- Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của
1. Tài sản dài hạn khác 99824192 12.85% 304082704 7.47% 140219095 6.64% 2 Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi0 0
2.2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần iuEdu
2.2.2.1. Hiệu quả sử dụng tổng tài sản của Công ty
Trên cơ sở phân tích cơ cấu tài sản của Công ty qua 3 năm 2010, 2011, 2012, luận văn sẽ đi phân tích hiệu quả sử dụng tài sản của công ty dựa theo các chỉ tiêu đã được trình bày ở trên.
Dựa trên Bảng 2.3 ta thấy, tài sản bình quân của công ty tăng qua các năm. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng tài sản chung qua từng năm lại có xu hướng thay đổi. Để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản, tác giả đi phân tích các chỉ số phản ánh trong bảng sau:
Bảng 2.6. CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CHUNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN IUEDU
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch giữa các năm 2011/2010 2012/2011 Tổng TS bình quân (đồng) 13.889.048.429 15.963.492.596 18.571.524.041 Hiệu suất sử dụng tổng tài sản 0,862 0,921 0,590 0,059 -0,331
Tỉ suất sinh lời của
TS (%) 0,527 -9,725 -4,442 -10,252 5,283
iuEdu)
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản:
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản Công ty thấp, đều nhỏ hơn 1 và có xu hướng tăng, giảm không đều. Năm 2010 hiệu suất sử dụng tổng tài sản là 0,862; năm 2011 tăng lên là 0,921 nhưng lại giảm vào năm 2012 xuống còn 0,59. Điều này chứng tỏ tài sản của công ty vận động chậm. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản phụ thuộc vào hai yếu tố là doanh thu thuần và tài sản ngắn hạn bình quân. Dùng phương pháp thay thế liên hoàn, tác giả luận văn tiến hành phân tích mức độ ảnh hưởng của doanh thu thuần và tài sản bình quân đến hiệu suất sử dụng tổng tài sản.
Chênh lệch hiệu suất sử dụng TS của năm 2012 và năm 2010
Chênh lệch = 0,59 - 0,862 = - 0,272
Ảnh hưởng của doanh thu thuần đến hiệu suất sử dụng tổng tài sản: = 10962972582 - 11979681819 1388904842 9 1388904842 9 = 0,789 - 0,862 = - 0,073
Ảnh hưởng của tài sản bình quân đến hiệu suất sử dụng tổng tài sản:
= 10962972582 = 10962972582 18571524041 1388904842 9 = 0,59 - 0,789 = - 0,199
Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố: = (- 0,073) +(-0,199) = - 0,272 Như vậy, doanh thu thuần giảm làm 0,73 vòng quay tài sản. Bên cạnh đó, do tài sản bình quân tăng làm cho hiệu suất sử dụng tài sản giảm 0,199 vòng. Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của hai nhân tố đó cho thấy hiệu suất sử dụng tài sản giảm xuống 0,272.
= 0,59 - 0,921 = - 0,331
Ảnh hưởng của doanh thu thuần đến hiệu suất sử dụng tổng tài sản:
= 10962972582 - 14696158764
15963492596 15963492596
= 0,686 - 0,921 = - 0,235
Ảnh hưởng của tài sản bình quân đến hiệu suất sử dụng tổng tài sản:
= 10962972582 - 10962972582
18571524041 15963492596
= 0,59 - 0,686 = - 0,096
Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố: = (- 0,235) +(-0,096) = - 0,331 Do ảnh hưởng của doanh thu thuần năm 2012 so với năm 2011 giảm 3733186182 đồng làm cho hiệu suất sử dụng tài sản giảm 0,235. Đồng thời, do tài sản bình quân tăng đã làm giảm 0,096. Tổng hợp tác động của hai nhân tố đã làm hiệu suất sử dụng tổng tài sản năm 2012 giảm 0,331 lần so với năm 2011.
Tỉ suất sinh lời tổng tài sản:
Dựa vào chỉ số phân tích Bảng 2.6 ta thấy: Tỉ suất sinh lời của tài sản năm 2012 đã giảm 4,696% so với năm 2010 và tăng 5,283% so với năm 2011. Trong 3 năm, tỉ suất sinh lời của tổng tài sản cao nhất là năm 2010 là 0,527% thấp hơn cả lãi suất ngân hàng; còn lại hai năm 2011 và 2012 Công ty đều làm ăn thua lỗ. Điều này phản ánh Công ty đã sử dụng và đầu tư tài sản chưa hợp lý, chưa có chiến lược kinh doanh tốt.
