7. Kết cấu của luận văn
3.3.5 xuất giải pháp hoàn thiện tổ chức quản lý vận hành công trình thủy
3.3.5.1.Hoàn thiện tổ chức quản lý nhà nước về thủy lợi
Hoàn thiện những quy định về tổ chức quản lý nhà nước trong lĩnh vực thủy
lợi từ trong địa bàn tỉnh làm cơ sở tăng cường năng lực của các cơ quan. Tăng
cường nguồn lực cho bộ phận tham mưu về quản lý khai thác công trình thủy lợi
của Chi cục thủy lợi địa phương. Đảm bảo cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước
về thủy lợi ở cấp huyện có ít nhất 1 cán bộ có chuyên môn về thủy lợi.
Thành lập đơn vị thực hiện nhiệm vụ của cơ quan đặt hàng, đấu thầu nhiệm vụ quản lý khai thác công trình thủy lợitrên địa bàn tỉnh Thái Bình.
Kiện toàn, củng cố các hội đồng quản lý hệ thống thủy lợi trong tỉnh theo hướng hoạt động có hiệu lực, tinh gọn, hiệu quả khắc phục tình trạng quan liêu, trùng lặp, chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ hoặc tổ chức không phù hợp với chức năng, nhiệm vụ. Phân tích rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của mỗi tổ chức, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống quản lý vận hành công trình. Thành lập cơ quan thường trực trợ giúp cho Hội đồng. Nghiên cứu thành lập mô hình hội đồng quản lý hệ thống liên huyện, liên xã.
Tổ chức bộ máy quản lý vận hành phải đảm bảo tính đồng bộ, hệ thống bảo đảm đủ sức thực hiện chức năng, nhiệm vụ, và phát huy vai trò, trách nhiệm của cơ quan quản lý. Tổ chức bộ máy phải kế thừa những thành quả, kinh nghiệm đã đạt được và đáp ứng được yêu cầu của việc tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững.
Bộ máy quản lý nhà nước phải thống nhất quản lý tài nguyên nước và quản lý nguồn nước, công tác tưới tiêu; thống nhất quản lý tưới tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh, xã hội và tiêu thoát nước đô thị.
Hoàn thiện cơ chế phối hợp liên ngành giữa tài nguyên môi trường, Nông nghiệp và phát triển nông thôn và thương nghiệp để kịp thời phòng chống thiên tai,
nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo sớm để công tác quản lý, phòng chống thiên tai
kịp thời, đảm bảo an toàn cho hệ thống và cây trồng.
Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thường xuyên công tác quản lý vận hành công trình thủy lợi từ cấp sở cho đến địa phương. Nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của từng đơn vị, địa phương quản lý, khai thác bảo vệ hệ thống
công trình.
Thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận thẩm định hồ sơ cấp giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ CTTL, giấy phép xả thải và hệ thống công trình thủy lợi, quản lý nhà nước về nước sạch nông thôn theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân.
Điều chỉnh mức phân bổ nguồn cấp bù thủy lợi phí giữa Doanh nghiệp thủy nông và các HTX cho phù hợp với thực tế khi có chính sách thủy lợi phí mới theo hướng tăng thêm.
Bộ máy quản lý, khai thác phục vụ sản xuất công trình thủy lợi phải bảo đảm
sự tập trung về chỉ đạo, có sự thống nhất từ trên xuống dưới và bảo đảm sự tập trung nguồn lực. Mô hình mới phải bảo đảm tận dụng được khả năng xã hội hóa công tác thủy lợi của nhân dân, của những hộ dùng nước. Trước kia công tác thủy lợi phần lớn là nhiệm vụ của nhà nước, nhà nước đầu tư, nhà nước quản lý thì mô hình mới phải có chỗ cho người dân, những hộ dùng nước có tiếng nói của mình, họ cũng được quản lý, họ cũng được đầu tư để phục vụ công việc của họ được tốt hơn.
3.3.5.2.Hoàn thiện công tác phân cấp quản lý vận hành công trình thủy lợi ở tỉnh Thái Bình
Đối với UBND các huyện, xã, phường, thị trấn : Chỉ đạo phòng nông nghiệp
và PTNT, các HTX dịch vụ nông nghiệp phối hợp với các đơn vị thủy nông, Chi
cục Thủy lợi rà soát lại danh mục các công trình đã phân cấp, đề xuất điều chỉnh kịp thời về đơn vị quản lý, về số lượng, quy mô, kích thước, nhiệm vụ công trình, trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh.
Chủ động phát hiện và xử lý các vi phạm trong phạm vi khai thác và bảo vệ
công trình thủy lợi theo quy định của pháp luật và quy định trong Quyết định số
772/QĐ-UBND ngày 20/04/2009 của UBND tỉnh phê duyệt đề án phân cấp quản lý
hệ thống sông trục.
