Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty cổ phần iuEdu (Trang 41)

d) Tài sản tài chính dài hạn

1.3.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

Nhân tố bên trong doanh nghiệp là những nhân tố chủ quan thuộc tầm kiểm soát của doanh nghiệp. Đây là những nhân tố chủ yếu quyết định đến hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp.

1.3.1.1. Chính sách quản lý tài sản của doanh nghiệp

Đây là nhân tố quan trọng quyết định hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Một chính sách quản lý đúng và kịp thời sẽ phát huy và đưa lại thành công cho doanh nghiệp. Nếu chính sách của doanh nghiệp không rõ ràng, không phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế thì hoạt động của doanh nghiệp sẽ không đạt hiệu quả cao.Người quản lý phải nắm bắt rõ tình hình hoạt động của doanh nghiệp, sau mỗi chu kỳ hoạt động phải phân tích để đánh giá xem hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn ra sao, từ đó đưa ra các kế hoạch trong những chu kỳ tiếp theo. Quản lý tài sản của doanh nghiệp thể hiện trên các nội dung chủ yếu như: tiền, khoản phải thu, hàng tồn kho, TSCĐ,…

Quản lý tiền mặt

Tiền mặt được hiểu là tiền tồn quỹ, tiền trên tài khoản thanh toán của doanh nghiệp ở ngân hàng. Khoản này được sử dụng để trả lương, mua nguyên vật liệu, mua tài sản cố định, trả tiền thuế, trả nợ,…. Nhà quản lý cần phải xác định mức tồn quỹ tối thiểu; dự đoán các luồng tiền nhập xuất quỹ; quản lý chặt chẽ các luồng tiền vào – ra quỹ. Việc xác định lượng tiền mặt dự trữ chính xác giúp doanh nghiệp giảm chi phí cơ hội là khoản lãi suất bị mất đi và đáp ứng các nhu cầu về giao dịch, dự phòng, tận dụng được các cơ hội trong kinh doanh do chủ động trong thanh toán chi trả hoặc có biện pháp đầu tư tiền tạm thời nhàn rỗi thu lợi nhuận. Để có thể thực hiện điều này đòi hỏi nhà quản lý phải có năng lực phân tích, phán đoán tình hình trên thị trường tiền tệ, thực trạng tài chính của doanh nghiệp từ đó lựa chọn đưa ra các quyết định sử dụng ngân quỹ đúng đắn, giảm tối đa các rủi ro về lãi suất, tỷ giá hối đoái, tối ưu hóa vay ngắn hạn, tăng hiệu quả sử dụng tài sản.

Quản lý các khoản phải thu

Quản lý các khoản phải thu chính là việc đề cập đến chính sách tín dụng thương mại của doanh nghiệp. Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ

doanh nghiệp do mua chịu hàng hoá hoặc dịch vụ. Kiểm soát khoản phải thu liên quan đến việc đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro.Trong nền kinh tế thị trường, việc mua bán chịu (tín dụng thương mại) là việc không thể thiếu và tạo nên các khoản phải thu của doanh nghiệp. Tín dụng thương mại giúp doanh nghiệp nhanh chóng tiêu thụ sản phẩm, thu hút khách hàng, tăng doanh thu, giảm chi phí tồn kho hàng hóa, đẩy nhanh vòng quay TSLĐ đồng thời làm cho TSCĐ được sử dụng có hiệu quả hơn và hạn chế phần nào được hao mòn vô hình,… Tuy nhiên khi cấp tín dụng thương mại cho khách hàng có thể làm tăng chi phí hoạt động của doanh nghiệp như chi phí đòi nợ, chi phí trả cho nguồn tài trợ để bù đắp sự thiếu hụt của ngân quỹ, có tính rủi ro. Với những tác động trên, buộc các nhà quản lý phải so sánh giữa thu nhập và chi phí tăng thêm, từ đó quyết định hợp lý trong việc cấp tín dụng thương mại hay không và các điều khoản tín dụng cho phù hợp. Theo thống kê kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, doanh thu có khuynh hướng tăng lên khi các tiêu chuẩn tín dụng được nới lỏng.

