Tài sản cốđịnh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty cổ phần iuEdu (Trang 31)

TSCĐ là những tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài, khi tham gia vào quá trình sản xuất, nó sẽ bị hao mòn dần và giá trị của nó được chuyển dịch từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu cho đến khi bị hư hỏng. TSCĐ bao gồm: TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình. Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam quy định:

Tài sản cố định hữu hình:

"Là những tài sản cố định có hình thái vật chất cụ thể do doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động kinh doanh như: Nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn…". Các tài sản được ghi nhận là TSCĐ hữu hình phải thỏa mãn đồng thời tất cả bốn (4) tiêu chuẩn ghi nhận sau:

(a) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;

(b) Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy; (c) Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm;

(d) Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành.

Tài sản cố định vô hình:

"Là những tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình.”

Hiện nay, theo quan điểm của nhiều chuyên gia đầu ngành trong việc định giá thì tài sản vô hình có 6 loại, trong đó có 5 loại là tài sản vô hình được định danh và 1 loại tài sản vô hình khác, gồm:

1. Các sáng chế, phát minh, công thức, quy trình, mô hình, kỹ năng, bí mật kinh doanh.

2. Bản quyền tác giả và các tác phẩm văn học, âm nhạc, nghệ thuật. 3. Thương hiệu, tên thương mại, nhãn hiệu hàng hóa, đặc điểm nhận dạng sản phẩm.

4. Quyền kinh doanh, giấy phép, hợp đồng.

5. Phương pháp, chương trình, hệ thống, thủ tục, khảo sát, nghiên cứu, dự báo, dự toán, danh sách khách hàng, các số liệu kỹ thuật.

6. Các loại tài sản vô hình khác (như đội ngũ nhân lực, vị trí kinh doanh...).

Cách phân loại này giúp cho người quản lý thấy được cơ cấu đầu tư vào tài sản cố định theo hình thái biểu hiện, là căn cứ để quyết định đầu tư dài hạn hoặc điều chỉnh cơ cấu đầu tư cho phù hợp với mỗi loại tài sản cố định.

Cũng theo thông tư 203/2009/TT-BTC, riêng các chi phí phát sinh trong giai đoạn triển khai được ghi nhận là TSCĐ vô hình tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp nếu thỏa mãn đồng thời bảy điều kiện sau:

a. Tính khả thi về mặt kỹ thuật đảm bảo cho việc hoàn thành và đưa tài sản vô hình vào sử dụng theo dự tính hoặc để bán;

b. Doanh nghiệp dự định hoàn thành tài sản vô hình để sử dụng hoặc để bán;

c. Doanh nghiệp có khả năng sử dụng hoặc bán tài sản vô hình đó; d. Tài sản vô hình đó phải tạo ra được lợi ích kinh tế trong tương lai; đ. Có đầy đủ các nguồn lực về kỹ thuật, tài chính và các nguồn lực khác để hoàn tất các giai đoạn triển khai, bán hoặc sử dụng tài sản vô hình đó;

e. Có khả năng xác định một cách chắc chắn toàn bộ chi phí trong giai đoạn triển khai để tạo ra tài sản vô hình đó;

g. Ước tính có đủ tiêu chuẩn về thời gian sử dụng và giá trị theo quy định cho tài sản cố định vô hình.

Để có thể đánh giá được hiệu quả sử dụng TSCĐ vô hình, trước hết cần phải xác định được giá trị của các tài sản vô hình đó cũng như xây dựng các tiêu chí để đánh giá có căn cứ và chính xác.

Việc đo lường tài sản vô hình có thể sử dụng mô hình xếp lớp, tương tự như trong bản cân đối kế toán cho tài sản hữu hình và tài chính. Ở bên trên cùng, bản cân đối kế toán (cấp 1), mô tả các nhóm tài sản khác nhau, xếp hạng theo tính thanh khoản như: tiền mặt, khoản phải thu, hàng tồn kho, bất động

sản, nhà xưởng và máy móc. Cấp kế tiếp (cấp 2) thể hiện danh mục tài sản trong một nhóm cụ thể và cấp thứ 3 mô tả các tài sản cụ thể. Áp dụng mô hình bản cân đối kế toán này cho tài sản vô hình, cấp 1 cung cấp thông tin tổng hợp về 3 nhóm: Nguồn vốn con người, nguồn vốn thông tin và nguồn vốn tổ chức. Cấp 2 mô tả thông tin về cách mỗi tài sản vô hình liên quan đến quy trình nội bộ mục tiêu của nó, và cấp 3 mô tả tính chất của từng tài sản vô hình.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty cổ phần iuEdu (Trang 31)