Quy trình kiểm soát chứng từ tại phòng giao dịch

Một phần của tài liệu Hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hoạt động thu- chi tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương VIỆT NAM (Trang 50)

3.14.1Mục đích của việc kiểm soát chứng từ tại phòng giao dịch

-Nhằm đảm bảo tính chính xác của nghiệp vụ kế toán phát sinh , đảm bảo an toàn tài sản cho ngân hàng(NH)và khách hàng.

-Đảm bảo sự phù hợp với những quy định của nhà nước, củ ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam.

-Cụ thể trách nhiệm của từng nhân viên, từng bộ phận. -Đảm bảo an toàn số liệu .

-Đánh giá được khả năng, năng lực công việc của từng nhân viên thực hiện các giao dịch,và xác định được bộ phận hay cá nhân làm sai quy trình nghiệp vụ.

3.14.2 Nhiệm vụ và trách nhiệm của kiểm soát viên trong quá trình kiểm soát quá trình thu, chi tiền mặt

*Nhiệm vụ

- Kiểm soát trong các giao dịch vượt hạn mức của giao dịch viên và nằm trong phạm vi hạn mức kiểm soát của mình.

- Kiểm soát sau các giao dịch trong ngày của các giao dịch viên đã được phân công phụ trách

* Trách nhiệm

- Chịu trách nhiệm về sự khớp đúng của các yếu tố trên chứng từ giữa chứng từ gốc và các giao dịch đã được ghi chép vào sổ kế toán

- Chịu trách nhiệm về pháp lý của các giao dịch, đảm bảo các giao dịch được thực hiện đúng quy định của Nhà nước, của ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam.

- Chịu trách nhiệm trong phạm vi kiểm soát của mình ( theo các nội dung kiểm soát đã quy định trong phần kiểm soát trong và kiềm soát sau ). Nếu xảy ra thất thoát tài sản của khách hàng và ngân hàng.

3.14.3 Quy trình kiểm soát chứng từ tại phòng giao dịch

Quy trình kiểm soát chứng từ tại phòng giao dịch được thực hiện theo 3 bước:kiểm soát trước, kiểm soát trong và kiểm soát sau khi thực hiện nghiệp vụ.

3.14.3.1 Kiểm soát trước: do giao dịch viên thực hiện

Khách hàng lập và nộp chứng từ ( Gíây nộp tiền, giấy lãnh tiền, giấy chuyển tiền, ủy nhiệm chi, séc…) cho giao dịch viên , giao dịch viên tiến hành kiểm soát chứng từ trước khi thực hiện giao dịch.

Nội dung kiểm soát:

- Tính hợp lệ của chứng từ : chứng từ lập theo mẫu quy định, phải ghi đầy đủ, rõ ràng, chính xác yếu tố trong chứng từ, không tẩy xóa, sửa chữa.

- Sự phù hợp của chứng từ: nội dung trên chứng từ phải phù hợp với các giấy tờ xuất trình, phù hợp với các thong tin về khách hàng đã được đăng ký trước, phù hợp với những quy định của NHNN và của Ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam. - Tính đầy đủ của chứng từ: số liên , các tài liệu, giấy tờ kèm theo để đảm bảo

- Chữ ký hữu quyền: trên chứng từ phải có chữ ký, dấu, chữ ký và dấu phải khớp đúng với chữ ký hữu quyền và dấu đã đăng ký tại NH Kỹ Thương Việt Nam. - Tính chính xác của chứng từ: số tài khoản, sự khớp đúng của số tiền bằng số và

bằng chữ . (Trường hợp số tiền bằng chữ và bằng số không khớp với nhau thì cơ sở ghi chép vào sổ sách kế toán là số tiền bằng chữ ), loại tiền, số tiền phí , tiền lãi.

- Kiểm tra số dư tài khoản của khách hàng phải đủ với số tiền giao dịch.

- Giao dịch đúng người, đúng đối tượng: giao dịch viên phải nhận dạng khách hàng bằng cách đối chiếu khách hàng trong ảnh chứng minh nhân dân hoặc trong các giấy tờ có ảnh khác, giấy tờ giới thiệu của cơ quan

Sau khi giao dịch

Nếu các nội dung kinh tế không phù hợp, không chính xác thì phải trả chứng từ cho khách hàng, hướng dẫn khách hàng thực hiện lại cho đầy đủ, chính xác. Trong trường hợp nếu phát hiện nghi ngờ hoặc gian dối thì phải báo ngay cho trưởng đơn vị để kịp thời xử lý.

Nếu các nội dung kiểm tra phù hợp , chính xác thì hạch toán nghiệp vụ kinh tế phát sinh, ký tên vào nơi quy định trên chứng từ. Sau đó nếu:

- Số tiền giao dịch nằm trong hạn mức giao dịch của giao dịch viên ( do tổng giám đốc ngân hàng quyết định ) thì giao dịch viên tiếp tục hoàn tất giao dịch đối với khách hàng. Đối với giao dịch này, giao dịch viên vừa là người kiểm soát trước, vừa là người kiểm soát trong.

