Giải pháp trực tiếp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty cổ phần iuEdu (Trang 92)

- Ngoài việc phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ở trên, tác giả phân tích bổ sung thêm chính sách tài trợ để có thể đánh giá được

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN IUEDU

3.2.1. Giải pháp trực tiếp

Giải pháp trực tiếp là nhóm giải pháp mang tính kĩ thuật, ngắn hạn, tác động trực tiếp tới các hoạt động đang diễn ra tại doanh nghiệp, có tác dụng trực tiếp làm thay đổi doanh thu, lợi nhuận sau thuế, từ đó cải thiện hiệu quả sử dụng tài sản. Cơ sở đề xuất giải pháp xuất phát dựa trên kết quả phân tích từ thực tế tình hình sử dụng tài sản của Công ty và việc nghiên cứu đánh giá các nhân tố ảnh hưởng. Các giải pháp bao gồm:

3.2.1.1. Quản lý chặt chẽ tiền và khoản phải thu

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh các khoản phải thu phát sinh như là một tất yếu khách quan. Một trong các nhân tố ảnh hưởng đến các khoản phải thu thì chính sách tín dụng thương mại có tác động lớn nhất, nó không những ảnh hưởng trực tiếp đế quy mô của các khoản phải thu mà còn làm tăng doanh thu, giảm chi phí hàng tồn kho. Tín dụng thương mại đem đến cho công ty nhiều lợi thế nhưng cũng gặp không ít rủi ro do bán chịu hàng hoá. Do đó, để nâng cao hiệu quả sử dụng các khoản phải thu, công ty nên:

- Thực hiện phân tích và cho điểm tín dụng đối với từng khách hàng, từ đó đưa ra chính sách bán hàng phù hợp như: thời hạn nợ, mức dư nợ, chính sách giá để nhằm rút ngắn tối đa tuổi nợ của các khoản phải thu.

- Tổ chức quản lý chặt chẽ các khoản phải thu, phân công trách nhiệm và quyền hạn của từng cấp trong việc đưa ra quyết định bán chịu, đồng thời có chế độ báo cáo giám sát để tránh rủi ro trong quá trình theo dõi và quản lý thu hồi.

- Trong các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm phải quy định rõ thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán,… và yêu cầu các bên phải chịu trách nhiệm một cách đầy đủ và nghiêm túc các điều khoản đã quy định trong hợp đồng. Ví dụ : nếu thanh toán chậm so với thời gian quy định sẽ phải chịu phạt vi

phạm hợp đồng. Công ty có thể từ chối ký hợp đồng với các khách hàng nợ nần dây dưa hoặc không có khả năng thanh toán.

- Đôn đốc các nhân viên bán hàng tiến hành thu nợ kịp thời không để tình trạng dây dưa trong thanh toán.

- Xây dựng hạn mức bán chịu tối ưu cho toàn công ty và cho từng đối tượng khách hàng. Đưa ra chính sách kiểm soát nợ để nắm bắt kịp thời các thông tin về con nợ, chính sách thu hồi nợ, phạt tiền, đưa ra toà án nếu như khách hàng cố tình không trả nợ.

- Công ty nên có chính sách chiết khấu thương mại thích hợp để kích thích khách hàng thanh toán ngay bằng tiền mặt hoặc thanh toán đúng hạn khi mua hàng nhằm thu hồi vốn nhanh và góp phần làm tăng doanh thu, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh và hàng hoá được tiêu thụ nhiều hơn.

- Công ty nên sắp xếp các khoản phải thu theo tuổi nợ để theo dõi và có biện pháp thu hồi nợ kịp thời, đồng thời phải xác định số dư các khoản phải thu theo đối tượng khách hàng để xem khách hàng đó có số dư vượt quá mức dư nợ cho phép thì thu hồi ngay.

- Thường xuyên cử cán bộ độc lập với kế toán công nợ xác minh đối chiếu nợ nhằm cảnh giác trường hợp cán bộ thu nợ thông đồng với khách hàng để kéo dài thời gian trả nợ hoặc chiếm dụng các khoản nợ đã thu tiền rồi.

- Trường hợp phát sinh nợ quá hạn xảy ra công ty nên áp dụng các biện pháp mềm dẻo để yêu cầu khách hàng trả nợ như: cử cán bộ đến trực tiếp làm việc, điện thoại, fax hay gửi thư điện tử yêu cầu trả nợ với nội dung tế nhị và thân thiện.

