Những tồn tại trong quản lý vận hành công trình thủy lợi và nguyên

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VẬN HÀNH CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH (Trang 82)

7. Kết cấu của luận văn

2.4.2Những tồn tại trong quản lý vận hành công trình thủy lợi và nguyên

Trong phân cấp hệ thống trạm bơm điện, theo tiêu chí xây dựng là chỉ phân cấp những trạm bơm quy mô vừa và nhỏ, nằm gọn trong một thôn, một xã. Tuy nhiên trong quá trình phân cấp, nhiều trạm bơm liên xã cũng được phân cấp, đặc biệt có cả những trạm bơm lớn liên xã tiêu qua đê, quản lý phức tạp, nguồn lực tu bổ sửa chữa rất lớn cũng được bàn giao cho hợp tác xã (HTX) quản lý (Trạm bơm

Thủy Nguyên – Thái Thụy). Các HTX quản lý không tốt dẫn đến mẫu thẫu trong

điều hành nước tưới tiêu, thiếu nguồn lực tu bổ, đẩy nhanh quá trình xuống cấp. Theo báo cáo sơ bộ, hệ thống Bắc có 9 trạm bơm cần thiết phải bàn giao trở lại cho Công ty quản lý và 4 trạm bơm bàn giao tiếp cho địa phương quản lý và nhiều cống đập nội đồng vượt quá khả năng quản lý của địa phương.

Việc phân cấp cho UBND các huyện một số lĩnh vực trong quản lý hệ thống sông trục cấp II . Chủ đầu tư các dự án nạo vét, tu bổ, nâng cấp; lập phương án bảo

vệ thực tế không phát huy được hiệu quả, do nguồn kinh phí bố trí thực hiện các

nhiệm vụ trên hạn chế.

Xây dựng cơ sở dữ liệu, đặc biệt là hệ thống sông trục cấp III còn thiếu so với thực tế.

Phân bổ nguồn kinh phí cho các hoạt động đầu tư nạo vét sông trục không cân đối, sông trục cấp III nhiều, sông trục cấp II thiếu (Do tỷ lệ giữa mức thu của doanh nghiệp thủy nông và các HTX dịch vụ nông nghiệp).

Việc sử dụng nguồn kinh phí cấp bù thủy lợi phí ở các hợp tác xã chưa đúng mục tiêu. Nguồn kinh phí này theo quy định chỉ dùng cho quản lý vận hành tu bổ

nâng cấp công trình, nạo vét hệ thống sông trục cấp III, những qua khảo sát nhiều

HTX đều bố trí vào kiên cố kênh (Hàng năm mỗi HTX thường bố trí được trên 100 triệu, kiên cố kênh không được bao nhiêu, không hiệu quả…) trong khi các cống đập điều tiết, sông trục cấp III là những công trình quan trọng thì ít được quan tâm tu bổ, nạo vét.

Công tác giải phóng dòng chảy, mặc dù đã có nhiều tiến bộ, nhưng phần nhiều các HTX chưa quan tâm đúng mức, chưa có cơ chế khoán quản lâu dài, thường chỉ tập trung ra quân, thuê khoán theo từng đợt, vì vậy còn nhiều tuyến sông cấp III, kênh mặt ruộng bị ách tắc trong quá trình hoạt động, đặc biệt trong tiêu úng.

Các Xí nghiệp thủy nông mặc dù đã giao khoán cho công nhân thủy nông

quản lý các trục sông cấp I, cấp II nhưng chưa có quy định trách nhiệm cụ thể của

từng vùng.

Công tác kiểm tra giải phóng dòng chảy của các cơ quan nhà nước (Sở Nông nghiệp và PTNT, sở tài chính) chưa thường xuyên, biện pháp chưa đủ mạnh để các địa phương các doanh nghiệp thực hiện.

Tình trạng vi phạm phạm vi khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, đặc biệt trên hệ thống sông trục các cấp diễn ra theo chiều hướng gia tăng cả cá nhân vi phạm và tổ chức vi phạm. Theo thống kê của 2 công ty thủy nông, tính đến năm

2011, trên hệ thống Bắc có 685 điểm vi phạm (Xử lý được 31 vụ), riêng năm 2011

phát sinh 22 điểm; trên hệ thống Nam đến năm 2011 có 376 điểm vi phạm, từ năm 2011 đến tháng 04 năm 2012 phát sinh thêm 93 điểm. Các đơn vị thủy nông đều lập

biên bản, làm việc với chính quyền địa phương để xử lý, nhưngcơ bản không thực

hiện được.

