Khái quát lịch sử hình thành và phát triển công ty cổ phần may

Một phần của tài liệu Ứng dụng hải quan điện tử trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng may mặc của công ty cổ phần may Chiến Thắng (Trang 43)

2.2.1 Khái quát lịch sử hình thành và phát triển công ty cổ phần mayChiến Thắng Chiến Thắng

Ra đời trong khói lửa của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (2/3/1968), xí nghiệp May Chiến Thắng trước kia và nay là Công ty cổ phần may Chiến Thắng thuộc Tổng Công ty dệt- may Việt Nam (VINATEX) tính đến nay đã được 43 năm.

43 năm xây dựng và trưởng thành, sự phát triển của công ty gắn liền với những sự kiện lớn lao của lịch sử đất nước.Mặc dù trải qua nhiều giai đoạn phát triển nhưng cái tên “ Chiến Thắng” luôn được giữ gìn và nâng niu, thể hiện ý chí và quyết tâm phấn đấu của mỗi cán bộ, công nhân trong công ty.

*) Ngày 02/03/1968, trên cơ sở máy móc, thiết bị và nhân lực của trạm may LÊ TRỰC ( thuộc công ty Gia công dệt kim vải sợi cấp I Hà Nội) và xưởng may cấp I(Hà Tây), bộ Nội thương quyết định thành lập Xí nghiệp may Chiến Thắng có trụ sở tại số 8B Phố Lê Trực, quận Ba Đình, Hà Nội và giao cho cục vải sợi may mặc quản lý. Xí nghiệp có nhiệm vụ tổ chức sản xuất các loại quần áo, mũ vải, găng tay, áo dạ, áo dệt kim, theo chỉ tiêu kế hoạch của cục Vải sợi may mặc, cho các lực lượg vũ trang và trẻ em.Ngày 15/06/1968 công ty may Chiến Thắng chính thức được thành lập với tên gọi là Xí nghiệp may Chiến Thắng có hai thành viên: một là cơ sở I LẾ Trực, hai là phân xưởng may II ở Hà Tây.Tổng số lao động toàn xí nghiệp lúc này là 325 người trong đó có 147 lao động là nữ.Giai đoạn 1968-1969 là giai đoạn ban đầu của xí nghiệp vẫn còn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn.Xong tổng kết năm 1969 xí nghiệp vẫn hoàn thành kế hoạch sản xuất và sản xuất được 466.902 sản phẩm bao gồm các loại quần áo phục vụ trẻ em, các loại quân trang như quần áo chiến sĩ, áo lót cổ vuông, quần đùi, bao gạo, tăng, võng…

*) Giai đoạn 1970-1972: thời kỳ vừa sản xuất, vừa chiến đấu: Đất nước

trong thời kỳ này đang trong giai đoạn chiến tranh khốc liệt nhất khi đế quốc Mỹ liên tục leo thang tấn công miền Bắc, cơ sở vật chất thiếu thốn nhưng xí nghiệp vẫn hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao bất chấp mọi khó khăn. Tháng 5/1971 xí nghiệp may Chiến Thắng chính thức được chuyển cho Bộ công nghiệp nhẹ quản lý với nhiệm vụ may hàng xuất khẩu chủ yếu là các loại quần áo bảo hộ lao động.Tổng kết năm 1972 tòan xí nghiệp sản xuất được 997.788 sản phẩm, giao hàng đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng.

Ngoài ra Xí nghiệp còn được giao một số nhiệm vụ đột xuất như may complê cho đoàn cán bộ, may quần áo tù binh cho phi công Mỹ…

*) Giai đoạn 1973-1975: Giai đoạn khôi phục và mở rộng sản xuất.

Tháng 1/1973, hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết, nhiệm vụ của xí nghiệp lúc này là nhanh chóng phục hồi và mở rộng sản xuất để xây dựng XHCN ở miền Bắc và chi viện cho miền Nam. Cuối năm 1973 xí nghiệp sản xuất được 958.832 sản phẩm, phong trào thi đua tiết kiệm được phát động. Do vậy xí nghiệp đã tiết kiệm được 17600m vải. Đến năm 1975, chỉ trong vòng 7 năm từ ngày thành lập xí nghiệp đã có bước tiến bộ vượt bậc khi nâng tổng giá trị sản lượng lên 10 lần, sản lượng sản phẩm tăng hơn 6 lần, đạt 1.969.343 sản phẩm.Gía trị xuất khẩu từng bước được nâng lên. Về cơ bản, sản xuất của xí nghiệp được khôi phục trở lại dần dần đi vào ổn định và phát triển

*) Giai đoạn 1976-1986: Ổn định và từng bước phát triển sản xuất.

