Xuất giải pháp áp dụng khoa học công nghệ vào công tác quản lý,

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VẬN HÀNH CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH (Trang 112)

7. Kết cấu của luận văn

3.3.6xuất giải pháp áp dụng khoa học công nghệ vào công tác quản lý,

Điều kiện tỉnh Thái Bình: Hiện nay khoa học công nghệ của tỉnh Thái Bình chưa phát triển. Các thiết bị trong công tác quản lý, vận hành công trình đã bị lỗi thời. hiện nay tỉnh mới chú trọng tới nghiên cứu công nghệ nhân giống cây trồng

cạn như cây ăn quả, các loại cây hoa màu, giống lúa cho hiệu quả kinh tế cao. Chưa thực sự quan tâm đến đầu tư nghiên cứu và đưa công nghệ vào trong quản lý, vận hành hệ thống công trình thủy lợi. Ứng với điều kiện cụ thể của tỉnh tác giả nêu ra một số biện pháp cụ thể sau nhằm nâng cao năng lực phục vụ công trình, giảm công sức lao động cho cán bộ quản lý, cập nhập thôn tin nhanh, kết quả chính xác, năng suất cây trồng cao.

Để nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng công trình thủy lợi, đáp ứng yêu cầu

cung ứng nước phục vụ sản xuất và đời sống dân sinh, ứng phó với biến đổi khí hậu thì áp dụng công nghệ mới vào trong quản lý, khai thác hệ thống công trình thủy lợi đóng vai trò rất quan trọng.

Trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay hiện tượng khan hiếm nguồn nước ngọt, nước biển dâng cao, mặn xâm nhập sâu vào nội đồng gây khó khăn cho việc lấy nước phục vụ sản xuất, đứng trước tình hình đó ngay từ ban đầu phải áp dụng công nghệ mới vào các khâu thiết kế, xây dựng, quản lý khai thác; sử dụng trang

thiết bị, công nghệ mới, vật liệu mới trong xây dựng, thi công công trình thủy lợi;

đổi mới công tác quản lý công trình; giám sát mực nước, chất lượng nước đầu nguồn; ứng dụng công nghệ thông tin và viễn thám trong quản lý, điều hành hệ

thống thủy lợi…đảm bảo thích ứng điều kiện tự nhiên và đặc thù canh tác của từng

địa phương.

Thái Bình là một tỉnh ven biển, nằm ở phía Đông Nam đồng bằng Bắc Bộ có các cửa sông Ba Lạt, Trà Lý và cửa sông Thái Bình đổ ra Vịnh Bắc Bộ. Vào các

tháng mùa cạn trong năm, vùng hạ lưubao gồm các huyện Thái Thụy, Tiền Hải và

Kiến Xương luôn phải đối mặt với hiện tượng xâm nhập mặn. Mặn xâm nhập sâu vào cửa sông gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế khác.

Trước tình trạng độ mặn tại các cửa sông tăng cao, để đảm bảo đủ nước cho sản xuất nông nghiệp, các công ty KTCTTL Bắc, Nam Thái Bình phải cập nhật, lắp đặt các thiết bị công nghệ mới để đo nồng độ mặn tự động bảo đảm theo dõi sát tình hình nước để kịp thời lấy nước khi độ mặn ở ngưỡng cho phép. Hệ thống giám sát

nồng độ mặn tự động bao gồm các thiết bị quan trắc độ mặn tại cửa cống hoạt động trên nguyên tắc cảm ứng với độ mặn của nước, phân tích và truyền số liệu qua mạng internet về máy chủ của người phụ trách. Trên cơ sở báo về tại thực địa, người quản lý có thể quyết định thời điểm đóng, mở cửa cống để lấy nước phục vụ sản xuất.

Ứng dụng thiết bị, công nghệ trên thay cho việc nhân viên phải trực tiếp đo độ mặn tại các cửa cống theo phương pháp thủ công như hiện tại vừa mất nhiều thời gian, không đảm bảo chính xác kịp thời nên không xác định đúng thời điểm lấy nước dẫn đến lãng phí nguồn nước ngọt.

Bên cạnh hệ thống giám sát độ mặn tự động, triển khai áp dụng hệ thống đóng mở cửa cống tự động. Cống sẽ tự động đóng, mở lấy nước đạt chất lượng để phục vụ sản xuất. Kết hợp hai công nghệ trên hoàn thiện quy trình đo mực nước, độ mặn và mặc định chỉ số cơ bản về các điều kiện khác như, hệ thống còn thống kê đầy đủ số liệu về độ mặn tại các cống giúp cho công tác tổng hợp, dự báo mức độ gia tăng độ mặn qua từng thời kỳ phục vụ việc xây dựng các phương án, kế hoạch lấy nước và ứng phó với biển đổi khí hậu.

Đối với các công ty KTCTTL Bắc, Nam đẩy mạnh công tác ứng dụng tin học vào quản lý hệ thống thủy nông, tạo bước đột phá trong quản lý hiện trạng công

trình, đội ngũ côngnhân và các điều kiện phục vụ điều tiết nước. Khi áp dụng công

nghệ thông tin trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn huyện, công ty xây dựng thư viện điện tử về hệ thống công trình với đầy đủ số liệu tổng hợp diện tích, tưới, tiêu , cáccông trình thủy lợi trên toàn tuyến bằng bản đồ số và dữ liệu về công trình theo các danh mục : tên công trình, vị trí xây dựng, hiện trạng sử dụng, đơn vị quản lý…giúp cho việc tra cứu hiện trạng công trình, cập nhật thông tin và quản lý, điều hành sản xuất được khoa học hơn.

Tích cực triển khai lựa chọn sử dụng vật liệu mới để thay thế các chi tiết, hạng mục công trình, như : thay thế cánh cống, van cống sắt, gỗ bằng vật liệu composite

hoặc sắt không gỉ; sử dụng sơn chống gỉ, chống ăn mòn vật liệu đối với các phai

cống, cánh cống thuộc vùng nhiễm mặn cao và lắp thêm gioăng cao su cho các phai cống chống rò rỉ nước, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng, tuổi thọ công trình và tiết kiệm kinh phí đầu tư cho công tác duy tu, bảo dưỡng công trình.

Triển khai các bước chuẩn bị thực hiện dự án công nghệ thông tin tại Chi cục

trong đó ứng dụng trang Webtrong quản lý hệ thống CTTL nâng cao năng lực cộng

đồng trong quản lý, khai thác, bảo vệ CTTL.

Hoàn thành các bước thiết kế thi công xây dựng Dự án thử nghiệm khoa học công nghệ “Xây dựng mô hình hệ thống tưới bằng đường ống cho vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa ứng dụng công nghệ hiện đại”.

Phối hợp với Viện tưới tiêu môi trường, trung tâm Pim thuộc viện khoa học thủy lợi Việt Nam lựa chọn điểm và triển khai các đề tài nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ tại xã Nam Phú (huyện Tiền Hải), xã Vũ Lạc (thành Phố Thái Bình).

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VẬN HÀNH CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH (Trang 112)