Tỉ suất sinh lời của tài sản năm 2011 là (-9,725), mặc dù doanh thu thuần tăng nhưng nhỏ hơn nhiều mức tăng của tổng tài sản. Do đó, sự sụt giảm này phần lớn là do sự tác động của việc tăng tài sản bình quân do Công
ty tiến hành mở rộng thị trường kinh doanh vào Tp. Hồ Chí Minh, lượng tồn kho lớn.
Năm 2012, do sự biến động của thị trường và một số quy định của nhà nước đã làm cho doanh thu của Công ty sụt giảm doanh số ở cả hai thị trường Hà Nội và Hồ Chí Minh, bên cạnh đó lượng hàng tồn kho tăng làm cho tài sản tăng nhiều hơn so với năm 2011. Yếu tố tích cực duy nhất đó là khoản phải thu của khách hàng đã giảm xuống mức 0. Tất cả những yếu tố đó đã làm cho tỉ suất sinh lời của tài sản năm 2012 vẫn âm nhưng đã tăng 5,283% so với năm 2011. Hi vọng Công ty sẽ có sự điều chỉnh hợp lý trong năm 2013 để tăng chỉ tiêu này.
ĐVT: phần trăm (%)
Biểu đồ 2.1: BIỂU ĐỒ PHẢN ÁNH XU HƯỚNG BIẾN ĐỘNG CỦA TỈ SUẤT SINH LỜI CỦA TỔNG TÀI SẢN
(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty cổ phần iuEdu)
2.2.2.2. Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn
Như đã trình bày ở trên, TS ngắn hạn là một bộ phận quan trọng trong tổng tài sản, nó ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả sử dụng tài sản của doanh
nghiệp. Dưới đây là bảng các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng TS ngắn hạn của Công ty.
Bảng 2.7. CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN IUEDU
Chỉ tiêu Đơn vị 2010 2011 2012 Nợ ngắn hạn đồng 136.563.312 3.196.526.076 7.730.132.058 Tổng TS ngắn hạn bình quân đồng 12.000.527.22 7 13.539.108.34 7 15.479.189.105 Hiệu suất sử dụng TS ngắn hạn lần 0,998 1,085 0,708
Tỉ suất sinh lời của TS
ngắn hạn % 0,61% -11,47% -5,33%
Hệ số thanh toán hiện
hành 105,686 3,956 2,369
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2010, 2011, 2012 của Công ty cổ phần iuEdu)
Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn
Trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012, chỉ tiêu này có xu hướng không ổn định. Cụ thể, một đồng tài sản ngắn hạn Công ty đầu tư năm 2010 tạo ra 0,998 đồng doanh thu thuần; năm 2011 thu được 1,085 đồng doanh thu thuần, năm 2012 thu được 0,708 đồng doanh thu thuần. Năm 2012 hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn giảm 0,29 so với năm 2010, giảm 0,337 so với năm 2011. Như vậy, hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn có xu hướng tăng rồi lại giảm. Điều đó chứng tỏ, tài sản ngắn hạn có xu hướng vận động chậm dần.
Biểu đồ 2.2: BIỂU ĐỒ TỔNG HỢP HIỆU SUẤT SỬ DỤNG TS NGẮN HẠN QUA CÁC NĂM
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2010, 2011, 2012 của Công ty cổ phần iuEdu)
Hiệu suất sử dụng TS ngăn hạn phụ thuộc vào nhân tố doanh thu thuần về cung cấp hàng hóa, dịch vụ và nhân tố tài sản ngắn hạn bình quân. Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến hiệu suất sử dụng TS ngắn hạn được xác định thông qua phương pháp thay thế liên hoàn như sau:
Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn năm 2012 so với năm 2010 chênh lệch 0,29 vòng. Trong đó:
+ Ảnh hưởng của nhân tố doanh thu thuần đến hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn làm giảm 0,085.
+ Tài sản ngắn hạn bình quân làm giảm 0,205.
+ Tổng hợp tác động của hai nhân tố làm cho hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn năm 2012 giảm 0,29 so với năm 2010.
lệch 0,377. Trong đó:
+ Ảnh hưởng của nhân tố doanh thu thuần đến hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn làm giảm 0,276 lần.
+ Tài sản ngắn hạn bình quân làm giảm 0,101.
+ Tổng hợp tác động của hai nhân tố làm cho hiệu suất sử dụng của tài sản ngắn hạn năm 2012 giảm 0,377 so với năm 2011.
Như vậy, qua phân tích ở trên ta thấy, nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm của hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn năm 2012 so với năm 2010 chủ yếu do sự giảm sút của tài sản ngắn hạn bình quân, còn so với năm 2011 lại phần lớn do yếu tố doanh thu thuần giảm thấp. Điều này cũng hoàn toàn hợp lý với tình hình thực tế tại doanh nghiệp.
