Tình hình các công trình thủy lợi phục vụ nông nghiệp ở tỉnhThái Bình

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VẬN HÀNH CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH (Trang 62)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.3 Tình hình các công trình thủy lợi phục vụ nông nghiệp ở tỉnhThái Bình

Các hệ thống công trình thủy lợi phục vụ nông nghiệp ở Thái Bình chủ yếu là Trạm bơm, cống, cống nội đồng, kênh mương có nhiệm vụ cung cấp nước tưới và tiêu thoát nước chống úng hạn cho đồng ruộng.

Sau đây là bảng thống kê kết quả phục vụ tưới cho cây lúa, cây hoa màu cho

hai vụ, vụ Xuân và vụ mùa củahệ thống thủy lợi tỉnh Thái Bình:

Bảng 2.6: Kết quả phục vụ nông nghiệp của hệ thống công trình thủy lợi của doanh nghiệp thủy nông và hợp tác xã

Vụ Phương thức tưới Cộng (ha) Tưới động lực, tiêu tự chảy (ha) Tự chảy (ha) Tạo nguồn động lực và tự chảy (ha) Tạo nguồn động lực (ha)

Diện tích tưới lúa và hoa mầu của khối các doanh nghiệp thủy nông:

Xuân 13.643 6.400 72.366 191 92.600

Mùa 8.700 12.000 72.000 1.400 94.100

Diện tích tưới lúa và hoa màu của khối các HTX:

Xuân 73.700 22.400 850 96.950

Mùa 69.000 2.100 4.600 75.700

(Nguồn : Báo cáo sơ kết về thực hiện phân cấp quản lý khai thác công trình thủy lợi ở tỉnh Thái Bình năm 2012)

Tình hình chống hạn hán phục vụ nông nghiệp :

Những năm gần đây do ảnh hưởng của biến đổi khí hậụ làm cho tình hình hạn, úng xảy ra bất thường dẫn đến hiện tượng xâm nhập mặn gia tăng, mực nước so với trung bình nhiều năm thiếu hụt đều trên 100m, mực nước giai đoạn đổ ải tháng 1,2 thấp hơn so với trung bình nhiều năm. Các công trình thủy lợi phải phát huy hết năng suất phục vụ mới đáp ứng được phần nào nhu cầu về nước của bà con nông

dân.

Do đặc điểm hầu hết các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ chuyển sang cấy chủ yếu trà xuân muộn đổ ải tập trung trong tháng 2 nên các cống thuộc tỉnh phía trên

Thái Bình đều đồng loạt mở lấynước.

Vì vậy mực nước sông Hồng tại Thái Bình càng bị hạ thấp, nhiều cống lấy nước tưới thượng nguồn của hệ thống Nam, Bắc trong giai đoạn đổ ải vừa qua không mở được, diện tích các vùng Nam, Bắc quốc lộ 10 (vùng Tân Đệ) của huyện Vũ Thư bị thiếu nước, vùng Tiến Đức, Hồng An, Phú Sơn…(Hưng Hà), Quỳnh Hoàng, Quỳnh Ngọc (Quỳnh Phụ). Cống Nguyệt Lâm cấp nguồn tưới chủ động cho huyện ven biển Tiền Hải bị mặn xâm nhập cũng không mở được. Tình trạng trên đã

gây thiếu nguồn nước trong thời kỳ đổ ải đại trà vì mựcnước nguồn thấp máy bơm

không hoạt động bình thường (trong đó có nhiều trạm bơm trơ giỏ phải ngừng bơm)

nhất là hệ thống Nam do chuyển đổi sang cấy trà xuân muộn là chủ yếu có 18.000-

19.000 ha khó khăn nguồn nước tưới. Hệ thống Bắc do các năm qua cấy chủ yếu trà lúa xuân sớm, đổ ải tập trung trong tháng 1 vào thời kỳ mực nước triều cao lên diện tích khó khăn về nguồn nước ít hơn so với phía Nam, giai đoạn đổ ải có khoảng

10.000 – 12.000 ha khó khăn về nguồn nước. Tuy nhiên nếu những năm tới các

huyện phía Bắc chuyển đổi sang cấy chủ yếu trà muộn, diện tích vùng khó khăn về nguồn nước tưới của hệ thống Bắc sẽ còn tăng lên.

