7. Kết cấu của luận văn
3.3.1 xuất giải pháp rà soát, điều chỉnh lại quy hoạch cho toàn bộ hệ thống
Mục tiêu của tỉnh Thái Bình: Theo quyết định phê duyệt số 733/QĐ-TTg ngày
17/05/2011 về quy hoạch tổng thế phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình đến năm
2020 mục tiêu đề ra là xây dưng tỉnh Thái Bình đến năm 2020 có tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, đồng thời nâng cao chất lượng tăng trưởng. Đẩy mạnh quá trình công
nghiệp hóa,hiện đại hóa, phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa, công nghệ
cao, gắn với xây dựng nông thôn mới; tập trung phát triển công nghiệp với nhịp độ tăng trưởng cao, mở rộng và phát triển các loại hình dịch vụ. Tăng cường ứng dụng
khoa học và công nghệvào sản xuất và đời sống.
Để chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn bền vững, hiệu quả cao. Phát triển toàn diện nông
nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, có công nghệ, chất lượng và năng
suất cao; đẩy mạnh xây dựng đồng bộ nông thôn mới thì công tác rà soát, điều chỉnh lại quy hoạch vùng, quy hoạch lại hệ thống thủy lợi, công tác quản lý, vận hành hệ thống thủy lợi phải phù hợp với mục tiêu của tỉnh đề ra là yếu tố đóng vai trò rất
quan trọng.
Từ mục tiêu phát triển kinh tế cụ thể của tỉnh Thái Bình tác giả đề xuất một số biện pháp về rà soát, điều chỉnh lại quy hoạch CTTL như sau:
Trước hết toàn tỉnh phải đánh giá lại hệ thống công trình thủy lợi, cơ sở hạ
tầng hiện có , phương thức tổ chức quản lý, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý
vận hành hệ thống thủy lợi để có cái nhìn tổng quát về thực trạng sau đó phân tích
đề ra các giải pháp quy hoạch cụ thể phù hợp với tỉnh Thái Bình vàhệ thống công
trình hiện có.
Hoàn thiện nhiệm vụ thẩm tra, lập văn bản thỏa thuận hồ sơ quy hoạch chi tiết hệ thống thủy lợi và giao thông nội đồng của 267 xã và xây dựng nông thôn mới toàn tỉnh.
Thực hiện quy hoạch 2 dự án quy hoạch phòng chống lũ chi tiết sông Trà Lý,
Sông Hồng, sông Luộc, sông Hóa tỉnh Thái Bình.
Hoàn thiện công tác quy hoạch đất nông nghiệp, biết vùng đất đai nông nghiệp ổn định lâu dài để thực hiện quy hoạch, tổ chức hệ thống tưới tiêu ổn định và hợp lý. Hiện nay việc sử dụng đất nông nghiệp để xây dựng các khu đô thị, các khu công nghiệp ngày càng tăng , diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, do vậy nếu không có quy hoạch cụ thể thì người dân, các nhà quản lý không biết được đâu sẽ là vùng đất đô thị và đâu sẽ là vùng đất sử dụng cho nông nghiệp lâu dài. Khi biết vùng quy hoạch sử dụng đất, chúng ta sẽ có kế hoạch đầu tư cho những vùng đất nông nghiệp ổn định lâu dài còn những nơi mà chuẩn bị đô thị hóa, khu công nghiệp sẽ không đầu tư nữa hoặc đầu tư mức độ phù hợp để tránh lãng phí và người dân có
kế hoạch chuyển nghề, chuyển dịch cơcấu cây trồng cho hợp lý, đồng thời các công
ty khai thác công trình thủy lợi có biện pháp, phương án sửa đổi các hệ thống tưới, tiêu cho phù hợp với điều kiện mới.
Quy hoạch lại và phân vùng tưới cho cây trồng cạn và cây lúa. Chủ động xây
dựng đề án côngtác thủy nông phục vụ tưới tiêu vụ xuân, vụ hè, vụ mùa và vụ đông
hàng năm.