Trong đó bao gồm

+ Giai đoạn 1976-1979 ổn định và đẩy mạnh xuất khẩu

Năm 1976 doanh thu xuất khẩu của xí nghiệp đạt 6,2 triệu đồng, lợi nhuận đạt trên 1,6 tỷ đồng

Năm 1977 doanh thu xuất khẩu đạt 7 triệu đồng, lợi nhuận tiếp tục tăng cao, đời sống của cán cán bộ công nhân viên ngày càng ổn định Năm 1978 đánh dấu 10 năm xây dựng và phát triển của công ty may Chiến Thắng. Tổng giá trị sản lượng đã tăng gấp 11 lần trong khi dó tổng số cán bộ công nhân viên chỉ tăng có 3 lần. Cơ cấu sản phẩm ngày càng được tăng cao về mặt kỹ thuật và chủng loại

Năm 1979 là năm đạt sản lượng cao nhất của xí nghiệp trong vòng 10 năm trước đó. Xí nghiệp đã thực hiện tốt năm chỉ tiêu pháp lệnh của nhà

nước. Giá trị tổng sản lượng đạt 101,75%, tổng sản lượng đạt 101,05%, riêng sản phẩm xuất khẩu đã đạt trên 1 triệu chiếc, doanh thu xuất khẩu đạt trên 10,7 triệu đồng. Mặc dù sản xuất được đẩy mạnh nhưng phong cách quản lý của xí nghiệp vẫn nặng về bao cấp. Sản xuất vẫn theo phương thức giao nhận chứ chưa hạch toán lỗ lãi. Do cách quản lý cũ nên lợi nhuận nộp hàng năm vẫn là lợi nhuận định mức được qui định trên giá thành phẩm.

+ Giai đoạn 1980-1986: Đối mặt với khó khăn tìm hướng đi mới

Bước vào đầu năm 1980, nền kinh tế của nước ta gặp nhiều khó khăn. Các thế lực phản động quốc tế tiến hành bao vây kinh tế, cấm vận đối với Việt Nam, thêm nữa là những bất cập trong cách quản lý hành chính quan liêu, bao cấp gây không ít khó khăn cho các cơ sở sản xuất trong đó có xí nghiệp may Chiến Thắng. Năm 1980 tuy đã đạt 101,07% kế hoạch, xong trong tổ chức còn bộc lộ yếu kém, chỉ đạo sản xuất chưa nhạy bén, một số khó khăn chưa được khắc phục kịp thời. Cán bộ à công nhân vẫn còn nặng tư tưởng trông chờ vào cấp trên, công tác quản lý lao động, năng suất còn buông lỏng.

Kết quả năm 1985, giá trị tổng sản lượng đạt 1.999.610 đồng (bằng 106% kế hoạch) trong đó xuất khẩu đạt 1.730.529 đồng ( bằng 108,1%kế hoạch) tổng sản lượng đạt 2.023.961 sản phẩm, trong đó có 1.230620 sản phẩm xuất khẩu (bằng 102%kế hoạch)

-Năm 1986 được đánh dấu là năm có bước chuyển căn bản trong cơ chế quản lý của đất nước ta. “Đó là năm cải cách nhằm xóa bỏ lề lối quản lý hành chính bao cấp, chuyển hẳn sang hạch toán kinh doanh có lãi”.Các xí nghiệp được chủ động hơn trong bố trí kế hoạch sản xuất, chỉ tiêu pháp lệnh được giảm bớt… Năm 1986 giá trị tổng sản lượng đạt 103,75%, tổng sản lượng đạt 113% so với năm 1985.

*) Giai đoạn 1987-nay: Đổi mới để phát triển bền vững:

Chuyển sang cơ chế thị trường Công ty CP May Chiến Thắng đã nhanh chóng xây dựng thêm nhiều cơ sở sản xuất và đầu tư đổi mới máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ tiến tiến để đa dạng hoá các sản phẩm may mặc. Công ty đã tiến hành cổ phần hoá chuyển thành Công ty cổ phần. Đến nay sản phẩm của Công ty vừa phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu sang các thị trường EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc. Cụ thể như sau:

+ Xóa bỏ bao cấp tự chủ trong sản xuất kinh doanh (1987-1989)

