Đối với các luật có liên quan

Một phần của tài liệu Pháp luật về phòng chống ô nhiễm dầu từ tàu biển (Trang 89)

Bộ luật Hình sự: Cần phải nghiên cứu bổ sung các tội về gây ô nhiễm môi trường biển, trong đó có tội trừng trị hành vi xả thải dầu làm ô nhiễm biển gây hậu quả nghiêm trọng.

Bộ luật Dân sự: Trước hết cần bổ sung một số điều khoản về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu tại Mục 3, Chương XVII, Bộ luật Dân sự. Đối với hành vi gây ô nhiễm do dầu đã được CLC điều chỉnh sẽ được dẫn chiếu thẳng đến CLC. Ngoài ra còn rất nhiều hành vi gây ô nhiễm dầu cho môi trường biển nhưng việc bồi thường không thuộc phạm vi điều chỉnh của CLC. Do đó cần nghiên cứu, đưa vào điều chỉnh trong Bộ luật Dân sự như bồi thường trong trường hợp tàu (không phải tàu dầu) làm tràn dầu gây ô nhiễm; hoặc trong trường hợp không phải là dầu nặng khó phân huỷ nhưng thực tế có gây thiệt hại cho môi trường.Một điểm cần lưu ý là hiện nay Việt Nam chưa gia nhập FC 1992 nên cần dự liệu tình huống sẽ xảy ra các vụ tràn dầu lớn hơn mức giới hạn trách nhiệm dân sự mà CLC 1992 quy định để đặt ra quy định buộc chủ tàu phải bồi thường phù hợp với thực tiễn.

Mặt khác, cần nghiên cứu các quy định về tổ chức, hoạt động của Toà án quốc tế, Trọng tài quốc tế về luật biển để sẵn sàng đưa các vụ kiện liên

quan đến tổ chức, cá nhân Việt Nạm ra giải quyết theo trình tự tố tụng thay vì giải quyết theo trình tự thương lượng, ngoại giao như hiện nay.Trong thông lệ quốc tế, ô nhiễm biển do dầu được đề cập ở các khía cạnh như điều kiện của phương tiện trong hoạt động dầu khí, trách nhiệm dân sự của chủ tàu, bảo hiểm trong vấn đề ô nhiễm do dầu tàu gây ra, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể, thủ tục khởi kiện đối với ô nhiễm do dầu và vấn đề hợp tác quốc tế đối với vấn đề này.

Tóm lại, từ những hạn chế, bất cập của hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành về phòng, chống ô nhiễm do dầu, vấn đề cần kíp trước mắt là xây dựng một văn bản pháp luật chuyên biệt và thống nhất về phòng, chống ô nhiễm dầu như “Nghị định phòng chống ô nhiễm do dầu”. Nghị định này sẽ giải quyết yêu cầu pháp lý về tổ chức, phạm vi quyền hạn nghĩa vụ của các cơ quan có liên quan, thanh tra, kiểm soát, xử phạt, xử lý ô nhiễm suy thoái, đòi đền bù thiệt hại.Nghị định này sẽ bổ sung cho Luật Bảo vệ Môi trường trong vấn đề ô nhiễm biển do dầu. Các văn bản pháp lý có liên quan cần được soạn thảo phù hợp với các nguyên tắc và tiêu chuẩn chung về ô nhiễm môi trường theo thông lệ quốc tế và có tính đến hoàn cảnh đặc thù của Việt Nam. Hoàn thiện và cập nhật Kế hoạch quốc gia về ứng cứu sự cố tràn dầu và Quy chế ứng cứu sự cố tràn dầu.Xây dựng Nghị định hướng dẫn về đền bù, bồi thường thiệt hại do sự cố tràn dầu, đặc biệt là cho pháp nhân trong nước.Xây dựng hướng dẫn “Khắc phục sự cố tràn dầu”.Cần quy định cụ thể hơn đối với các quy định về bảo hiểm trong Bộ luật hàng hải đối với bảo hiểm dầu trong sự cố tràn dầu.Cần phải xác định cụ thể quyền và trách nhiệm của uỷ ban tìm kiếm cứu nạn và Bộ tài nguyên Môi trường trong lĩnh vực ô nhiễm dầu biển.Khi xây dựng phân vùng ứng cứu, xác định rõ ràng vùng ứng cứu tràn dầu, chia nhỏ vùng ứng cứu giao về từng địa phương.Yêu cầu địa phương có quy chế ứng cứu dầu phù hợp với hoàn cảnh địa phương và xây dựng quỹ ứng cứu