- Số tiền hạn mức giao dịch của giao dịch viên thì giao dịch viên phải chuyển chứng từ gốc và chứng từ ghi sổ cho kiểm soát viên

3.14.3.2 Kiểm soát trong: do kiểm soát viên thực hiện

Sau khi nhận chứng từ từ giao dịch viên ( đối với giao dịch vượt hạn mức của giao dịch viên ), các kiểm soát viên trong hạn mức của mình, tiến hành kiểm soát chứng từ

Nội dung kiểm soát:

- Kiểm tra sự khớp đúng về số tiền bằng số và bằng chữ, loại tiền, số tài khoản, tên tài khoản của người nhận tiền và trả tiền giữa chứng từ gốc và dữ liệu mà giao dịch viên đã hạch toán trên máy vi tính.

- Kiểm tra số dư tài khoản của khách hàng

- Kiểm tra mẫu chữ ký , mẫu dấu chứng từ gốc và dữ liệu trên máy tính - Kiểm soát sự liên kết giữa tài khoản tiền gửi và các tài khoản đảm bảo khác. - Tình trạng tài khoản : ngủ hay hoạt động

- Đối với tài khoản tiết kiệm cần phải kiểm tra thêm các yếu tố như: việc tạo tài khoản mới của giao dịch viên có phù hợp, đúng theo yêu cầu của khách hàng về loại sản phẩm, loại tiền. Việc kết nối thông tin của chủ tài khoản đã có sẵn trong hệ thống với yêu cầu của chứng từ có đúng hay không, đồng thời kiểm soát các giao dịch điều chỉnh lãi , chiết khấu lãi, thoát chi lãi.

- Đối với các giao dịch khác ( phong tỏa, giải tỏa tài khoản tiền gửi, chuyển đổi tình trạng tài khoản…) cần phải kiểm soát tính hợp lệ, hợp pháp của các chứng từ nội bộ trong ngân hàng ( chứng từ này được lập chứng từ các phòng ban, chi nhánh của khách hàng phải đúng quy định như giấy đề nghị phong tỏa, giải tỏa tài khoản…)

- Kiểm tra việc hạch toán kế toán

- Kiểm tra việc tính phí, tính lãi theo đúng quy định - Sau khi kiểm soát

- Nội dung kiểm soát không phù hợp hoặc không chính xác thì phải trả chứng từ cho giao dịch viên trả lại cho các bộ phận liên quan thực hiện lại cho phù hợp, chính xác. Trong trường hợp nếu phát hiện hoặc nghi ngờ khách hàng có dấu hiệu lừa đảo hoặc gian dối thì phải báo ngay cho trưởng đơn vị để kịp thời xử lý.

- Các nội dung kiểm tra phù hợp, chính xác thì cặp nhật giao dịch vào hệ thống, ký tên vào nơi kiểm soát trên chứng từ và chuyển lại chứng từ cho giao dịchviên để giao dịch vên hoàn tất giao dịch với khách hàng.

3.14.3.3 Kiểm soát sau: do kiểm soát viên thực hiện vào cuối ngày giao dịch

Cuối ngày, giao dịch viên in liệt kê giao dịch trong ngày, sắp xếp chứng từ theo thứ tự trên liệt kê giao dịch trong ngày, sắp xếp chứng từ theo thứ tự trên liệt kê, kiểm tra lại một lần nữa sự khớp đúng giữa chứng từ gốc và liệt kê giao dịch bao gồm các yếu tố như: số tiền, loại tiền, số tài khoản, nội dung hạch toán kế toán, ký tên lên liệt kê giao dịch. Sau dó chuyển giao toàn bộ chứng từ đã sắp xếp theo thứ tự trên liệt kê giao dịch cho kiểm soát viên ( người được trưởng đơn vị ủy quyền kiểm soát sau chứng từ ) để kiểm tra lại một lần nữa sự khớp đúng giữa chứng từ gốc và liệt kê giao dịch.

Nội dung kiểm soát:

- Kiểm soát các nội dung như kiểm soát trong ( đối với các giao dịch trong hạn mức của giao dịch viên )

- Kiểm soát sự khớp đúng giữa chứng từ gốc và liệt kê giao dịch - Kiểm soát bảng ký quỹ hằng ngày của giao dịch viên ( các loại tiền ) Sau khi kiểm soát:

- Thiếu chữ ký của giao dịch viên hay chữ ký của kiểm soát viên ( kiểm soát trong ) trên chứng từ phài tìm hiểu nguyên nhân và yêu cầu bồ sung.

