Tình hình đầu tư xây dựng công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnhThá

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VẬN HÀNH CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH (Trang 60)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.2Tình hình đầu tư xây dựng công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnhThá

trong giai đoạn 2007-2013

Trong những năm qua, trên quê lúa tỉnh Thái Bình đã có hàng trăm công trình thủy lợi được xây dựng và đưa vào sử dụng. Cũng nhờ đó, sản xuất nông nghiệp của tỉnh đã chủ động hơn, hạn chế đến mức thấp nhất tác động, rủi ro của thiên nhiên. Điểm lại những công trình, hệ thống thủy lợi đi vào phục vụ sản xuất nông nghiệp

của người dân thì những công trình trọng điểm như : Cống Tân Đệ, cống Trà Linh

2, Cống Neo…là những minh chứng tiêu biểu nhất, đánh dấu sự phát triển của nền nông nghiệp Thái Bình.

Cống Tân Đệ được thi công từ tháng 11 năm 2008 với ngồn đầu tư trên 18 tỷ

đồng đã hoàn thành vào tháng 5 năm 2010. Từ các hạng mục chính làthân cống đến

các hạng mục phụ trợ đều được triển khai xong vào đầu tháng 10. Công trình có vai trò quan trọng trong việc lấy nước đầu nguồn từ hệ thống sông Hồng, tưới và cấp nước cho toàn bộ hệ thống thủy lợi Nam Thái Bình. Sự hoàn thiện của công trình cống Tân Đệ không chỉ góp phần tích cực trong việc điều tiết nước mà còn làm đẹp cảnh quan.

Công trình cống Neo, thuộc xã Đồng Tiền, huyện Quỳnh Phụ là một công trình đánh dấu sự phát triển của hệ thống công trình thủy lợi Thái Bình. Công trình

được hoàn thành năm 2009 và từ đó đến nay được đảm bảo vận hành tốt, góp phần phục vụ sản xuất với vai trò tiêu nước cho các xã thuộc khu nam huyện Quỳnh Phụ và nhiều xã của huyện Thái Thụy trong việc tiêu thoát nước, công trình vừa đẹp, vừa quy mô.

Công trình Cống Trà Linh 2 cũng là một công trình có tầm cỡ so với các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Hồng, một công trình mà người nông dân mong đợi. Cống Trà Linh 2 có vai trò tiêu, thoát nước và chống xâm mặn của nước biển, góp phần quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp của các huyện phía Bắc Thái Bình. Có thể khẳng định, những công trình thủy lợi được đầu tư, xây dựng đã cải thiện rất nhiều trong việc điều tiết nước, hạn chế được rủi ro, ngập úng, lụt lội.

Từ những đổi thay trên các công trình thủy lợi trọng điểm ở Thái Bình trong

những năm qua đã khẳng định rất rõ sự nhanh nhạy, tích cực trong nắm bắt, tranh thủ từ nhiều nguồn vốn của ngành nông nghiệp. Nhờ đó, trong những năm gần đây, tuy thời tiết diễn biến phức tạp, mưa bão bất thường những lĩnh vực trồng trọt đã hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng ngập úng, đảm bảo nguồn nước gieo cấy đúng lịch thời vụ. Nhiều vụ lúa liên tiếp ở tỉnh Thái Bình đạt năng suất cao, duy trì sản lượng lương thực trên 1 triệu tấn, diện tích cây vụ đông được mở rộng lên tới 40.000 ha. Đó chính là lợi ích trước mắt và lâu dài của những công trình thủy lợi trọng điểm.

Ngoài đầu tư xây dựng các công trình, hiện nay các địa phương tích cực triển khai chính sách của tỉnh về hỗ trợ xi măng xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn mới. Đến nay đã có 258/267 xã được phê duyệt nhận hỗ trợ gần 550 nghìn tấn xi măng để thực hiện đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn mới, khối lượng xi măng đã cấp đến ngày 27 tháng 04 năm 2014 đạt trên 362,4 nghìn tấn. Ủy ban nhân dân tỉnh đã trình Hội đồng nhân dân tỉnh chủ trương mua khoảng 700 nghìn tấn xi măng theo hình thức trả chậm để hỗ trợ xây dựng hạ tầng nông thôn mới, chỉ đạo tăng cường quản lý, sử dụng và thanh quyết toán nguồn xi măng hỗ trợ ở các địa phương, đảm bảo đúng các quy định hiện hành và xử lý nghiêm các vi phạm. Toàn tỉnh hiện có

282 xã, phường, thị trấn, đã và đang được đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước sạch, chỉ còn 4 xã chưa có doanh nghiệp đăng ký. Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh về tình hình triển khai cấp nước sạch khu vực nông thôn và trình Hội đồng nhân dân tỉnh chủ trương tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư hệ thống cấp nước sách ở các xã chưa có nhà đầu tư, giao cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng và

quản lý, khai thác các công trình nước sạch nông thôn đã được đầu tư xây dựng

bằng các nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia, vốn vay WB, từng bước hình thành thị trường kinh doanh nước sạch ở khu vực nông thôn.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VẬN HÀNH CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH (Trang 60)