7. Kết cấu của luận văn
3.2.1 Những cơ hội
Thái Bình là một tỉnh đồng bằng, địa hình bằng phẳng, một mặt là biển, ba mặt là sông , hệ thống sông ngòi dày đặc nên Thái Bình có nguồn nước vô cùng phong phú, cung cấp đầy đủ nước sinh hoạt cho nhân dân và cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. Các hệ thống sông đổ ra biển nên được bồi đắp bởi lượng phù sa lớn, tạo cho tỉnh Thái Bình có mảnh đất nông nghiệp trù phú.
Đông dân là một trong những lợi thế cơ bản cho phát triển kinh tế - xã hội
cũng như công tác quản lý vận hành công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
Nguồn lao động của tỉnh Thái Bình khá đông, sốlao động làm việc trong các ngành
kinh tế là 1.010.000 người, chiếm 56,5% dân số của tỉnh. Trong cơ cấu lao động
theo ngành ở tỉnh Thái Bình, nhóm ngành nông-lâm-thủy sản chiếm tỷ lệ cao nhất
59,4% (600 nghìn người). Nguồn lao động nông nghiệp có trình độ thâm canh cao
so với cả nước vì đây là mảnh đất của nghề trồng lúa nước và các sản phẩm chăn nuôi. Người lao động Thái Bình cần cù, chịu khó, lao động có khả năng tiếp thu,
tiếp cận với tiến bộ khoa học – kỹ thuật. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đang tăng dần
qua các năm. Nếu tỉnh có chiến lược đầu tư giao dục, đào tạo một cách đồng bộ để
nâng cao trình độ nguồn nhân lực sẽ tạo được một đội ngũ cán bộ đông đảo có trình độ tay nghề cao. Đồng thời lại có chính sách quản lý và sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ, sẽ là động lực, là lợi thế cho phát triển nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế xã hội nói chung.