Để có thể khắc phục những khó khăn trước mắt với những biến động của thị trường, Công ty cần đẩy mạnh hơn nữa công tác marketing, các hoạt động truyền thông nhằm tăng cường công tác bán hàng, làm tăng doanh thu và giảm lượng hàng tồn kho.
Tỉ suất sinh lời của TSNH:
Tỉ suất sinh lời của TS ngắn hạn năm 2010 là 0,61%, năm 2011 là (– 11,47%), năm 2012 là - 5,33%. Như vậy, tỉ suất sinh lời của TS ngắn hạn của Công ty có xu hướng giảm, điều này cho thấy việc sử dụng TS ngắn hạn của Công ty trong thời gian qua là chưa tốt. Trong 2 năm 2011 và 2012, tỉ suất sinh lời âm, nguyên nhân là do tỉ suất sinh lời của doanh thu thuần nhỏ hơn 0, Công ty làm ăn thua lỗ. Năm 2012, tình hình sử dụng TS ngắn hạn đã được cải thiện một phần so với năm 2011 mặc dù chỉ số này vẫn nhỏ hơn 0. Cụ thể là TS ngắn hạn bình quân năm 2012 đã tăng 14,33% so với năm 2011 và tốc độ tăng của lợi nhuận trước thuế là 47% đã làm cho tỉ suất sinh lời của TS ngắn hạn đã tăng lên còn – 5,33%. Giá trị này báo hiệu tình hình kinh doanh Công ty đang có dấu hiệu khả quan hơn.
ĐVT: phần trăm (%)
Biểu đồ 2.3: BIỂU ĐỒ PHẢN ÁNH XU HƯỚNG BIẾN ĐỘNG CỦA TỈ SUẤT SINH LỜI CỦA TÀI SẢN NGẮN HẠN QUA CÁC NĂM
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2010, 2011, 2012 của Công ty cổ phần iuEdu)
Hệ số thanh toán hiện hành:
Dựa vào Bảng 2.7 ta thấy, hệ số thanh toán hiện hành giảm dần qua các năm. Năm 2010 hệ số này rất cao là 105,686, sau đó giảm xuống còn 3,953 năm 2011 và 2,369 ở năm 2012. Điều này phản ánh khả năng chuyển đổi từ tài sản sang tiền mặt để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp giảm xuống. Công ty cần xem xét lại phương án đầu tư cũng như sự huy động nguồn vốn tài trợ thích hợp để Công ty có thể hoạt động tốt mà vẫn đủ khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn.
2.2.2.3. Hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn
Công ty cổ phần iuEdu hoạt động trong lĩnh vực cung cấp các giải pháp công nghệ cho giáo dục nên tài sản ngắn hạn chiếm một tỉ trọng lớn. Tuy nhiên, trong 2 năm gần đây đó là năm 2011, 2012 Công ty đã mở rộng, tăng
đầu tư cho tài sản dài hạn nhằm giảm chi phí không cần thiết và mở rộng thị phần kinh doanh.
Cơ cấu tài sản dài hạn của Công ty trong 3 năm qua có sự thay đổi tỉ trọng linh hoạt giữa việc đầu tư vào TSCĐ dài hạn và đầu tư vào các tài sản dài hạn khác. Cụ thể, năm 2010 thì TSCĐ dài hạn chiếm 24,55% và tài sản dài hạn khác chiếm tỉ trọng là 12,85%, khoản phải thu dài hạn chiếm một tỉ trọng lớn là 62,6%; năm 2011 TSCĐ dài hạn lại chiếm ưu thế 49,92%, phải thu dài hạn giảm xuống còn 27,18% và TS dài hạn khác cũng giảm xuống còn 7,47% so với tổng TS dài hạn; năm 2012 TSCĐ dài hạn tăng lên chiếm 50,5%, phải thu dài hạn là 31,33% và TS dài hạn khác chỉ chiếm 6,64% so với tổng TS dài hạn. Nguyên nhân của thực tế này là do: Công ty có sản phẩm kinh doanh hầu hết là nhập khẩu, với quyền độc quyền thương mại nên lượng tiền đặt hàng trả trước cho nhà cung cấp lớn, dẫn đến tỉ trọng khoản phải thu dài hạn luôn chiếm một tỉ trọng không nhỏ trong cơ cấu tổng TS dài hạn. Năm 2011, Công ty đầu tư mở rộng hoạt động vào thị trường Hồ Chí Minh và chiến lược kinh doanh thay đổi cho việc phát triển nội dung số nên phải đầu tư vào TSCĐ hữu hình cũng như vô hình tăng lên. Đồng thời Công ty tiến hành đầu tư vào máy móc công nghệ cao để chủ động sản xuất nên TSCĐ dài hạn tăng. Năm 2012, thị trường tài chính có sự giảm sút, bên cạnh đó là tình hình kinh doanh có nhiều biến động do Nghị Quyết 11 của Chính phủ nên Công ty đã chủ động điều chỉnh ngược lại cơ cấu tài sản và các khoản đầu tư để duy trì hoạt động kinh doanh.