Vùng ven biển thuộc huyện Thái Thụy, Tiền Hải, Kiến Xương do mặn thường

xâm nhập sâu về vụ xuân, nhất là thời kỳ đổ ải nên hầu hết các cống hạ du không

mở lấy nước tưới được, chủ yếu nguồn nước lấy từ các cống thuộc các huyện phía thượng lưu : Hưng Hà, Đông Hưng, Quỳnh Phụ và Vũ Thư. Do vậy về vụ xuân

thường khó khăn về nguồn nước tưới, đặc biệt các năm hạn điển hình 1999, 2004 và 2005.

Vùng tự chảy thường xuyên thuộc các huyện Quỳnh Phụ, Kiến Xương những năm hạn do mực nước nguồn thấp không lấy được tự chảy nên rất bị động về tưới, đã ảnh hưởng đến tiến độ gieo cấy lúa xuân trong thời vụ tốt nhất, làm giảm năng suất cây trồng và gây khó khăn cho việc thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để đạt giá trị cao trên một đơn vị diện tích của toàn vùng.

Ảnh hưởng của hạn hán đối với dân sinh : Hệ thống thủy nông tỉnh Thái Bình ngoài nhiệm vụ cấp nước cho nông nghiệp còn cấp nước cho công nghiệp, nuôi trồng thủy sản và cấp nước sinh hoạt. Do nguồn nước giai đoạn đầu vụ khó khăn nên việc cung cấp nước cho dân sinh cũng bị ảnh hưởng đáng kể, nhất là đối với vùng phía nam tỉnh.

Tình hình mưa gây úng ở Thái Bình:

Do vị trí địa lý nằm sát biển thường bị bão trực tiếp ảnh hưởng . Có những cơn bão tuy không đổ bộ vào Thái Bình nhưng lại gây mưa lớn. Tổng lượng mưa năm và mùa mưa của Thái Bình lớn hơn các tỉnh khác. Ví dụ, lượng mưa ở trạm bơm NN tại Thành Phố Thái Bình là 4805 mm, tại Hải Dương là 1562 mm, Hưng Yên 1729 mm, Nam Định 1757 mm.

Đặc điểm đáng lưu ý với vùng ven biển như Thái Bình là ảnh hưởng thủy triều trong mùa mưa. Theo số liệu phân tích thống kê các trận mưa lớn có 63% số trận vào thời kỳ triều kém, 16% số trận vào thời kỳ triều trung bình và 21% số trận mưa vào thời kỳ triều cường. Như vậy tổ hợp bất lợi xảy ra với tần suất cao là mưa lớn thường vào lúc triều kém khả năng tiêu tự chảy nhỏ nhất nên gây ra úng ngập.

Tình hình ngập úng: Thường xảy ra mưa lớn trong vụ mùa giai đoạn từ tháng 07 tới tháng 09 trong đó điển hình một số năm mưa úng xảy ra trong tháng 07:

Vụ mùa 1980 : Lượng mưa 400-588 mm, diện tích úng 35.897 ha, trong đó

diện tích mất trắng 15.190 ha.

Vụ mùa 1992: Diện tích úng 29.982 ha,mất trắng 5.770 ha.

Vụ mùa 2004: diện tích ngập tức thời sau mưa 53.741 ha, trong đó úng nặng phải tỉa, cấy lại 27.091 ha.

Đặc biệt trận mưa úng lịch sử ( tần suất <1%) xảy ra 7-14/09/2003 lượng mưa

phía nam tỉnh 850-1.078 mm, trùng kỳ triều lửng và lũ sông Hồng nên thời gian tiêu

nước kéo dài đã gây ra những thiệt hại nặng nề trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản và dân sinh, tổng diện tích úng lên tới 57.000 ha, mất trắng 27.676 ha.

2.3. Thực trạng phân cấp và tổ chứcquản lý vận hành các hệ thống công trình

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VẬN HÀNH CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)