- Phát hiện các sai lầm nghiêm trọng như : thiếu chữ ký ( dấu ) của khách hàng hoặc nghi ngờ giả mạo, số tiền có hiện tượng cạo sửa… thì phải phản ánh kịp thời cho trưởng bộ phận, trưởng đơn vị để có hướng kịp thời xử lý.

- Nếu khớp đúng thì ký tên xác nhận lên bảng liệt kê chứng từ giao dịch. Sau đó chuyển lên phòng kế toán toàn bộ chứng từ và liệt kê giao dịch cho bộ phận lưu trữ chứng từ để đóng tập và lưu trữ. Thời gian chuyển chứng từ lên phòng kê toán quy định chậm nhất là 16h ngày giao dịch hôm sau.

Chương IV: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ

4.1 Nhận xét 4.1.1 Ưu điểm

Quy trình thu- chi tiền mặt bắt đầu từ khâu nhận chứng từ: chứng từ được lưu chuyển qua nhiều khâu kiểm soát đã làm giảm thiểu được nhiều sai sót không đáng có, ngân chặn các hành vi gian lận khi thực hiện giao dịch, làm giảm rủi ro cho các giao dịch viên, kịp thời khắc phục các sai phạm.

Công nghệ thông tin giờ đây đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp với quy mô cả lớn và nhỏ. Riêng với hệ thống ngân hàng việc ứng dụng công nghệ thông tin không những đảm bảo an toàn cho khách hàng khi giao dịch, giảm bớt khối lượng công việc, giảm thiểu những sai sót trong quá trình kiểm soát hoạt động với một khối lượgn chứng từ giao dịch khá lớn.

4.1.2 Những vấn đề tồn tại

Việc chứng từ phải qua nhiều khâu kiểm soát tuy đảm bảo an toàn cho cả khách hàng và giao dịch viên nhưng làm mất khá nhiều thời gian cho khách hàng do phải nhờ kiểm soát mới nhận lại được chứng từ . Trong khi giao dịch viên chờ kiểm soát sẽ không tiếp nhận được khách hàng đến sau, làm khách hàng phải chờ đợi.

Thu- chi tiền mặt là hoạt động diễn ra thường xuyên, chiếm tỷ trọng lớn tại ngân hàng. Bên cạnh đó, nó lại dễ xảy ra những sai sót, gian lận. Vì vậy việc xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ là vấn đề tất yếu.

Quy trình kiểm soát quá trình thu- chi tiền mặt đã đảm bảo việc phân công, phân nhiệm thông qua việc quy định hạn mức kiểm soát đối với giao dịch viên, kiểm soát viên.

Hoạt động kiểm quỹ cuối ngày được tiến hành định kỳ, giúp ngăn chặn những rủi ro và phát hiện sai sót, để kịp thời xử lý.

4.2 Kiến nghị 4.2.1 Mục tiêu

Việc đẩy mạnh thủ tục kiểm soát với mục tiêu quan trọng là xây dựng hệ thống để tìm kiếm xu hướng tiềm ẩn tiêu cực, bất ổn và thiếu xót trong hoạt động của ngân hàng. Trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp chấn chỉnh giúp ngân hàng có tính chuyên nghiệp cao hơn, thủ tục đơn giản hơn, mức độ tin cậy ngày càng tăng cao, dịch vụ ngân hàng một đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của khách trong giai đoạn chúng ta đang tiếp cận ngày càng nhiều với nhựng thành quả của khoa học công nghệ.

4.2.2 Kiến nghị

Những năm gần đây, rất nhiều đơn vị trong và ngoài nước nhảy vào kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam. Quyền lựa chọn không còn nằm ở ngân hàng mà đã nằm hoàn toàn trong tay khách hàng- những người sẽ lựa chọn phương án giao dịch có lợi nhất. Ngân hàng phải biết tìm ra cách vừa có lợi cho khách hàng, vừa thu được lợi nhuận. Thông qua các dịch vụ tiện ích của mình, ngoài những nhân tố như uy tín, năng lực nhân sự, khả năng quản lý của những người đứng đầu, thì sự khác biệt về công nghệ là yếu tố quyết định thành công của một ngân hàng trong thời điểm hiện nay.

Đa dạng hoá các sản phẩm giao dịch để phục vụ nhu cầu khách hàng và thu hút được vốn cho ngân hàng.

Tăng cường việc bảo vệ an toàn tại kho quỹ, quầy thu ngân.

Tiếp tục đẩy mạnh việc tuyển dụng và đào tạo chuyên môn đội ngũ nhân viên kiểm soát nội bộ để xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ ngày một hoàn thiện về số lượng và chất lượng.

Không ngừng nâng cấp phần mềm ứng dụng, nâng cấp hệ thống máy tính để phục vụ cho hoạt động kiểm soát.

