Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty cổ phần iuEdu (Trang 38)

d) Tài sản tài chính dài hạn

1.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp

1.2.2.1. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tổng tài sản

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản:

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = Tổng TS bình quânDoanh thu thuần

Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị tài sản tạo ra được bao nhiêu đơn vị doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ việc sử dụng tài sản càng hiệu quả.

Trong đó: Tổng tài sản bình quân trong 1 kỳ là bình quân số học của TSđầu kỳ và TS cuối kỳ.

Tỉ suất sinh lời của tổng tài sản:

Tỉ suất sinh lời của tổng tài sản = Tổng tài sản bình quânLợi nhuận sau thuế

Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị tài sản tạo ra bao nhiêu đơn vị lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt.

1.2.2.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn

Hiệu quả sử dụng TS ngắn hạn là một trong những chỉ tiêu tổng hợp dùng để đánh giá chất lượng công tác quản lý và sử dụng TS ngắn hạn của doanh nghiệp. Thông qua các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng TS ngắn hạn của doanh nghiệp phản ánh và đánh giá trình độ vật tư, hàng hóa, quá trình mua sắm, dự trữ, sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp.

Hiệu suất sử dụng TS ngắn hạn

Chỉ tiêu này cho biết trong kì phân tích tài sản ngắn hạn tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này cao chứng tỏ hiệu suất sử dụng TS ngắn hạn cao, góp phần làm nâng cao lợi nhuận.

TS ngắn hạn bình quân trong kỳ TS ngắn hạn bình quân trong kỳ là bình quân số học của TS ngắn hạn đầu kỳ là TS ngắn hạn cuối kỳ.

Tỉ suất sinh lời TS ngắn hạn

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của TS ngắn hạn. Nó cho biết mỗi đơn vị giá trị TS ngắn hạn đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận sau thuế trong kì. Giá trị này càng cao, tài sản sử dụng càng hiệu quả.

Tỉ suất sinh lời TS ngắn hạn = Lợi nhuận sau thuế trong kỳ TS ngắn hạn bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu về khả năng thanh toán

Do đặc điểm của tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao, cho nên việc sử dụng hiệu quả tài sản ngắn hạn là sự lựa chọn đánh đổi giữa khả năng sinh lời với tính thanh khoản. Do đó, khi đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn, tác giả tiến hành đánh giá thêm chỉ tiêu về khả năng thanh toán của doanh nghiệp theo chỉ tiêu phổ biến nhất sau đây:

Hệ số thanh toán hiện hành = Tài sản ngắn hạn

Nợ ngắn hạn

Hệ số thanh toán hiện hành cho thấy doanh nghiệp có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi thành tiền mặt để đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số này đo lường khả năng trả nợ của doanh nghiệp.

Nếu hệ số thanh toán hiện hành giảm cho thấy khả năng thanh toán giảm, đó là dấu hiệu báo trước những khó khăn về tài chính sẽ xảy ra. Nếu hệ số này cao, điều đó có nghĩa là doanh nghiệp luôn sẵn sàng thanh toán các khoản nợ. Tuy nhiên, nếu hệ số này cao quá sẽ giảm hiệu quả hoạt động vì doanh nghiệp đầu tư quá nhiều vào tài sản ngắn hạn.

1.2.2.3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn

Hiệu suất sử dụng TS dài hạn = Doanh thu thuần trong kỳ TS dài hạn bình quân trong kỳ

Trong đó: TS dài hạn bình quân trong 1 kỳ là bình quân số học của TS dài hạn đầu kỳ và TS dài hạn cuối kỳ.

Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị TS dài hạn trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đơn vị doanh thu. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng TSdài hạn càng cao.

Tỉ suất sinh lời của TS dài hạn:

Tỉ suất sinh lời TS dài hạn =

Lợi nhuận sau thuế

TS dài hạn sử dụng bình quân trong kì Lợi nhuận sau thuế tính ở đây là phần lợi nhuận được tạo ra từ việc trực tiếp sử dụng tài sản, không tính các khoản lãi do các hoạt động khác tạo ra như hoạt động tài chính, góp vốn liên doanh,…

Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đơn vị TS dài hạn được đầu tư vào sản xuất kinh doanh đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận ròng (lợi nhuận sau thuế). Chỉ tiêu này càng cao càng tốt.

1.2.2.4. Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản

Để phân tích mối quan hệ giữa các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản người ta thường sử dụng mô hình tài chính Dupont. Đây là một mô hình thường được vận dụng để phân tích hiệu quả sử dụng tài sản tại một doanh nghiệp. Mục đích của mô hình này là phân tích khả năng sinh lời của một đồng tài sản mà doanh nghiệp sử dụng dưới sự ảnh hưởng cụ thể của các bộ phận như tài sản, chi phí, doanh thu. Đồng thời cho phép xác định và đánh giá chính xác nguồn gốc làm thay đổi lợi nhuận của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó nhà quản trị đưa ra các giải pháp nhằm tăng tiêu thụ và tiết kiệm chi phí. Phân tích theo mô hình tài chính Dupont thể hiện như sau:

Hệ số sinh lời của

tài sản =

Lợi nhuận sau thuế

x Doanh thu thuần

Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân Hệ số sinh lời của

tài sản (ROA) =

Hệ số sinh lời của

doanh thu (ROS) x

Hiệu suất sử dụng tổng TS bình quân (SOA) Hiệu suất sử dụng tổng TS bình quân càng cao chứng tỏ sức sản xuất của các tài sản càng nhanh. Mặt khác, ta thấy, hiệu suất sử dụng tài sản còn phụ thuộc vào doanh thu và tài sản bình quân. Doanh thu thuần càng lớn thì, số vòng quay của tài sản bình quân càng nhiều. Hệ số sinh lời của doanh thu càng cao chứng tỏ sức sản xuất của tài sản càng nhanh. Doanh nghiệp muốn tăng sức sinh lời của doanh thu buộc phải tăng doanh thu và giảm chi phí.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty cổ phần iuEdu (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w