Xuất giải pháp tăng cường công tác đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VẬN HÀNH CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH (Trang 115)

7. Kết cấu của luận văn

3.3.7 xuất giải pháp tăng cường công tác đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân

lực và thông tin tuyên truyền

3.3.7.1. Tăng cường công tác đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực

Phương thức đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực:

Rà soát, đánh giá lại đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về thủy lợi toàn tỉnh từ trên xuống dưới. Để đề ra kế hoạch đào tạo, mở lớp đào tạo, tập huấn nhằm bồi đắp

những lỗ hổng cho cán bộ quản lý, vận hành sau đó đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho

cán bộ quản lý trước mỗi mùa vụ hoặc theo kế hoạch đào tạo một năm một lần. Đối với các công ty KTCTTL Bắc, Nam Thái Bình và 8 Xí nghiệp KTTL tại 8

huyện, Thành phố tự lên kế rà soát, đánh giá lại đội ngũ cánbộ quản lý sau đó đề cử

ra các cán bộ cần phải đi học để bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao năng lực quản lý vận hành công trình thủy lợi, tiếp cận với các công nghệ quản lý mới, các phương pháp tưới tiêu tiên tiến, tiết kiệm nước.

Đối với các tổ chức Hợp tác dùng nước (HTX) cũng phải lên kế hoạch đánh giá lại đội ngũ cán bộ quản lý, đề cử những cán bộ quản lý chính tham gia các khóa đào tạo chuyên sâu để nâng cao trình độ quản lý vận hành.

Ngoài ra còn mở các lớp đào tạo theo các cấp bậc khác nhau như mở các lớp đào tạo ở tỉnh, lớp đào tạo ở mỗi huyện, lớp đào tạo ở từng xã, phường, thị trấn. Nhằm mục đích phổ cập các kiến thức cho các cán bộ, công nhân và đặc biệt là người dân hiểu về tầm quan trọng của công tác quản lý vận hành và bảo vệ khai

thác công trình thủy lợi trên địa bàn toàn tỉnh.

Sau khi được đào tạo lý thuyết các cán bộ, công nhân, sẽ được thực hành vận dụng luôn vào thực tế, để có thể gắn kết luôn giữa lý thuyết và thực hành.

Các cán bộ ở các Công ty TNHH MTV KTCTTL sau khi được đào tạo sẽ hỗ

trợcác địa phương tổ chức, giảng dạy, bồi dưỡng về chuyên môn và nghiệp vụ quản

lý khai thác cho cán bộ thủy lợi cơ sở.

Nội dung đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực:

Tuyên truyền, giới thiệu về các chủ trương, chính sách trong quản lý vận hành

công trình thủy lợi của nhà nước ta. Sau đó, nêu rõ chủ chương, chính sách của tỉnh

để các cán bộ, công nhân quản lý nắm rõ định hướng cụ thể của toàn tỉnh.

Đào tạo quản lý vận hành hệ thống công trình thủy lợi theo đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, những kỹ năng vận hành công trình đạt hiệu quả cao, tiết kiện điện, nước.

Đào tạo, tuyên truyền cho cán bộ, công nhân, ở cấp huyện, xã, hợp tác xã, hộ dùng nước những kỹ năng, phương pháp trong quản lý khai thác công trình thủy lợi.

Như phương thức chuyển từ giao kế hoạch sang đặt hàng, đấu thầu đã được nhà

nước ban hành. Đưa ra những ví dụ cụ thể những mô hình, tổ chức quản lý vận hành hệ thống công trình thủy lợi ở một số tỉnh đã thành công và đạt hiệu quả tốt để từ đó

học hỏi và đúc rút kinh nghiệm áp dụng vào thực tế ởđơn vị cụ thể.

Đào tạo, tuyên truyền cho các cán bộ, công nhân và bà con nông dân ở huyện, xã, hợp tác xã về kỹ thuật và phương pháp tưới tiết kiệm nước, cách sử dụng nước tiết kiệm đối với từng loại cây trồng, lồng ghép với kỹ thuật canh tác cây trồng. Nêu

cao vai trò và tầm quan trọng của phương pháp tưới tiết kiệm nước để mọi người hiểu và có ý thức hơn trong việc sử dụng nước tưới tiêu cho đồng ruộng.

Tổ chức các lớp tập huấn về pháp lệnh khai thác bảo vệ CTTL, phổ biến ứng dụng công nghệ tưới tiêu, giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu cho các địa phương trên các huyện, thành phố.

Đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn các địa phương, đơn vị cơ sở khai thác thủy lợi, thực hiện các chính sách về thủy lợi, tăng cường đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý

khai thác công trình thủy lợi.