Thiếu nguồn kinh phí hoạt động, đặc biệt cho công tác tu bổ nâng cấp, đầu tư xây dựng công trình nhất là ở các doanh nghiệp tư nhân từ đó một số công trình xuống cấp, một số công trình không đáp ứng được năng lực tưới tiêu. Hiện nay mức cấp bù thủy lợi phí hàng năm toàn tỉnh là 214,678 tỷ đồng, trong đó:

+Hai công ty thủy nông : 108,547 tỷ đồng

+Các HTXDVNN (324 đơn vị): 106,131 tỷ đồng. Bình quân mức cấp cho một HTX dịch vụ nông nghiệp là 327,5 triệu đồng.

Do giá cả vật tư, nguyên nhiên liệu và tiền lương gia tăng, nguồn cấp không tăng, chi phí cho công tác tu bổ, nâng cấp giảm đi nhiều. Năm 2012, nguồn đầu tư

sửa chữa nâng cấp công trình của 2 công ty thủy nông còn khoảng 30 tỷ, giảm so

với năm 2010 khoảng 40%, so với năm 2009 là 50%. So với yêu cầu thiếu khoảng

30 tỷ đồng.

Riêng các HTX dịch vụ nông nghiệp, doanh thu từ cấp bù thủy lợi phí hàng năm bình quân một HTX khoảng 327,5 triệu, trong đó:

+Chi phí quản lý vận hành chiếm 55% (khoảng 180 triệu đồng).

+Yêu cầu nạo vét hệ thống sông cấp III (Bình quân 1 HTX có 7 km), chi phí nạo vét một năm khoảng 85 triệu đồng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+Tu bổ sửa chữa máy bơm và thiết bị điện, thiết bị đóng mở (bình quân 3-4

trạm một HTX): 20 triệu đồng 1 năm.

+Giải phóng chảy, sửa chữa cống đập, công trình trạm bơm, kiên cố kênh mương : 100 triệu đồng.

Chưa có đủ văn bản pháp lý, chế độ tài chính cho tổ chức thủy nông cơ sở hoạt động hiệu quả. Các tổ chức thủy nông cơ sở hoạt động thường bị chi phối ràng buộc, lệ thuộc quá nhiều vào xã, HTX, nên thiếu sự linh hoạt trong phục vụ.

Hệ thống sông trục chính và sông trục cấp I thường được bố trí nguồn vốn ngân sách nhà nước trong nạo vét, nâng cấp. Hệ thống sông trục cấp II chủ yếu dùng nguồn thủy lợi phí và nguồn ngân sách do UBND các huyện làm chủ đầu tư nếu có. Thực tế những năm qua, UBND các huyện chỉ cân đối được kinh phí từ nguồn cấp chống hạn của Chính phủ, sở Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo các công ty thủy nông tăng cường bố trí nguồn vốn cho nạo vét hệ thống này, những do nguồn lực có hạn, vẫn còn thiếu tuyến sông bồi lắng nặng nề, không đảm bảo yêu cầu tưới tiêu (Năm 2011 nạo vét 28 tuyến, năm 2012 dự kiến 10 tuyến).

Những tồn tại, hạn chế của cơ quan nhà nước :

Công tác quản lý nhà nước về quy hoạch thủy lợi phục vụ phát triển vùng chăn

nuôi tập trung, vùng thủy sản tập trung chưa được thống nhất. Chưa rõ vai trò của

cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi đổi với việc xây dựng, thẩm định, quản lý khai thác công trình.

Chưa được đầu tư bổ sung quy hoạch thủy lợi kịp thời cho những vùng chuyển đổi tập trung nên hiệu quả phục vụ sản xuất bị hạn chế;

Chưa có quy hoạch thủy lợi phục vụ vùng lúa chất lượng cao do công tác quy vùng sản xuất chậm.

2.4.2.2.Nguyên nhân của những tồn tại trên

1. Nguyên nhân chủ quan

Tỉnh Thái Bình chưa đổi mới theo cơ chế thị trường, hiện tại vẫn hoạt động theo cơ chế bao cấp trong quản lý khai thác công trình thủy lợi:

Hiện nay, tỉnh Thái Bình vẫn hoạt động theo phương thức giao kế hoạch công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi, chưa đổi mới theo cơ chế thị trường thực hiện theo phương thức đặt hàng hay đấu thầu. Hoạt động theo cơ chế bao cấp làm hạn chế quyền tự chủ của doanh nghiệp, bộ máy quản lý cồng kềnh, năng suất lao động thấp, số lượng cán bộ quản lý nhiều nhưng làm việc không có tính tự giác hay trông chờ, ỷ lại vào nhà nước; hệ thống công trình thủy lợi bị xuống cấp nhanh; chất lượng cung cấp dịch vụ thấp; làm cho các cơ chế hoạt động khác không phát huy được tiềm năng dẫn đến hạn chế nguồn thu , hạn chế cơ chế cạnh tranh cho đầu tư và xây dưng, quản lý khai thác công trình.