tràn dầu ở 29 tỉnh ven biển.Bên cạnh đó, cần kiện toàn bộ máy nhà nước trong lĩnh vực ô nhiễm dầu; nhanh chóng hoàn thiện và đưa vào hoạt động 03 Trung tâm ứng cứu sự cố tràn dầu; xây dựng hệ thống cảnh báo và phát hiện dầu tràn; hệ thống ứng phó trên biển, trên sông; hệ thống khắc phục hậu quả dầu tràn; nhận dạng ô nhiễm dầu; thành lập một tổ chức có đủ quyền hạn và năng lực tiến hành điều tra, đánh giá và tìm cội nguồn của dầu ô nhiễm ở các vùng biển.Ngoài ra, cần tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế để điều tra, đánh giá mức độ ô nhiễm, mức độ thiệt hại, và nguồn gốc của dầu ô nhiễm, trong đó có ITOPF (International Tanker Owners Pollution Federation Ltd).

Hiện Việt Nam đã có Ủy ban quốc gia về tìm kiếm và cứu nạn, về phòng cháy nổ và các lực lượng đặc nhiệm cứu hoả và cứu sinh nhưng chưa có một tổ chức quốc gia nào để ứng phó với sự cố tràn dầu.Cần nhanh chóng thành lập Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố tràn dầu và thành lập lực lượng đặc nhiệm ứng cứu sự cố tràn dầu. Thành lập lực lượng ứng cứu ở cả 03 cấp: cơ sở, tỉnh thành phố và trung ương.

Việt Nam cần khẩn trương xúc tiến để tham gia các điều ước quốc tế quan trọng khác về ô nhiễm dầu như: Công ước sẵn sàng ứng phó và hợp tác chống ô nhiễm dầu (OPRC 1990); Công ước về thành lập quỹ đền bù thiệt hại do dầu năm 1971 và Công ước bổ sung năm 1992 (FUND); Công ước về ngăn ngừa ô nhiễm biển do nhận chìm chất thải và các chất khác năm 1972 và Nghị định thư 1996 (Công ước London năm 1072); công ước về trách nhiệm và bồi thường thiệt hại gắn liền với việc vận chuyển bằng đường biển các chất nguy hiểm và độc hại (HNS); Công ước về can thiệp ngoài biển cả trong các trường hợp sự cố ô nhiễm dầu năm 1969 và Nghị định thư 1973; Công ước về cứu hộ năm 1989…. Hoạt động ứng cứu sự cố tràn dầu với tính chất xuyên quốc gia và quốc tế không thể không cần có sự hợp tác quốc tế chặt chẽ và sâu rộng.

Tóm lại, trên bình diện quốc gia và phạm vi thế giới, đều có luật pháp để thực hiện bảo vệ và gìn giữ môi trường biển chống ô nhiễm. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia trong ngành hàng hải và môi trường đều băn khoăn là luật pháp về môi trường biển của nước ta hiện nay vẫn chưa thật đầy đủ và hoàn chỉnh đúng với vị thế của một quốc gia đang phát triển để trở thành một nước mạnh về biển trong khu vực, nhất là ở lĩnh vực bảo vệ và gìn giữ môi trường biển. Có thể, đây là vấn đề quan trọng cấp bách mà các cơ quan chức năng và ngành lập pháp cần quan tâm hơn.

Về việc xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường biển: Việt Nam là quốc gia biển, có diện tích biển gấp 3 lần lãnh thổ đất liền, đang lấy kinh tế biển có nhiều tiềm năng để xây dựng và phát triển đất nước mình trở thành một nước công nghiệp hàng hải mạnh và tiên tiến trên thế giới.