Hàng năm bố trí nguồn kinh phí thực hiện công tác đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực cho các tổ chức, cá nhân tham gia quản lý, vận hành các công trình thủy lợi nhằm đáp ứng được yêu cầu về quản lý.

Số lượng đào tạo theo từng đợt cụ thể:

Đối với Công ty TNHH MTV KTCTTL Bắc, Nam và 8 Xí nghiệp KTTL tại 8 huyện Thành Phố có tổng số cán bộ công nhân viên là 902 người chia làm các đợt đào tạo khác nhau ứng với trình độ và năng lực hiện có của từng đối tượng.

- Đợt I : Mở lớp đào tạo, bồi dưỡng các cán bộ quản lý hệ thống các công trình

thủy lợi có trình độ từ cao đẳng trở lên số lượng 259 người.

- Đợt II: Mở lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các cán bộ quản lý hệ thống số lượng 398 người.

- Đợt III: Mở lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho công nhân vận hành có

trình độ từ bậc 4 trở lên 440 người.

- Đợt IV: Mở lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho công nhân vận hành hệ

thống số người 398 người.

Đối với tổ chức Hợp tác dùng nước (Hợp tác xã): Có tổng số cán bộ 972 người và các cán bộ của tổ thủy nông cơ sở phục vụ tưới tiêu ruộng đồng. Các cán bộ này được chia nhỏ ra từng đợt, cử đi học và tập huấn. Một năm chia làm bốn đợt theo từng quý để cử cán bộ tham gia các lớp đào tạo.

Lộ trình thực hiện cụ thể như sau:

Bảng 3.2: Lộ trình thực hiện công tác đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh Thái Bình

STT Nội dung thực hiện Thờigian

(TH-HT)

1 Thực hiện rà soát, đánh giá lại đội ngũ cán bộ quản lý khai

thác công trình thủy lợi trong toàn tỉnh 2014-2015

2 Lên kế hoạch đào tạo, tập huấn chi tiết về thời gian, địa

điểm, phương thức, nội dung, số lượng đào tạo cụ thể . 2014-2015

3 Triển khai thực hiện đào tạo, mở lớp tập huấn theo kế

hoạch đã vạch sẵn. 2015-2020

3.3.7.2.Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền

Yêu cầu của thông tin, tuyên truyền:

Làm cho lãnh đạo các cấp, các ngành đến địa phương, lãnh đạo các tổ chức, doanh nghiệp và người dân hiểu về tầm quan trọng, vai trò, ý nghĩa, mục tiêu của công tác quản lý, vận hành và bảo vệ công trình thủy lợi; làm cho mọi tầng lớp nhân

dân ý thức được trách nhiệm và quyền lợi của mình trong việc triển khai công tác,

quản lý, vận hành và bảo vệ công trình.

Làm cho các đơn vị, cá nhân, tổ chức cộng đồng tham gia triển khai, nắm vững và thực hiện đúng những nội dung, nhiệm vụ, mục tiêu của công tác quản lý, vận hành hệ thống công trình thủy lợi mà chính phủ, nhà nước đề ra, giúp cho công tác quản lý, vận hành đạt kết quả cao nhất.

Nội dung và phương thức của thông tin, tuyên truyền:

Triển khai tuyên truyền về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác

quản lý, vận hành và bảo vệ công trình thủy lợi đến cộng đồng, cán bộ ở các cơ quan địa phương thông qua phương tiện thông tin đại chúng như phát thanh, truyền hình ở các huyện, xã.

Tuyên truyền về mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp nhằm tăng cường công

tác quản lý, vận hành và bảo vệ công trình thủy lợi tới người dân, các cơ quan, tổ chức hợp tác dùng nước trong tỉnh để nâng cao nhận thức và đề ra các phương thức thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Triển khai thực hiện kế hoạch thông tin, truyền thông về chủ trương, chính sách pháp luật của nhà nước trong quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi tới cộng đồng thông qua phát thanh, truyền hình, báo trí để nâng cao được nhận thức trong quản lý vận hành công trình thủy lợi hoặc có thể tổ chức những buổi tọa đàm, hội thảo ở các thôn, xã, các tổ hợp tác dùng nước để tuyên truyền thông tin đến gần người dân hơn.

Thực hiện tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến chính sách, đối tượng, phạm vi miễn thủy lợi phí cho các địa phương để người dân, cán bộ các cấp nhận thức đúng về miễn thủy lợi phí, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thực hiện hoạt động của các tổ chức quản lý, vận hành công trình thủy lợi.

