Định hướng phát triển Công ty

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty cổ phần iuEdu (Trang 90)

- Ngoài việc phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ở trên, tác giả phân tích bổ sung thêm chính sách tài trợ để có thể đánh giá được

3.1.Định hướng phát triển Công ty

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN IUEDU

3.1.Định hướng phát triển Công ty

Hiện nay thị phần của iuEdu còn rất nhỏ so với quy mô thị trường. Khả năng mở rộng thị trường của Công ty còn rất nhiều. Tiềm năng thị trường giáo dục nói chung và công nghệ giáo dục nói riêng tại Việt Nam còn rất lớn. Việt Nam có truyền thống hiếu học và đề cao giáo dục. Nhà nước và toàn thể xã hội đều chú trọng và đầu tư cho giáo dục. Với riêng lĩnh vực công nghệ giáo dục, việc ứng dụng những công nghệ tiên tiến vào để cải tiến nâng cao chất lượng giáo dục là xu thế chung, tất yếu của thế giới và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Trong những năm qua, Bộ giáo dục và đào tạo không ngừng đẩy mạnh đầu tư, khuyến khích ứng dụng CNTT vào trong công tác giảng dạy, quản lý giáo dục. Các tổ chức, xã hội cũng tham gia đóng góp rất nhiều vào quá trình này. Tóm lại, về môi trường vĩ mô, môi trường ngành đang có những điều kiện hết sức thuận lợi để các doanh nghiệp phát triển, trong đó có iuEdu.

Về đối thủ cạnh tranh, số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ giáo dục là khá nhiều. Tuy nhiên, số doanh nghiệp lớn, với tiềm lực tài chính lớn thì chưa nhiều, chủ yếu là các công ty thuộc Nhà nước và chủ yếu thực hiện các dự án cấp Nhà nước. Còn lại, đa số các doanh nghiệp hiện nay có quy mô vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp này đi vào thực hiện các dự án tại các địa phương, khai thác các nguồn đầu tư khác như xã hội hóa, các nguồn tài trợ vừa và nhỏ,… Tiềm năng của khúc thị trường này là rất lớn. Nếu chỉ tính riêng nguồn ngân sách nhà nước thì ngân sách thì ngân sách giáo dục hàng năm phân bổ xuống các địa phương thường chiếm khoảng 75% tổng ngân sách nhà nước dành cho giáo dục.

Bảng 3.1. NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐẦU TƯ CHO GIÁO DỤC Đơn vị: tỷ đồng Năm 2010 2011 2012 Tổng số 120.78 5 151.20 0 170.349 Trung ương 30.68 0 37.263 41.656 Địa phương 90.10 5 113.937 128.693

(Nguồn: Tổng cục thống kê năm 2012)

Trong những năm sắp tới cũng như về dài hạn, chiến lược kinh doanh của iuEdu vẫn lấy sự phát triển ổn định làm nền tảng. Công ty hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ giáo dục. Đây vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức không nhỏ với Công ty. Mức độ cạnh tranh của thị trường chắc chắn sẽ ngày càng tăng tỷ lệ với mức độ đầu tư cho giáo dục. Điều này đòi hỏi để tồn tại và phát triển ổn định thì mỗi Công ty phải phát huy tối đa các nguồn lực nhằm tạo ra lợi nhuận, tạo sự khác biệt trong cung cấp sản phẩm dịch vụ, và iuEdu cũng không ngoại lệ. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ Công ty phải đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, giảm thiểu chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản mà mình đang sở hữu, đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển các nội dung số, phát huy thế mạnh cạnh tranh từ nguồn tài sản cố định vô hình so với các đơn vị khác, phát triển tốt chất lượng dịch vụ sau bán hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty cổ phần iuEdu (Trang 90)