- Khi có các khoản nợ khó đòi xảy ra công ty có thể áp dụng một số biện pháp sau:

+ Ngừng ngay việc bán hàng, chủ động cử cán bộ thu nợ đến trực tiếp làm việc hoặc gửi thư yêu cầu trả nợ, yêu cầu khách hàng xác nhận thời hạn

thanh toán và số tiền có thể thanh toán từng lần để làm cơ sở pháp lý sau này. + Nếu các biện pháp trên được áp dụng vài lần mà khách hàng không thanh toán nợ thì công ty nên đơn nhờ toà án can thiệp căn cứ vào điều kiện quy định trong hợp đồng.

- Về việc lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi

Thực tế hiện nay công ty có nhiều khách hàng thường sử dụng hình thức thanh toán nợ hoặc chấp nhận thanh toán, nhiều khách hàng có thể có lý do nào đó mà chậm hoặc không có khả năng thanh toán. Tác giả nhận thấy Công ty vẫn chưa lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi mà chỉ khi nào các khoản đó phát sinh thì mới trích lập. Để tôn trọng nguyên tắc “thận trọng” trong kinh doanh, công ty nên lập dự phòng cho từng khoản nợ có khả năng khó đòi.

Căn cứ để ghi nhận là khoản nợ phải thu khó đòi :

- Nợ phải thu phải đã quá hạn thanh toán từ 2 năm trở lên, kể từ ngày đến hạn thu nợ được ghi trong hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ hoặc các cam kết nợ, công ty đã đòi nhiều lần nhưng vẫn chưa thu được nợ.

- Trong trường hợp đặc biệt, tuy thời gian quá hạn chưa đến 2 năm con nợ đang trong thời gian xem xét giải thể, phá sản hoặc có dấu hiệu khác như bỏ trốn hoặc bị cơ quan pháp luật giam giữ, xét xử...thì cũng được ghi nhận là khoản nợ khó đòi.

Phương pháp lập dự phòng:

- Trên cơ sở những đối tượng và điều kiện lập dự phòng về nợ phải thu khó đòi như đã trình bày ở trên, công ty phải lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra trong năm kế hoạch, kèm theo các chứng cứ chứng minh các khoản nợ khó đòi.

- Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, công ty tổng hợp toàn bộ các khoản dự phòng vào bảng kê chi tiết làm căn cứ để hạch

toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp.

- Mức lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi tối đa không quá 20% tổng số dư nợ phải thu của công ty tại thời điểm 31/12 hàng năm và đảm bảo công ty không bị lỗ.

Quá trình hạch toán như sau:

Cuối kỳ kế toán năm, doanh nghiệp căn cứ vào các khoản nợ phải thu được xác định là nợ phải thu khó đòi, kế toán tính xác định số dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập.

3.2.1.2.Quản lý, sử dụng tốt hơn hàng tồn kho

Hàng tồn kho là một loại tài sản dự trữ với mục đích đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra thường xuyên và liên tục. Tỷ trọng của hàng tồn kho lớn giúp cho công ty luôn chủ động trong việc cung ứng nguyên vật liệu, hàng hoá kịp thời cho kinh doanh nhưng nếu tỷ trọng quá lớn sẽ dễ bị dư thừa, ứ đọng và lãng phí; còn nếu dự trữ ít quá sẽ làm cho qua trình kinh doanh bị gián đoạn gây ra hàng loạt các hậu quả tiếp theo. Hàng tồn kho của công ty chủ yếu là bộ phận liên quan đến nhập khẩu. Lượng hàng tồn kho này gây ứ đọng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Nguyên nhân chính là do công tác nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại của công ty còn chưa tốt. Trong cơ cấu hàng tồn kho thì hàng hóa hàng gửi bán và thành phẩm chiếm tỷ trọng lớn. Đây là khó khăn rất lớn cho công ty trong việc đẩy nhanh vòng quay hàng tồn kho.