Bảng 2.8. CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSDH CỦA CÔNG TY IUEDU TRONG NHỮNG NĂM QUA
Chỉ tiêu Đơn vị 2010 2011 2012
Tổng TSDH bình quân đồng 1888521202 2424384290 3092334936
Hiệu suất sử dụng TSDH 6,343 6,062 3,545
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2010, 2011, 2012 của Công ty cổ phần iuEdu)
Tỉ suất sinh lời của TSDH
Từ số liệu Bảng 2.7 cho thấy, tỉ suất sinh lời của TS dài hạn có xu hướng biến động qua các năm. Năm 2010 tỉ suất sinh lời của TS dài hạn là 3,88%, năm 2011 tỉ số này giảm xuống là -64,04%, sau hồi phục tăng lên -26,68%. Điều này phản ánh, trong hai năm 2011 và 2012 Công ty sử dụng TS dài hạn không hiệu quả. Nguyên nhân là do tài sản đầu tư vào nhiều nhưng tình hình kinh doanh lại thua lỗ, hàng tồn kho nhiều làm giảm hiệu quả sử dụng TS dài hạn. Đây cũng có thể là điều chấp nhận được sau khi Công ty tiến hành mở rộng thị trường, cần phải đầu tư nhiều tài sản kết hợp với sự biến động của môi trường kinh tế, của chính sách nhà nước. Trong những năm tiếp theo, Công ty cần đẩy mạnh kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa, giải phóng hàng tồn kho, đẩy mạnh sản xuất để khai thác tối đa hiệu quả sử dụng TS dài hạn mà Công ty đang sở hữu.
ĐVT: phần trăm (%)
SINH LỜI CỦA TSDH SO VỚI LNST
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2010, 2011, 2012 của Công ty cổ phần iuEdu)
Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn
Hiệu suất sử dụng TS dài hạn của Công ty giảm dần qua các năm. Năm 2012, hiệu suất sử dụng tài sản giảm 2,517 lần so với năm 2011 và giảm 2,798 lần so với năm 2010. Điều này phản ánh tốc độ luân chuyển của TS dài hạn có xu hướng giảm dần do tình hình kinh doanh gặp nhiều khó khăn, không sử dụng được hết năng suất của TS dài hạn mà Công ty đã đầu tư.
Trong cơ cấu tài sản dài hạn của Công ty, có một tỉ trọng không nhỏ là tài sản cố định vô hình, tài sản vô hình này có giá trị rất lớn năm 2011 là 628.037.261 đồng, chiếm tới 15,42% trong cơ cấu tổng TSDH. Đây là nguồn tài sản xuất phát từ việc đầu tư các phần mềm nền tảng, phần mềm bản quyền, một số nội dung số bản quyền để xây dựng nên phần mềm soạn giáo án Air và bộ giáo án Air. Hiện tại, Công ty đang sở hữu hệ thống database khách hàng lớn, sở hữu nội dung số riêng biệt và công nghệ hiện đại, cũng như chất lượng dịch vụ nổi trội. Vậy vấn đề hạn chế trong việc khai thác tài sản tiềm năng này là gì?
+ Công ty chưa tận dụng mối quan hệ sẵn có của mình với các đơn vị giáo dục để có thể tìm kiếm các cơ hội hợp tác kết hợp với các doanh nghiệp khác trong hoạt động truyền thông, quảng cáo một sản phẩm nào đó đến các đơn vị giáo dục nhằm tạo nguồn doanh thu và củng cố hình ảnh trong lòng khách hàng.
+ Công ty chưa chủ động khai thác, mở rộng bán hàng được giá trị nội dung số sẵn có. Với quy mô cả nước có tới hơn 42 nghìn trường học, gần 20 triệu học sinh, kết hợp với công nghệ thông tin phát triển, Công ty vẫn chưa khai thác được giá trị nội dung một cách tốt nhất như: xây dựng hệ thống tiêu thụ, mở rộng thị phần. Một hoạt động lâu dài mà Công ty nên hướng tới đó là