Quản lý hàng tồn kho

Trong quá trình luân chuyển của vốn lưu động phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì việc tồn tại vật tư hàng hóa dự trữ, tồn kho là những bước đệm cần thiết cho quá trình hoạt động bình thường của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường không thể tiến hành sản xuất đến đâu mua hàng đến đó mà cần phải có nguyên vật liệu dự trữ. Nguyên vật liệu dự trữ không trực tiếp tạo ra lợi nhuận nhưng nó có vai trò rất lớn để cho hoạt động sản xuất kinh doanh tiến hành được bình thường. Do vậy, nếu doanh nghiệp dự trữ quá lớn sẽ tốn kém chi phí, ứ động vốn, còn nếu dự trữ quá ít sẽ làm cho quá trình sản xuất kinh doanh bị gián đoạn gây ra hàng loạt các hậu quả tiếp theo.

sản phẩm, một phần do “độ trễ” giữa sản xuất và tiêu dùng, phần khác do phải có đủ lô hàng mới đủ điều kiện xuất được. Những doanh nghiệp mà sản xuất mang tính thời vụ và có quy trình chế tạo tốn nhiều thời gian thì dự trữ, tồn kho thành phẩm sẽ lớn. Chính vì vậy để giảm mức dự trữ thành phẩm, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ thị trường để có kế hoạch sản xuất phù hợp cũng như có những chính sách tiêu thụ sản phẩm nhanh chóng.

Tóm lại, việc quản lý tồn kho, dự trữ quan trọng bởi lẽ tồn kho, dự trữ thường chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp. Mức dự trữ, tồn kho hợp lý giúp doanh nghiệp không bị gián đoạn sản xuất, không lâm vào tình trạng thiếu sản phẩm để bán đồng thời sử dụng tiết kiệm và hiệu quả vốn lưu động.

Quản lý Tài sản cố định

- Xác định phương pháp khấu hao TSCĐ thích hợp

Trong quá trình sử dụng, TSCĐ bị hao mòn dần. Đó là sự giảm dần về giá trị của TSCĐ. Có hai loại hao mòn TSCĐ là hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình.

Một bộ phận giá trị của TSCĐ tương ứng với mức hao mòn đó được chuyển dịch dần vào giá thành sản phẩm gọi là khấu hao TSCĐ. Sau khi sản phẩm, hàng hóa được tiêu thụ, số tiền khấu hao được trích lại và tích lũy thành quỹ khấu hao TSCĐ. Quỹ khấu hao được dùng để tái sản xuất TSCĐ. Việc tính khấu hao phải chính xác, kịp thời sao cho phù hợp với mức độ hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình của TSCĐ.

Việc xác định được phương pháp tính khấu hao TSCĐ thích hợp sẽ giúp doanh nghiệp thu hồi đủ vốn đầu tư đồng thời phòng ngừa được hiện tượng mất giá do hao mòn vô hình gây ra. Hiện nay doanh nghiệp có thể lựa chọn 1 trong 3 phương pháp khấu hao là phương pháp khấu hao đường thẳng, phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh, phương pháp khấu

hao theo số lượng sản phẩm.

- Đánh giá, kiểm kê tài sản cố định

Việc đánh giá, kiểm kê TSCĐ là cần thiết vì nó giúp cho nhà quản lý nắm được chính xác số TSCĐ của doanh nghiệp, tình hình sử dụng cũng như giá trị thực tế của các tài sản đó. Trên cơ sở đó, việc đánh giá và đánh giá lại TSCĐ còn giúp cho nhà quản lý nắm được tình hình biến động về vốn của doanh nghiệp để có biện pháp điều chỉnh thích hợp như chọn hình thức khấu hao phù hợp, thanh lý, nhượng bán tài sản để giải phóng vốn,…

1.3.1.2. Cơ cấu tài trợ tài sản

Để có thể đứng vững và tiếp tục phát triển, doanh nghiệp không những phải duy trì số vốn bỏ ra ban đầu mà còn phải tìm kiếm nhứng nguồn tài trợ bổ sung khác nhau nhằm giảm thiểu chi phí sử dụng vốn cũng như tận dụng các nguồn lực để đẩy mạnh kinh doanh. Do đó, việc sử dụng chính sách tài trợ hợp lý trong doanh nghiệp luôn được ưu tiên.

Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp thường được tài trợ từ hai nguồn chính, đó là nguồn huy động từ bên trong doanh nghiệp và bên ngoài doanh nghiệp.

+ Nguồn vốn huy động từ bên trong doanh nghiệp được hiểu là vốn chủ sở hữu. Nguồn vốn chủ sở hữu là những khoản tiền vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, bao gồm các bộ phận chủ yếu sau: vốn góp ban đầu, lợi nhuận giữ lại, vốn do phát hành cổ phần mới…

+ Nguồn vốn huy động từ bên ngoài doanh nghiệp bao gồm: vốn vay tín dụng ở các ngân hàng thương mại hoặc tổ chức tín dụng; vốn vay do phát hành trái phiếu; vốn huy động từ các khoản nợ phải trả trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn huy động từ bên ngoài chủ yếu được tài trợ cho tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp.

là chi phí vốn. Các nhà quản lý tài chính phải xây dựng chính sách huy động vốn với chi phí thấp nhất để tài trợ cho tài sản ngắn hạn.