Thực hiện tuyên truyền về đào tạo mở lớp tập huấn, phát triển và nâng cao nguồn nhân lực về quản lý, vận hành công trình thủy lợi. Thông tin về nhu cầu tuyển dụng nhân lực còn thiếu trong công tác quản lý, vận hành nhằm tìm kiếm được những cán bộ có trình độ kỹ thuật cao đáp ứng được yêu cầu trong công tác tổ chức quản lý.

Thông tin tuyên truyền về phát triển công nghệ và kỹ thuật tưới tiêu tiên tiến. Thông tin đến người dân, các cơ quan xã, huyện, thành phố về chính sách, chủ trương của đảng và nhà nước về áp dụng khoa học công nghệ vào công tác quản lý,

vận hành CTTL áp dụng kỹ thuật tưới tiêu tiết kiệm nước như Nông - Lộ - Phơi,

tưới phun mưa, nhỏ giọt, tưới rãnh, tưới dải…và các kỹ thuật tưới tiên tiến trên thế giới.

Tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm ở từng xã, phường để phổ biến, tuyên truyền cho các thành viên trong đội thủy nông cơ sở, nắm vững được quy trình, tiêu chuẩn, kỹ thuật vận hành hệ thống công trình thủy lợi như trạm bơm điện, cống lấy nước, biện pháp tưới tiêu tiết kiệm nước. Phổ biến cách quản lý chặt chẽ nguồn nước hiện có, kỹ thuật đắp kín bờ vùng, bờ thửa, tu sửa kênh mương chống rò rỉ, thất thoát nước, giữa ổn định nước trên mặt ruộng không để chảy xuống kênh tiêu.

Thường xuyên tổ chức giao lưu giữa các hợp tác xã với nhau, để trao đổi kinh nghiệm về công tác quản lý vận hành giữa các đơn vị và mô hình đã được vận dụng

thực thế ở địa phương khác. Những phương thức quản lý tốt được truyền đạt cho

các đơn vị chưa quản lý tốt học hỏi và xem xét vận dụng vào đơn vị mình, những tồn tại được khắc phục, rút kinh nghiệm.

Lồng ghép các hoạt động thông tin, tuyên truyền về quản lý khai thác công

trình thủy lợi trong nội dung thông tin tuyên truyền thuộc chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Tăng cường công tác tập huấn tuyên truyền phổ biến văn bản pháp luật tới cộng đồng; Tập huấn chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực thủy lợi qua các chương trình khuyến nông được ngành Nông nghiệp và PTNT

giao.Lộ trình cụ thể như sau:

Bảng 3.3: Lộ trình thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền trên địa bàn tỉnh Thái Bình

STT Nội dung thực hiện Thời gian

1 Xây dựng nội dung và lên kế hoạch cụ thể về tuyên truyền, phổ

biến nâng cao nhận thức về QLVHKT công trình thủy lợi 2014-2015

2 Thực hiện tuyên truyền, phố biến nâng cao nhận thức về

QLVHKT công trình thủy lợi 2015-2020

Kết luận chương 3

Từ những thực trạng, tồn tại và hạn chế về công tác quản lý, vận hành các hệ

thống công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thái Bình trong giai đoạn 2007-2013 mà

tác giả đã nêu ở trên . Để đáp ứng mục tiêu phát triển thủy lợi của nước ta nói chung và tỉnh Thái Bình nói riêng như: phát triển thủy lợi tưới tiêu, cấp nước phục vụ

chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp-

nông thôn và phát triển các ngành kinh tế xã hội khác thì việc củng cố, phát triển các giải pháp phòng chống, giảm nhẹ thiên tai bão lụt, tăng cường quản lý nguồn nước và quản lý công trình thủy lợi; tăng cường đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học công nghệ phải được đi trước đón đầu ngay từ bây giờ.

Để công tác quản lý, vận hành hệ thống công trình thủy lợi ở tỉnh Thái Bình

đạt hiệuquả cao đáp ứng được mục tiêu phát triển thủy lợi, cũng như phát triển kinh

tế bền vững của đất nước ta đến năm 2020 tác giả đã nêu ra một số giải pháp sau: Rà soát, điều chỉnh lại quy hoạch cho toàn bộ hệ thống công trình thủy lợi; Hoàn thiện thể chế, chính sách thủy lợi về quản lý vận hành các CTTL; Củng cố cơ sở hạ tầng CTTL hiện có; hoàn thiện bộ máy quản lý vận hành CTTL; áp dụng khoa học công nghệ vào công tác quản lý, vận hành CTTL; Tăng cường công tác đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực và thông tin tuyên truyền, nhằm tăng cường và kiện toàn công tác quản lý vận hành hệ thống công trình thủy lợi của tỉnh Thái Bình trong những năm tới.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VẬN HÀNH CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH (Trang 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)