng như Mỹ, đây là thời kỳ thể nghiệm của chế độ tỷ giá linh hoạt sau những bế tắc của chế độ tỷ giá cố định. Đồng Yên lên giá vào giai đoạn này tạo điều kiện thuận lợi cho Nhật Bản giảm sốc cho nền kinh tế do tác động của các cuộc khủng hoảng, việc thay đổi chiến lược phát triển về cơ cấu kinh tế và xuất khẩu giúp Nhật Bản khai thác những thế mạnh hiện có của mình.

Bên cạnh đó Nhật Bản đã lợi dụng sự lên giá đồng Yên để phối hợp với những chính sách điều chỉnh thích hợp, kịp thời, Nhật đưa nền kinh tế nhanh chóng thoát ra khỏi khủng hoảng và tiếp tục tăng trưởng. Như chính sách

chuyển dịch cơ cấu kinh tế: phát triển các ngành kinh tế sử dụng công nghệ

tốn ít nguyên, nhiên, vật liệu và các nguyên, nhiên, vật liệu mới, phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế so sánh và cạnh tranh…; khuyến khích xuất

khẩu, hạn chế nhập khẩu; và lợi dụng đồng Yên lên giá chuyển hướng từ xuất

khẩu mạnh hàng hóa sang xuất khẩu vốn…

Ngay từ cuối những năm 70 khi nhận thấy đồng Yên tăng giá nhanh bắt đầu có những tác động gây khó khăn cho việc thực hiện các chiến lược kinh tế (có dấu hiệu trì trệ kinh tế ở những ngành kỹ thuật cao và có khả năng mở rộng đầu tư ra nước ngoài, lạm phát cao 9.8% vào 1981…), ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) đã dùng nghiệp vụ thị trường mở và chính sách lãi suất

chiết khấu để can thiệp vào thị trường ngoại hối và thị trường tiền tệ chuyển từ

chính sách tiền tệ thắt chặt sang nới lỏng tiền tệ, hạ lãi suất từ 7.25% xuống 5.5% năm 1981 và còn 5% vào năm 1982.

CHƯƠNG 3

TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH

3.1. GIẢM SỐC CHO NỀN KINH TẾ ĐỒNG THỜI DUY TRÌ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG

Chỉ vừa mới thực thi chính sách tỷ giá thả nổi đến cuối những năm 1970, đồng Yên đã lên giá gần 50% so với đồng USD, từ 357.6 JPY/USD năm 1970 giảm xuống còn 181.8 JPY/USD vào năm 1979. Đồng Yên lên giá làm cho giá hàng nhập vào Nhật Bản rẻ hơn đã góp phần quan trọng vào việc giảm bớt những tác động từ cú sốc giá dầu 1973. Vì vậy, kinh tế và ngoại thương của Nhật Bản trong thời kỳ này vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao (tuy có giảm hơn giai đoạn trước) hơn nhiều nước công nghiệp phát triển khác (xem Bảng 2).

BẢNG 2. Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc dân thực tế (g) và ngoại thương Nhật Bản những năm 1970 so với 1 số nước công nghiệp phát triển (Đơn vị : % năm) Chỉ tiêu Nhật Anh Mỹ Đức Pháp g (1970-1976) 7.0 2.5 2.8 2.5 4.0 g (1976-1982) 3.9 1.4 2.0 1.9 2.8 Xuất khẩu (1976-1982) 8.0 4.3 5.4 5.3 5.1 Nhập khẩu (1976-1982) 2.4 2.3 2.8 3.0 5.4

Có thể thấy rõ hơn tác động tăng giá của đồng Yên vào thời gian này có tác động giảm sốc cho nền kinh tế Nhật lớn như thế nào, khi chúng ta xem xét mức độ phụ thuộc của nền kinh tế Nhật vào bên ngoài. Do đặc điểm về địa lý, Nhật Bản phải phát triển kinh tế trong điều kiện phụ thuộc chủ yếu vào các nguồn lực từ bên ngoài, đặc biệt là nguồn lực về nguyên, nhiên, vật liệu. Có tới gần 100% các nguyên, nhiên, vật liệu chủ chốt cho phát triển công nghiệp Nhật Bản phải đi nhập từ nước ngoài (xem Bảng 3). Vì vậy những cú sốc từ bên ngoài, như là những cú sốc từ giá dầu sẽ có ảnh hưởng trực tiếp và nghiêm trọng đến sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản.

BẢNG 3. Mức độ phụ thuộc vào nhập khẩu của Nhật Bản về nguyên, nhiên, vật liệu

Hàng nhập

Tỷ lệ Nguồn nhập từ 3 nước chủ yếu (%) Phụ thuộc

(%) 1 2 3

Than 93.4 Ôxtrâylia (51.6) Canada (17.9) Mỹ (9.6) Dầu thô

99.6 Các TVQ Ảrập

thống nhất (21.6) Ảrập Xê-út (19.3) Iran (9.7) Khí đốt 96.0 Inđônêxia (45.0) Malaixia (18.0) Ôxtrâylia (14.5) Quặng sắt 100.0 Ôxtrâylia (42.4) Braxin (27.2) Ấn Độ (12.3) Quặng đồng 99.1 Chilê (25.2) Inđônêxia (18.4) Canada (14.4)

hính sự tăng giá của đồng Yên vào thời gian này đã có những tác động quan trọng giúp Nhật giảm bớt những tác động từ cuộc khủng hoảng giá dầu, nhanh chóng ra khỏi thời kỳ suy thoái (do tác động của các cú sốc) và tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định. Trong suốt những năm 1970, Nhật Bản chỉ có duy nhất 1 năm (1974, đó là năm sau khi xảy ra cuộc khủng hoảng giá dầu lần 1, năm 1973, giá dầu đột ngột tăng lên gấp 4 lần) là có mức tăng trưởng thực tế âm (-0.7%), còn lại đều có mức tăng trưởng tương đối cao (xem Bảng 1).

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI MÔN: TÀI CHÍNH QUỐC TẾ KINH TẾ NHẬT BẢN VÀ NHỮNG CHÍNH SÁCH (Trang 76)