Thực hiện tốt chính sách tài trợ cũng đồng nghĩa với việc xây dựng một cơ cấu tài sản hợp lý với chi phí thấp, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp cạnh tranh với các chủ thể kinh tế khác trên thị trường. Nếu công ty huy động được nguồn vốn lớn từ nhiều nguồn khác nhau mà trình độ quản lý và sử dụng kém thì dễ dẫn đến thất thoát vốn, không có khả năng hoàn trả. Ngược lại, nếu công ty có nhu cầu sử dụng một lượng vốn nhất định để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh mà không tìm được nguồn tài trợ thích hợp thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động của công ty.

1.3.1.3. Cơ cấu tổ chức – nhân sự

Trong thời đại hiện nay, nhân tố con người được đánh giá là vị trí trung tâm, quyết định thành công trong mọi hoạt động. Trước hết phải nói đến đội ngũ cán bộ lãnh đạo là những người quyết định trong quản lý và sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Nếu các quyết định mà lãnh đạo đưa ra phù hợp, đúng đắn doanh nghiệp kinh doanh sẽ có lãi, hiệu quả sử dụng tài sản cao. Ngược lại, nếu quyết định sai lầm, không phù hợp sẽ dẫn đến thua lỗ trong kinh doanh, tài sản sử dụng không có hiệu quả. Bên cạnh đó, cơ cấu lao động hợp lý, trình độ chuyên môn lao động trực tiếp cũng rất quan trọng bởi đây là nhân tố trực tiếp tạo ra năng suất, chất lượng sản phẩm, hạ chi phí sản xuất, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Một yếu tố không thể không kể đến đó là sự hợp lý của cấu tổ chức. Nếu cơ cấu tổ chức hợp lý sẽ đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra trôi chảy, không chồng chéo chức năng, nhiệm vụ giữa các phòng ban, góp phần tiết kiệm các nguồn lực, tăng năng suất lao động, rút ngắn thời gian sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tăng vòng quay vốn từ đó mà giảm được các chi phí bất hợp lý, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả

sử dụng tài sản, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 1.3.1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật – hệ thống thông tin quản lý

Hệ thống thông tin quản lý là hệ thống thu thập thông tin, xử lý thông tin và truyền đạt mọi thông tin cần thiết cho các đối tượng sử dụng thông tin trong các guồng máy quản lý. Hệ thống thông tin quản lý gồm bốn thành phần đó là phần mềm, nhân lực, phần cứng và tài nguyên dữ liệu. Một hệ thống thông tin quản lý thông suốt từ trên xuống dưới cũng giúp cho các nhà quản lý tài chính phân tích và dự báo chính xác tình hình biến động của thị trường từ đó mà các cấp lãnh đạo có quyết định đúng đắn.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, các công ty phải đón đầu công nghệ tiên tiến, áp dụng cho doanh nghiệp của mình. Nếu cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp được trang bị hiện đại và đồng bộ sẽ hạn chế mức tối đa các chi phí hao hụt trong quá trình sản xuất kinh doanh, tiết kiệm các chi phí đầu vào và do đó sẽ tiết kiệm tài sản lưu động tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh. Mặt khác, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại sẽ giảm thiểu hao mòn vô hình do sự lỗi thời của máy móc, trang thiết bị, hiệu quả sử dụng tài sản được nâng lên rõ rệt.

1.3.1.5. Chiến lược kinh doanh

Chiến lược kinh doanh ở đây bao gồm chính sách giá sản phẩm, chính sách marketing, quảng bá sản phẩm, thương hiệu của Công ty, chính sách sau bán hàng,… Một mặt chính sách kinh doanh tốt thúc đẩy bán hàng, tăng vòng quay hàng tồn kho từ đó mà nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Mặt khác, nó sẽ gây dựng uy tín, từng bước đưa tên tuổi Công ty trở thành một thương hiệu mạnh trên thị trường tạo ra một tài sản cố định vô hình đáng giá. Do vậy, chính sách kinh doanh tốt không những nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ mà nó còn phát huy và tăng hiệu quả sử dụng TSCĐ một cách hữu hiệu. Bởi vì, để phát triển doanh nghiệp, quảng bá sản phẩm, xây

dựng thương hiệu, bên cạnh chiến lược sản phẩm cần có một chiến lược kinh doanh tốt.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty cổ phần iuEdu (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w