KẾT LUẬN

Như vậy, khái niệm về kiểm soát nội bộ mang tính cốt yếu trong sự thành công cùa Ngân hàng. Dễ dàng nhận thấy, kiểm soát nội bộ đóng vai trò rất quan trọng đối

với sự an toàn và khả năng phát triển trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. Việc xây đựng và thực hiện được một cơ chế kiểm soát nội bộ phù hợp và hiệu quả sẽ cho phép các ngân hàng thương mại chóng đỡ tốt nhất với rủi ro.

Theo xu thế kinh doanh hiện đại, các ngân hàng thương mại sẽ giảm dần tỷ trọng tín dụng, tăng tỷ trọng dịch vụ. Như vậy, sự rủi ro trong hoạt động ngân hàng hầu như có mặt trong từgn nghiệp vụ nếu những nghiệp vụ đó không dược quản lý theo một quy trình chặc chẽ.

Trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập thị trường tài chính, nền công nghiệp dịch vụ tài chính- ngân hàng ngày càng phát triển mạnh mẽ để nâng cao năng lực quản trị rủi ro trong từng hoạt động dịch vụ. Các ngân hàng không thể là người đứng ngoài cuộc. Hội nhập mang lại cho các ngân hàng những vận hội và cả những thử thách to lớn, đòi hỏi các ngân hàng phải tử vận động đổi mới hoạt động tăng cườgn sức cạnh tranh của mình. Có thể thấy rằng, trong tương lai, hoạt động ngân hàng ở Việt Nam sẽ đa dạng phức tạp hơn rất nhiều với mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Và trong bối cảnh đó kiểm toán nội bộ là một công cụ quan trọng của xã hội để quản lý giám sát hoạt động của các ngân hàng.

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CK Chứng khoán

CTCK Công ty chứng khoán

DN Doanh nghiệp

DNNN Doanh nghiệp nhà nước

GDP Thu nhập quốc nội

HSBC Ngân hàng Hồng Kông Thượng Hải

NĐT Nhà đầu tư

NHNN Ngân hàng nhà nước

OTC Thị trường phi tập trung

P/B Tỷ số giá thị trường trên giá trị sổ sách

P/E Tỷ số giá thị trường trên thu nhập mỗi cổ phần SGDCK Sở giao dịch chứng khoán

TTCKVN Thị trường chứng khoán Việt Nam UBCKNN Uỷ ban chứng khoán nhà nước

VN-Index Chỉ số giá cổ phiếu tại sở giao dịch chứng khoán TPHCM

WB Ngân hàng thế giới.

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Đồ thị biến động của cổ phiếu HAG dạng line chart ...9

Hình 2.2: Cổ phiếu VIS theo dạng Bar Chart...10

Hình 2.3: Cổ phiếu ITA dạng hình Candlestick chart...11

Hình 2.4: Minh họa mức kháng cự - hỗ trợ...12

Hình 2.5: Minh họa mô hình ascending triangle...13

Hình 2.6: Minh họa mô hình Cup and Handle...14

Hình 2.7: Minh họa mô hình Descending Triangles...15

Hình 2.8: Mô hình cờ chữ nhật và cờ đuôi nheo...16

Hình 2.9: Minh họa mô hình Double bottom...16

Hình 2.10: Minh họa mô hình Double top...17

Hình 2.11: Minh họa mô hình Falling wedge...17

Hình 2.12: Minh họa mô hình Head and shoulders top...18

Hình 2.14: Cổ phiếu Texaco – ap dụng Fibonacci fan...20

Hình 2.15: Cổ phiếu Eastman Kodak...21

Hình 2.16: Chỉ số Dow industrials...21

Hình 2.17: Mô hình các bước sóng Elliot...23

Hình 2.18: Các bước sóng Elliot...25

Hình 3.1: Chỉ số VNINDEX cập nhật đến ngày 1/2/2010...33

Hình 3.2: Chỉ số VNINDEX được cập nhật đến ngày 28/2/2010...35

Hình 3.3: Chỉ số VN-index cập nhật đến ngày 31/3/2010...36

Hình 3.4: 4 giai đoạn của một chu kỳ phát triển...36

Hình 3.5: Chỉ số VN-index cập nhật đến hết ngày 29/4/2010...39

Hình 3.6 - Đồ thị kĩ thuật (biểu đồ tuần) dự báo chỉ số VN-index đến hết 2010 cập nhật đến ngày 29/4/2010...41

Hình 3.7: Đồ thị kĩ thuật VN-index ngắn hạng nhìn theo biểu đồ ngày được cập nhật đến hết ngày 29/4/2010...42

Hình 3.8 : Đồ thị giá theo tháng dự báo chỉ số VN-index đến hết 2010...44

QUYẾT ĐỊNH CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Một phần của tài liệu Hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hoạt động thu- chi tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương VIỆT NAM (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w