Quản lý thủy nông cơ sở chưa phát huy được vai trò chủ thể và quyết định của người dân, sự tham gia tích cực của chính quyền địa phương:

Do phân cấp, quản lý chưa thực hiện đúng theo tiêu chí đã đề ra, chưa phân

cấp đúng đơn vị trách nhiệm quản lý dẫn tới mâu thẫu trong quản lý làm hiệu quả

của việc tưới, tiêu nước chưa đạt được hiệu quả cao.

Các đội thủy nông cơ sở HTX DVNN chưa có đủ trình độ để quản lý hệ thống thủy lợi được bàn giao, vượt quá khả năng của các tổ đội nên chưa khai thác hết

được năng lựcphục vụ của hệ thống công trình thủy lợi.

Thiếu nguồn kinh phí phục vụ cho công tác nạo vét, tu bổ, nâng cấp sông trục cấp II do nguồn kinh phí này chủ yếu dựa vào thủy lợi phí và nguồn ngân sách do UBND các huyện nếu có. Mà nguồn thủy lợi phí sau khi trừ các khoản chi phí thường xuyên thì không còn đủ nên nguồn kinh phí rất hạn hẹp.

Chưa làm rõ chủ trương miễn, giảm thủy lợi phí của nhà nước làm cho một số bộ phận cán bộ, người dân coi công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi là nhiệm vụ của nhà nước dẫn tới tư tưởng trông chờ ỷ lại vào nhà nước, sử dụng nước

lãng phí.

Việc hỗ trợ người dân thông qua chính sách miễn, giảm thủy lợi phí là cần thiết nhưng phương thức chi trả theo hình thức gián tiếp (phần lớn cấp bù qua doanh nghiệp), nên chưa gắn kết được trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ với người hưởng lợi, giảm tiếng nói, vai trò giám sát của người dân trong dịch vụ cung cấp nước đồng thời tạo tâm lý sử dụng nước lãng phí.

Mô hình tổ chức và cơ chế quản lý bất cập hiện nay đã hạn chế sự tham gia

của các thành phần kinh tế và người hưởng lợi trong quản lý khai thác công trình thủy lợi. Các tổ chức thành phần kinh tế khác, đặc biệt là người dân chưa được tạo điều kiện, cơ chế tham gia.

Chính quyền cấp xã và các tổ chức đoàn thể cơ sở chưa quan tâm đến quản lý công trình thủy lợi, mà coi đó là trách nhiệm của nhà nước, của các doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn. Nhiều công trình thủy lợi phân cấp cho xã quản lý nhưng không có chủ quản lý thực sự, dẫn đến tình hình vi phạm xảy ra nhiều.

Nguyên nhân của tình hình vi phạm: Chính quyền cơ sở (UBND các xã) được Nhà nước giao nhiệm vụ bảo vệ, tổ chức phương án bảo vệ và xử lý vi phạm nhưng

chưa vào cuộc, thường nể nang, né tránh. Trong quyết định số 772/QĐ-UBND ngày (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

20/04/2009 của UBND tỉnh phê duyệt đề án phân cấp quản lý hệ thống sông trục,

đã giao cho UBND các xã, phường, thị trấn nhiệm vụ rất cụ thể: “ Trực tiếp thực hiện phương án bảo vệ công trình theo quy định của nhà nước gồm : Tuyên truyền,

vận động để người dân hiểu về phạm vi bảo vệ và khai thác công trình ; Xử lý các hành vi vi phạm trong phạm vi khai thác và bảo vệ công trình theo quy định của pháp luật; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra; Huy động lực lượng, tổ chức cưỡng chế theo quy định của pháp luật đối với hành vi cố tình không chấp hành quy định của Nhà nước về bảo vệ và khai thác công trình trên địa bàn xã, phường, thị trấn”.

Các công nhân thủy nông được giao khoán quản lý khai thác công trình, chậm

phát hiện ra các vi phạm, không quyết tâm trong đình chỉ vi phạm, trong phối kết

hợp với các địa phương để xử lý ngay.