Để thực hiện được mục tiêu trên, trước hết cần xây dựng một chiến lược khả thi về bảo vệ và gìn giữ môi trường biển trong sạch và bền vững, dựa trên cơ sở “sử dụng và khai thác” phải đi cùng với “gìn giữ và tái tạo”, sau đó mới xác định việc đầu tư cơ sở vật chất, nhân lực được huấn luyện đào tạo và công nghệ tiên tiến hiện đại cho sản xuất kinh doanh.

Về việc Nâng cao năng lực quản lý: Sự cố tràn dầu từ biển vào duyên hải Miền Trung và Miền Nam vừa qua không phải là bất ngờ, mà là vấn đề đã biết từ hơn 10 năm qua, nhưng chưa được quan tâm theo dõi, nghiên cứu nghiêm túc để tìm biện pháp đề phòng, chế ngự, xử lý…

Nhân loại tiến ra biển và đại dương, các quốc gia bành trướng ra biển, hoạt động hàng hải và kinh tế biển ngày càng tăng, ô nhiễm môi trường, môi sinh biển là điều tất yếu.

Trong khi bộ máy quản lý về môi trường biển của chúng ta từ cấp vĩ mô đến vi mô không hề thiếu, chúng ta còn thiếu kiến thức khoa học công

nghệ tiên tiến, thiếu phương tiện, thiết bị máy móc hiện đại ; như tàu chuyên dùng khảo sát, nghiên cứu, vệ tinh phát hiện ô nhiễm trên biển cùng hệ thống các trạm phân tích, xử lý thông tin…

Luật pháp quốc tế và quốc gia tuy nhiều, khoa học công nghệ phát hiện và xử lý ô nhiễm ngày càng hiện đại và tinh vi nhưng vẫn chưa đáp ứng và chế ngự được tai họa này của thời đại, chỉ còn hy vọng vào con người đó chính là khâu nâng cao năng lực của các tổ chức quản lý và bảo vệ môi trường biển mà ở Việt Nam đang trở thành vấn đề cấp thiết.

Việt Nam cần một tầm nhìn xa hơn: Nhìn lại lịch sử tiến hóa của loài người ta thấy rằng thế hệ này ra đi, thế hệ khác kế tục, nhân loại vẫn tăng trưởng, văn minh trên trái đất ngày càng phát triển cao. Con người tuy có biến động theo chu kỳ tuổi tác, nhưng thế giới và quốc gia vẫn tồn tại gắn kết với thiên nhiên, âu đó cũng là một trong những qui luật sinh tồn. Điều đáng lưu ý là khi các dân tộc, các nước càng tiến bộ, càng văn minh thì thái độ và cách nhìn đối với môi trường, môi sinh chung quanh càng nghiêm túc và trân trọng bởi họ ý thức được rằng việc bảo vệ gìn giữ môi trường môi sinh là nghĩa vụ sống còn của con người.

Việt Nam đang thực hiện chiến lược phát triển biển đến năm 2020, thiết nghĩ chúng ta phải nâng tầm nhìn về bảo vệ và gìn giữ môi trường biển không chỉ 10 năm hay 20 năm mà cả một thế hệ sau.

KẾT LUẬN

Biển và đại dương thuộc về tự nhiên trước khi thuộc về luật pháp.Trước hết biển cả là một môi trường thông thương.Qua hàng bao thế kỷ, theo sóng biển các tư tưởng được truyền bá, con người và hàng hóa đã được vận chuyển. Biển cả gắn liền với các phát hiện lớn, các cuộc truyền đạo và các cuộc chinh phục viễn chinh.Biển cả còn cung cấp cho con người nguồn thức ăn quan trọng.Với hai khía cạnh chính đó, biển đã đóng vai trò không thể thiếu trong hoạt động của con người, thậm chí cho đến cả ngày nay.Nhờ có biển, các quốc gia có lãnh thổ không lớn, số dân không đông đã có thể vươn lên vị thế độc tôn về mặt chính trị và thương mại.Ngày nay, tất cả các cường quốc thế giới hay khu vực đều là quốc gia ven biển.Xu hướng tiến ra biển ngày càng trở lên rõ nét trong lịch sử phát triển của các quốc gia, không một quốc gia ven biển nào không có khát vọng tiến ra biển.Tiến ra biển, làm chủ biển và đại dương là xu thế không thể đảo ngược.Nhằm điều hòa các lợi ích trên biển của các quốc gia và các bên sử dụng biển, cần phải xây dựng một trật tự pháp lý công bằng trên biển. Các công ước quôc tế về biển nói chung và các công ước quốc tế về phòng chống ô nhiễm dầu từ tàu biển nói riêng ra đời xuất phát từ những nhu cầu thiết thực đó.