Chỉ đạo các HTX xây dựng kế hoạch thu chi thủy lợi phí theo đúng quy định. Chỉ đạo các HTX thực hiện ngay chế độ khoán quản bảo vệ và khơi thông dòng chảy.
Sở Nông nghiệp và PTNT và các sở ngành có liên quan: Phối hợp với UBND
các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn rà soát lại danh mục các công trình (số
lượng, quy mô, nhiệm vụ) để trình UBND tỉnh điều chỉnh lại quyết định phân cấp quản lý cho phù hợp với thực tế.
Chủ động tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh chính sách thu chi thủy lợi phí khi có chính sách mới của Chính phủ, theo hướng gia tăng kinh phí cho các doanh nghiệp thủy nông để tăng cường đầu tư, quản lý hệ thống sông trục cấp II.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn vốn thủy lợi phí ở các công ty thủy nông và các HTX dịch vụ nông nghiệp.
Xây dựng lại định biên trong công tác quản lý khai thác hệ thống sông trục, gắn liền với quản lý các công trình thủy nông khác như trạm bơm, cống đập…phù hợp với tình hình hiện nay.
Tăng cường kiểm tra phát hiện kịp thời những vi phạm trong quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, chú trọng kiểm tra việc khơi thông dòng chảy, phát hiện và đề xuất xử lý vi phạm trong phạm vi khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.
Khối Công ty thủy nông : Quản lý chặt chẽ, sử dụng đúng mục đích nguồn
thủy lợi phí; Phối hợp với các địa phương rà soát hệ thống công trình thủy nông đã
phân cấp, đề xuất điều chỉnh cho phù hợp với năng lực quản lý; Xây dựng cụ thể cơ chế khoán quản lý khai thác và bảo vệ hệ thống sông trục (Chú trọng khơi thông dòng chảy và phát hiện kịp thời các vi phạm) giao cụ thể cho từng cụm trạm, từng công nhân thủy nông, có cơ chế xử lý vi phạm rõ ràng, đồng thời tăng cường kiểm tra đôn đốc thực hiện. Phối hợp với đơn vị quản lý doanh nghiệp nhà nước, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện của các đơn vị địa phương. Xử lý nghiêm túc các đơn vị thực hiện chưa đúng với đề án đã thống nhất.
Khối tổ chức Hợp tác dùng nước (HTX): Các Hợp tác xã có nguồn kinh phí
cấp bù thủy lợi phí không đồng đều nên chi phí quản lý rất hạn chế, mức lương thấp vì căn cứ vào doanh thu của HTX. Lương của tổ thủy nông cơ sở thấp vì phải thu từ
nguồn kinh phí nội đồng của bà con xã viên nên gặp rất nhiều khó khăn để hoạt động. Vì vậy, các cơ quan quản lý phải có những giải pháp sau:
Điều chỉnh mức phân bổ nguồn cấp bù thủy lợi phí giữa Doanh nghiệp thủy nông và các HTX cho phù hợp với thực tế khi có chính sách thủy lợi phí mới theo hướng tăng thêm.
Cắt giảm nguồn thủy lợi phí theo đề xuất của Sở Nông nghiệp và PTNT và các sở ngành có liên quan khi phát hiện các đơn vị thủy nông, các hợp tác xã xảy ra vi phạm trong quản lý, sử dụng nguồn thủy lợi phí.
Quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí theo đúng quy định của nhà nước và của UBND tỉnh. Quy định cụ thể về mức thu thủy lợi phí, quy định mức trần thủy lợi phí nội đồng trên địa bàn địa phương nhằm gắn trách nhiệm, quyền hạn của người dùng nước trong việc tham gia đóng góp đối với việc quản lý, khai thác công trình thủy lợi và bảo vệ nguồn nước.
Xây dựng kế hoạch sử dụng nguồn thủy lợi phí theo đúng yêu cầu, chú trọng nạo vét hệ thống sông trục cấp III.
Phải tổ chức ngay việc khoán quản bảo vệ và khơi thông dòng chảy trong phạm vi hệ thống sông trục cấp III theo hướng ổn định lâu dài với các tổ chức hoặc cá nhận ở địa phương. Nguồn kinh phí thuê khoán được trích từ nguồn thủy lợi phí cấp bù.
Chủ động cân đối để thu phí dịch vụ thủy nông mặt ruộng cho đủ các chi phí mặt ruộng: Công điều hành, canh coi, dẫn tháo nước…không bố trí nguồn cấp bù thủy lợi phí cho công tác này.
3.3.6 Đề xuất giải pháp áp dụng khoa học công nghệ vào công tác quản lý, vận hành công trình thủy lợi ở tỉnh Thái Bình