Cải cách thể chế, cải các hành chính chậm, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước chưa cao:

Cụ thể tại tỉnh Thái Bình hiện nay vẫn chưa áp dụng thực hiện quản lý khai

thác công trình thủy lợi theo phương thức đặt hàng theo Thông tư số 56/2010/TT-

BNNPTNT ngày 01 tháng 10 năm 2010 quy định một số nội dung trong hoạt động của tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi mà vẫn thực hiện theo cơ chế bao

cấp với hình thức giaokế hoạch, theo cơ chế cấp pháp thanh toán không gắn với số

lượng, chất lượng sản phẩm nên việc hạnh toán kinh tế chỉ mang tính hình thức, gây nên sự trì trệ, yếu kém trong quản lý khai thác công trình thủy lợi. Vai trò của các

cơ quan chuyên ngành mờ nhạt trong khi cơ quan cấp phát không chịu trách nhiệm

đến kết quả cuối cùng, chưa tạo được sự chủ động cho tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi. Phân phối lương không dựa vào kết quả làm bộ máy cồng kềnh, năng suất lao động thấp.

Thiếu cơ chế chính sách tạo động lực để người dân tham gia xây dựng, quản lý khai thác công trình thủy lợi nội đồng. Thiếu cơ chế, động lực để thu hút nguồn nhân lực có trình độ, chất lượng cao. Thiếu thể chế ràng buộc quyền lợi và trách nhiệm của người đứng đầu với hiệu quả sử dụng tiền vốn, tài sản, lao động của nhà nước.

Cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý khai thác công trình thủy lợi chưa phù hợp, nên hiệu lực và hiệu quả chưa cao.

Nhận thức về quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi còn hạn chế:

Nhận thức của một số lãnh đạo quản lý và người dân chưa đúng, chưa đủ về các chính sách hiện hành trong quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, đặc biệt là chính sách miễn, giảm thủy lợi phí. Ở tỉnh Thái Bình vận dụng thủy lợi phí chưa đúng, dùng thủy lợi phí vào việc kiên cố kênh, nhưng theo quy định thì nguồn kinh phí này chỉ phục vụ cho công tác quản lý vận hành, tu bổ nâng cấp công trình, nạo vét hệ thống sông trục cấp III.

Nhận thức của người dân về tầm quan trọng của quản lý khai thác công trình

thủy lợi chưa cao nên dẫn đến nhiều vi phạm đã xảy ra trên địa bàn tỉnh, do công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng chưa được coi trọng.

Thiếu cán bộ quản lý có trình độ cao, các lĩnh vực quản lý chuyên sâu.

Khoa học công nghệ chưa bám sát yêu cầu sản xuất, thiếu động lực áp dụng khoa học công nghệ và sản xuất, nguồn nhân lực còn hạn chế:

Thực tế tỉnh Thái Bình cũng đã đầu tư cho khoa học công nghệ nhưng việc nghiên cứu mới chỉ quan tâm nhiều đến nghiên cứu các đề tài, dự án lai tạo, nhân

giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao mà chưa thực sự quan tâm

đến lĩnh vực quản lý vận hành hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp. Hiện tại, mới chỉ đầu tư nghiên cứu xây dựng thành công mô hình ứng dụng CNTT cho 08 xã điểm nông thôn mới. Chưa nghiên cứu xây dựng các mô hình ứng dụng

các tiến bộ KH-CN trong sản xuất nông nghiệp để phát triển kinh tế nông nghiệp,

nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với việc xây dựng nông thôn mới; Chưa nghiên cứu các giải pháp đối phó trong nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là các vùng ven biển đối với biến đổi khí hậu toàn cầu; Chưa đi sâu vào nghiên cứu các giải pháp KH&CN nhằm bảo vệ các vùng đất ngập mặn, vùng cửa sông ven biển; khắc phục, phòng tránh các tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu của tỉnh; Chưa xây dựng cơ chế chính sách và kết cấu hạ tầng, công nghệ, tiến tới xây dựng

nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Thái Bình.

Việc nghiên cứu cơ chế, chính sách tạo động lực, đổi mới công tác quản lý khai thác, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong quản lý, vận hành công trình thủy lợi chưa được quan tâm đúng mức, nhất là kỹ thuật sử dụng nước tiết kiệm.

2. Nguyên nhân khách quan (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hệ thống công trình thủy lợi ở tỉnh Thái Bình đa số công trình xây dựng đã lâu, xuống cấp, nguy cơ mất an toàn dẫn đến khả năng phục vụ chưa cao. Việc sử dụng nguồn vốn cấp bù thủy lợi phí cho tu bổ sửa chữa, nâng cấp chưa đủ. Cụ thể như một số trạm bơm điện thuộc hệ thống khai thác thủy lợi Nam Thái Bình. Trạm bơm điện Hiệp Hòa 1,2 xây dựng từ năm 1968, trạm bơm Hiếu Thiện xây dựng từ năm 1966, TB Ngô Xá 3,4 xây dựng từ năm 1969 …

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VẬN HÀNH CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH (Trang 82)