Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty cổ phần iuEdu (Trang 48)

d) Tài sản tài chính dài hạn

1.3.2.Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp là những nhân tốt khách quan thuộc môi trường kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước tác động đến doanh nghiệp mà doanh nghiệp không chi phối, kiểm soát được. Đối với các nhân tố này doanh nghiệp phải tận dụng và tự điều chỉnh sao cho phù hợp với những tác động của nó.

1.3.2.1. Hệ thống chính trị - pháp luật

Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước có vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp. Một môi trường chính trị ổn định, một hệ thống pháp luật đầy đủ và cụ thể sẽ giúp các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc tuân thủ pháp luật. Mỗi chính sách, mỗi văn bản pháp luật đưa ra đều có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Nhà nước quản lý kinh tế bằng công cụ pháp luật. Do đó, một sự nới lỏng hay thắt chặt các chính sách quản lý kinh tế của Nhà nước có ảnh hưởng nhất định đối với doanh nghiệp. Một môi trường pháp lý ổn định lâu dài là nhân tốt ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Ngược lại, khi Nhà nước có những thay đổi trong chính sách quản lý kinh tế hoặc có sự mất ổn định trong đời sống chính trị thì các doanh nghiệp có thể sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm từ đó mà ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp.

1.3.2.2. Môi trường kinh tế

1.3.2.2.1. Môi trường kinh tế vĩ mô

của doanh nghiệp. Ngày nay, thị trường nhân tố sản xuất đầu vào, thị trường dịch vụ hàng hóa phát triển rất nhanh và đặc biệt là thị trường tài chính tiền tệ có tác động rất lớn đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp tranh thủ được những tác động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực của thị trường thì hiệu quả mang lại là rất cao.

Môi trường kinh tế thể hiện các đặc trưng của hệ thống kinh tế trong đó các doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh như chu kỳ tăng trưởng, phát triển kinh tế, hệ thống tài chính – tiền tệ, tình hình lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, các chính sách tài chính và thuế khóa của Nhà nước,... đều là những yếu tố có tác động lớn đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Mỗi gia đoạn của chu kỳ tăng trưởng, phát triển kinh tế sẽ quyết định đến nhu cầu sản phẩm cũng như điều kiện kinh tế để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, việc xác định chính xác tình hình phát triển kinh tế sẽ giúp các doanh nghiệp đưa ra các quyết định, chiến lược sản xuất kinh doanh đúng đắn.

Hệ thống tài chính – tiền tệ, lạm phát, thất nghiệp và các chính sách tài khóa của Chính phủ có tác động lớn tới quá trình ra quyết định kinh doanh và kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Nếu tỷ lệ lạm phát cao thì hiệu quả sử dụng tài sản thực của doanh nghiệp cũng sẽ giảm xuống. Mặt khác, hiện nay nhiều doanh nghiệp đang hoạt động đều thiếu vốn phải vay ngân hàng nên các chính sách tài chính tiền tệ sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động huy động vốn cũng như hiệu quả sử dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp.

1.3.2.2.2. Môi trường kinh tế vi mô

Môi trường kinh tế vi mô đối với hoạt động của doanh nghiệp bao gồm các nhân tố như: các nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh, khách hàng,...

Các nhà cung cấp là những người cung cấp nguyên liệu và các yếu tố đầu vào cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc lựa chọn nhà cung cấp tin cậy là quan trọng, bên cạnh đó việc có được

nhiều nhà cung cấp cũng sẽ giúp doanh nghiệp giảm rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh khi có biến động về nhà cung ứng. Các nhà cung cấp là những người quyết định đến chi phí đầu vào, nếu mức chi phí thấp sẽ tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp và ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản trong doanh nghiệp.

Khách hàng quyết định đến khả năng tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp, là nhân tố ảnh hưởng đến việc nâng cao quy cách sản phẩm, chất lượng sản phẩm, tìm kiếm sản phẩm mới của mỗi doanh nghiệp, thúc đẩy nâng cao năng suất, ứng dụng trình độ khoa học kĩ thuật vào sản xuất kinh doanh và ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp.

Trong nền kinh tế mở, quốc tế hóa toàn cầu thì yếu tố cạnh tranh cũng tác động rất lớn đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Cạnh tranh vừa là môi trường tồn tại, vừa là động lực thúc đẩy doanh nghiệp phát triển.

Để tồn tại và chiến thắng trong cạnh tranh, các doanh nghiệp phải không ngừng sáng tạo, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm; đồng thời phải nghiên cứu, tạo ra nhiều sản phẩm hoàn thiện hơn, đưa ra nhiều những chiến lược kinh doanh, phương thức bán hàng hấp dẫn để đẩy nhanh tiêu thụ sản phẩm từ đó mà nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản.

Một vấn đề khác trong yếu tố cạnh tranh mà doanh nghiệp phải chú ý đó là vấn đề cạnh tranh không hoàn hảo. Với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, nội dung số thì yếu tố này đã gây không ít phiền phức cho doanh nghiệp nhất là khi bản quyền sáng chế phát minh chưa được bảo hộ, nạn ăn cắp bản quyền, làm giả làm nhái sản phẩm được ưa chuộng của doanh nghiệp trên thị trường cũng gây không ít khó khăn và gia tăng chi phí cho doanh nghiệp.

Khoa học công nghệ là một trong những nhân tố quan trọng quyết dịnh đến năng suất lao động và trình độ sản xuất của nền kinh tế nói chung và của từng doanh nghiệp nói riêng, nhất là trong lĩnh vực Công nghệ thông tin – một lĩnh vực ứng dụng nhiều những công nghệ mới. Vì vậy, việc lựa chọn ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên trình độ khoa học ngày nay thay đổi hàng ngày cũng có thể làm cho tài sản cố định của doanh nghiệp bị hao mòn vô hình nhanh hơn. Chính điều này tác động đến chính sách khấu hao cũng như biện pháp quản lý tài sản, sử dụng tài sản một cách có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty cổ phần iuEdu (Trang 48)