Mở rộng thị trường tiêu thụ, sử dụng các chương trình khuyến mại thu hút thêm khách hàng làm tăng lượng hàng hóa tiêu thụ. Từ đó mới có thể làm giảm hàng tồn kho hiện tại của Công ty. Biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng hàng tồn kho của Công ty là:

- Công ty cần thiết lập một mối quan hệ thường xuyên với các nhà cung cấp. Từ đó đảm bảo thời gian đặt hàng chuẩn xác và hợp lý để có thể

giảm lượng tồn kho xuống “ dự trữ tối thiểu “mà vẫn đảm bảo cho sản xuất và kinh doanh

- Công ty cần phải thường xuyên kiểm tra chất lượng hàng hoá trước khi nhập. Thường xuyên rà soát lại cơ cấu hàng tồn kho, từ đó đề ra các biện pháp giải quyết hàng ứ đọng, kém phẩm chất, tăng nhanh vòng quay hàng hoá. Việc đánh giá lượng hàng tồn kho phải được tiến hành thường xuyên, định kỳ hàng tháng, quý, năm. Có như vậy công ty mới có cơ sở xác định đúng giá trị hàng hoá. Từ đó có biện pháp giảm nhanh hàng tồn kho đến mức hợp lý, đảm bảo chất lượng hàng luân chuyển.

- Thúc đẩy nhanh mức tiêu thụ hàng hoá, tích cực giải quyết hàng tồn kho: ngoài các khách hàng quen thuộc cần tìm kiếm thêm thị trường mới, mở rộng ra cả nước ngoài nhằm tiêu thụ hàng hoá một cách nhanh nhất, từ đó góp phần làm cho tài sản lưu động luân chuyển nhanh hơn, tài sản ngắn hạn sử dụng tiết kiệm hơn và đạt hiệu quả cao hơn.

- Công ty nên xây dựng mô hình quản lý hàng tồn kho hiệu quả. Sử dụng mô hình quản lý hàng tồn kho hiệu quả - Mô hình EOQ để xây dựng mức tồn kho tối ưu. Mô hình EOQ là một mô hình quản lý tồn kho mang tính định lượng được sử dụng để xác định mức tồn kho tối ưu cho doanh nghiệp, dựa trên cơ sở giữa chi phí tồn trữ hàng tồn kho và chi phí đặt hàng có mối quan hệ tương quan tỷ lệ nghịch.

3.2.1.3. Tăng cường quản lý tài sản cố định hữu hình

Nâng cao công tác quản lý TSCĐ

Có thể nói, TSCĐ là một bộ phận quan trọng trong tổng tài sản, là những tài sản hết sức cơ bản và cần thiết cho hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty. Để nâng cao hiệu quả sử dụng của TSCĐ thì công tác quản lý TSCĐ phải được thực hiện thường xuyên và tích cực.

phân loại TSCĐ theo tiêu chí TSCĐ đang sử dụng, không cần dùng, chờ thanh lý, nhượng bán, đang cho thuê, cho mượn, TSCĐ đi thuê. Cách phân loại trên là hết sức cần thiết để công ty theo dõi tình hình tài sản một cách thường xuyên, có hệ thống từ đó công ty có thể đưa ra những quyết định phù hợp cho từng loại tài sản. Các quyết định đó có thể là thanh lý, nhượng bán những TSCĐ có hiệu quả sử dụng thấp, không cần dùng để tránh ứ đọng vốn, đó có thể là quyết định sửa chữa để đưa máy móc, thiết bị vào sử dụng hay là quyết định đầu tư mới TSCĐ.

Đối với quản lý của thể tài sản, Công ty đã mở sổ theo dõi tổng hợp và chi tiết cho từng TSCĐ, theo dõi nguyên giá, giá trị còn lại của TSCĐ, theo dõi những biến động tăng, giảm giá trị tài sản theo đúng quy định của Nhà nước. Tuy nhiên, công tác này cần được thực hiện nghiêm túc. Việc theo dõi trên sổ sách kết hợp với việc kiểm kê thực tế, phân loại đánh giá TSCĐ hàng năm sẽ đảm bảo công tác quản lý tài sản được toàn diện, vừa đảm bảo tài sản không bị mát mát, vừa nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty.

Công ty nên xây dựng quy chế quản lý, sử dụng TSCĐ, phân cấp quản lý TSCĐ một cách hợp lý, rõ ràng nhằm nâng cao trách nhiệm cho từng bộ phận trong quản lý sử dụng. Việc ban hành quy chế quản lý TSCĐ phải đi kèm với việc thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện, chấp hành quy chế của các bộ phận.

Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản đòi hỏi công ty vừa phải sử dụng máy móc thiết bị hết công suất, duy trì được năng lực sản xuất, kéo dài thời gian hoạt động. Vì vậy, công ty phải lập ra kế hoạch sản xuất phù hợp nhằm đáp ứng đầy đủ, kịp thời cho nhu cầu của thị trường. Từ kế hoạch này, công ty sẽ có thể xây dựng kế hoạch sử dụng TSCĐ một cách hiệu quả nhất.

Tích cực xử lý các tài sản, vật tư không cần dùng

bị mới vào sử dụng, công ty cần phải xử lý những tài sản đã khấu hao hết, không còn giá trị sử dụng hoặc không có nhu cầu sử dụng. Trong năm 2010, Công ty đã tiến hành thanh lý, nhượng bán một số tài sản nhưng vẫn còn một số máy móc, thiết bị sản xuất và thiết bị văn phòng không sửa chữa được chưa được xử lý.

Do vậy, Công ty cần nhanh chóng tiến hành thanh lý, nhượng bán dứt điểm những tài sản này nhằm thu hồi vốn tái đầu tư phục vụ sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn.

3.2.1.4. Tích cực khai thác giá trị tài sản cố định vô hình

Để có thể khai thác giá trị tài sản cố định vô hình một cách hiệu quả và tích cực nhất, tác giả đã tiến hành phân tích SWOT để tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu, các tiềm năng khai thác tài sản cố định vô hình một cách tốt nhất.

3.2.1.4.1. Vận dụng mô hình SWOT phân tích giá trị tài sản vô hình của Công ty, các lợi thế cạnh tranh của iuEdu

Thế mạnh

Thế mạnh về thâm niên làm việc trong ngành: Công ty Cổ phần iuEdu là công ty tiên phong trong việc triển khai giải pháp mô hình Lớp học tương tác, phát triển giải pháp giáo dục một cách đồng bộ, cả thiết bị phần cứng, phần mềm, nội dung giảng dạy và các dịch vụ đi kèm.

Thế mạnh về kinh nghiệm: Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam, Công ty có thế mạnh nổi trội hơn so với các đơn bị cung cấp bảng tương tác khác khi có kinh nghiệm triển khai ở các trường tiểu học trên các địa bàn khác nhau trong khoảng thời gian dài trước đó.

Thế mạnh về uy tín: Công ty đang hợp tác và gắn bó nhiều đối tác, xây dựng được uy tín với một số Phòng và trường Tiểu học trên địa bàn Hà Nội cũng như ở các địa phương khác.

cất giữ, cơ động, phù hợp cho mọi đối tượng, từ những ngôi trường có điều kiện tới các ngôi trường còn khó khăn.

Quy trình Xã hội hóa: Công ty đã có một sự thay đổi rất lớn trong việc lựa chọn hướng đi, hướng hoạt động của mình, đó là quy trình Xã hội hóa. Quy trình này đã thể hiện được những ưu thế của mình, khi bước đầu mang lại những lợi ích cho Công ty, và khả năng phát triển cho Công ty trong tương lai. Đây chính là một trong những điểm mạnh cốt lõi của Công ty CP iuEdu.

Hệ thống phần mềm, tài nguyên đa dạng, tiện ích:

 Hệ thống giáo án điện tử tương tác: được sắp xếp khoa học, đúng chuẩn kiến thức và chương trình . Giáo án có tính “mở” để giáo viên có thể điều chỉnh phù hợp với các đặc điểm và điều kiện của mình.

 Phần mềm soạn giáo án tương tác AIR: đảm bảo tính tiện dụng và phù hợp với môi trường giảng dạy ở Việt Nam. Với nhiều tiện ích cũng như khả năng tạo ra hàng trăm hiệu ứng thú vị giúp bài giảng sinh động, hấp dẫn, có chất lượng cao hơn.

 Phần mềm hỗ trợ giảng dạy khác:

Hệ thống tài nguyên của Công ty iuEdu có thể nói là điểm mạnh cốt yếu, là chìa khóa bền vững và lâu dài, các phần mềm giáo án đã và đang phát huy ưu điểm của mình, góp phần tích cực vào việc giảng dạy cho các thầy cô, tạo nên ưu thế cạnh tranh của Công ty CP iuEdu.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty cổ phần iuEdu (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w