Cho đến thời điểm năm 1987 Xí nghiệp vẫn chỉ là xí nghiệp gia công cho nước ngoài không được quyền xuất nhập khẩu trực tiếp. Nhưng năm 1987 đã dánh dấu bước quan trọng khi luật đầu tư nước ngoài được ban hành, lãnh đạp xí nghiệp đã phát huy quyền tự chủ của mình mạnh dạn tiếp cận với các thương gia Hồng Kông, Hàn Quốc…thí điểm gia công vải cho khách hàng nước ngoài và nhanh chóng chiếm được cảm tình của khách hàng nước ngoài. Kết thúc năm 1987 tổng doanh thu của xí nghiệp đạt 186.847.000đ trong đó xuất khẩu đạt 1.141.000 chiếc, tổng lợi nhuận 30.658.642đ. Hai năm tiếp theo xí nghiệp đã mạng dạn đầu tư hơn 50 triệu đồng để bổ sung gần 150 thiết bị các loại và thực hiện nhiều biện pháp nhằm thay đổi nhận thức của cán bộ công nhân viên, phát triển sản xuất theo cả chiều rộng và chiều sâu. Nhờ vậy mà sản lượng xuất khẩu năm 1989 tăng vọt đạt 1.857000 sản phẩm, lợi nhuận từ xuất khẩu đạt 82.215.076đ, doanh thu xuất khẩu đạt 1.329.976.109đ

+ Làm quen với cơ chế thị trường 1990-1991

Trong giai đoạn này tình hình thế giới đã có những ảnh hưởng to lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp Viật Nam nói chung và xí nghiệp May Chiến Thắng nói riêng với sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu. Từ đây một thị trường rộng lớn và ổn định đã không còn nữa. Tuy

nhiên, không lùi bước trước khó khăn khi tập thể xí nghiệp đã tìm kiếm thêm việc làm bằng cách khai thác thị trường nội địa, mở rộng thị trường sang khu vực II và đưa ra nhiều ý tưởng nhằm đa dạng hóa sản phẩm và tìm hướng đi riêng cho bản thân xí nghiệp. Xí nghiệp đầu tư 558.636.169đ nâng cấp cơ sở hạ tầng, nâng cao tay nghề cho đội ngũ cán bộ công nhân. Mở rộng thị trường sang các nước như CHLB Đức, Hà Lan, Thụy Điển, Hàn Quốc….

Trong 2 năm 1990-1991 xí nghiệp sản xuất được hơn 3 triệu sản phẩm xuất khẩu, doanh thu đạt 3.3 tỷ đồng, lợi nhuận đạt hơn 280 triệu đồng và thu nhập của người lao động cũng được nâng lên

+ Vươn lên để tự khẳng định mình 1992 tới nay:

Ngày 25/08/1992, Bộ công nghiệp nhẹ có quyết định số 73/CNN-TCLĐ chuyển xí nghiệp May Chiến Thắng thành công ty may Chiến Thắng. Đây là một mốc rất quan trọng đánh dấu bước trưởng thành của xí nghiệp. Từ đây nhiệm vụ kinh doanh của xí nghiệp đã được đặt lên đúng với tầm quan trọng của nó trong nhiệm vụ của doanh nghiệp trong thời gian tới.

Năm 1992, công ty đã đạt tổng sản lượng là 2.928 tỷ đồng, doanh thu đạt 22,118 tỷ đồng, tổng công nhân viên là 1.396 người với thu nhập bình quân đầu người là 283000đ/người/tháng.

Chuyển sang cơ chế thị trường Công ty CP May Chiến Thắng đã nhanh chóng xây dựng thêm nhiều cơ sở sản xuất và đầu tư đổi mới máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ tiến tiến để đa dạng hoá các sản phẩm may mặc. Công ty đã tiến hành cổ phần hoá chuyển thành Công ty cổ phần. Đến nay sản phẩm của Công ty vừa phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu sang các thị trường EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Năm 2005 công ty may Chiến Thắng chuyển đổi thành công ty cổ phần may Chiến Thắng. Đây là một mốc son của công ty, nó đánh dấu một sự phát

triển mới, một thắng lợi mới. Chặng đường hơn 40 năm xây dựng và phát triển, Công ty đã nhận được nhiều Bằng khen và Huân chương các loại; năm 2002, Đảng và Nhà nước đã trao tặng CBCNV Công ty Huân chương Lao động hạng Nhất và tổ chức Công đoàn Huân chương Lao động hạng Nhì.

Một phần của tài liệu Ứng dụng hải quan điện tử trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng may mặc của công ty cổ phần may Chiến Thắng (Trang 43)