Đầu tư xây dựng quy hoạch thủy lợi cho những vùng nông nghiệp chuyển đổi, vùng sản xuất chuyên canh. Ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thủy lợi phục vụ cho chuyển đổi, chuyên canh. Cụ thể, quy hoạch phát triển các vùng sản xuất lúa chất lượng cao, vùng sản xuất cây vụ đông bao gồm vùng trồng dưa bí, vùng trồng ngô, vùng trồng khoai tây, mở rộng quy hoạch những vùng trồng cây lâu năm cho năng suất cao.
Rà soát quy hoạch thủy lợi phục vụ cho nuôi trồng thủy sản ở hai huyện Thái
Thụy và Tiền Hải. Tổ chức lại sản xuất nuôi trồng thủy sản theo quy mô công
nghiệp, nuôi tiết kiệm nước và xử lý nước sau khi nuôi không làm ảnh hưởng tới môi trường. Phân vùng nuôi tập trung, việc điều phối nước cho vùng nuôi tập trung tiết kiệm hơn so với nuôi rải rác, có biện pháp tăng cường kiểm soát chất lượng nước, cung cấp nước mặn ngọt chủ động, đảm bảo chất lượng nước cho khu vực nuôi công nghiệp.
Vùng nuôi trồng thủy sản ở Thái Bình chủ yếu nuôi tôm sú, ngao và cá vược.
Cụ thể về quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) ở Thái Bình như sau:
- Đối với huyện Tiền Hải có tổng diện tích đất NTTS là 4.077 ha. Trong đó, diện
tích nuôi thủy sản nước lợ chủ yếu là nuôi tôm sú chiếm 2.050 ha; Diện tích nuôi
thủy sản nước mặn nuôi ngao là 1.120 ha; còn lại nuôi thủy sản nước ngọt 907 ha.
- Đối với huyện Thái Thụy có tổng diện tích đất NTTS là 1.760 ha. Trong đó,
diện tích nuôi thủy sản nước lợ 1.500 ha trong đó tôm sú 1.300 ha, diện tích nuôi cá
vược 200ha; Diện tích nuôi thủy sản nước mặn nuôi ngao 169 ha, còn lại là nuôi
thủy sản nước ngọt 91 ha.
Rà soát lại quy hoạch hệ thống thủy lợi trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng để có biện pháp phòng chống thiên tai. Điều chỉnh bổ sung kịp thời cơ chế chính sách về đầu tư, quản lý khai thác công trình thủy lợi phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh.
Lộ trình thực hiện cụ thể như sau :
Bảng 3.1: Lộ trình thực hiện cụ thể rà soát, điều chỉnh lại quy hoạch cho toàn bộ hệ thống công trình thủy lợi tỉnh Thái Bình
STT Nội dung thực hiện Thời gian
(TH-HT)
1
Thực hiện khảo sát, đánh giá lại hệ thống CTTL hiện có, cơ cấu loại đất ở từng vùng, phương thức, năng lực quản lý của từng đơn vị
2014-2015
2 Thực hiện thẩm tra, lập văn bản thỏa thuận quy hoạch chi tiết
hệ thống thủy lợi với giao thông nội đồng 2014-2015
3 Thực hiện công tác quy hoạch phòng chống lũ cho sông Trà
Lý, Sông Hồng, Sông Luộc, Sông Hóa 2014-2015
4 Thực hiện công tác quy hoạch đất nông nghiệp; phân vùng đất
nông nghiệp chuyển đổi, phân vùng đất sản xuất chuyên canh 2014-2016
5 Thực hiện quy hoạch lại và phân vùng tưới cho cây trồng cạn
và cây lúa 2014-2016
6 Thực hiện ra soát lại quy hoạch thủy lợi phục vụ cho nuôi
trồng thủy sản; phân vùng nuôi nước mặn, nước lợ, nước ngọt 2014-2017
3.3.2 Đề xuất giải pháp triển khai, thi hành thể chế, chính sách thủy lợi của nhà nước trên địa bàn tỉnh Thái Bình