Có thể nói, trong thời gian qua, mặc dù đã tham gia một số công ước quốc tế và các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam đã ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến phòng, chống ô nhiễm dầu từ tàu biển nói chung và trong các hoạt động giao thông vận tải nói riêng, pháp luật Việt Nam vẫn còn thiếu các quy định cụ thể về trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ môi trường của tổ chức Việt Nam tham gia hoạt động hàng hải, chưa có một quy định riêng cho công tác tiếp nhận và xử lý chất thải tại các cảng biển Việt Nam, còn có sự chồng chéo và chưa rõ trách nhiệm giữa các cơ quan như môi

trường, hàng hải và chính quyền địa phương khi xảy ra sự cố ô nhiễm môi trường biển từ tàu.

Kết quả nghiên cứu cứu cho thấy nhu cầu vận chuyển hàng hóa (xăng, dầu…) và hàng hóa là hóa chất độc hại bằng đường biển hiện nay là rất lớn cả về số lượng, khối lượng, chủng loại và mức độ nguy hiểm.Hệ thống điều ước quốc tế đã có những quy định khá cụ thế và chi tiết liên quan đến quản lý vận chuyển, xếp dỡ hàng hóa nguy hiểm bằng đường biển.Tuy nhiên, chúng ta chưa tham gia đầy đủ những điều ước quốc tế nói trên nên trong quá trình thực hiện, áp dụng còn thiếu hiệu quả và chưa đồng bộ. Như vậy, là một quốc gia có biển, hoạt động của ngành kinh tế biến trong số có ngành hàng hải có vai trò và vị trí quan trọng.Sự phát triển một nền kinh tế biển hiện đại, bền vững luôn gắn liền với việc gìn giữ môi trường biển luôn trong sạch.Hiện nay, đã có nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến bảo vệ môi trường biển, nhưng cần tiếp tục hoàn thiện, bổ sung và phổ biến cùng những chính sách thích hợp để thực hiện nhằm giảm thiều tới mức thấp nhất nguy cơ ô nhiễm vùng nước Việt Nam.

Việc tham gia các công ước quốc tế là tự nguyện.Quyết định tham gia hay không một điều ước quốc tế về môi trường cần phải xem xét các câu hỏi; Điều ước quốc tế về ô nhiễm biển đó mang lại lợi ích thiết thực gì (kinh tế, xã hội, chính trị và môi trường) cho Việt Nam; Các bất lợi và chi phí của sự tham gia là gì và làm thế nào đề khắc phục chúng? Cần phải đánh giá và cân nhắc chúng trong mối liên hệ với các lợi ích mà điều ước quốc tế mang lại; Ai bị ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của sự tham gia? Cần xác định rõ ảnh hưởng tới khối doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, các tầng lớp xã hội; Những nghĩa vụ mà điều ước quốc tế đặt ra là gì?

Khi quyết định tham gia, Việt Nam sẽ thể hiện những quyết sách quan trọng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường biển và sẽ ngày càng nâng cao vị thế

của mình trong cộng đồng quốc tế, cùng nhau bàn bạc, hợp tác, giúp đỡ nhau, giải quyết các vấn đề môi trường chung của thế giới. Các công ước này tạo ra những quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm chung cho các quốc gia thành viên, nhất là các quốc gia trong cùng khu vực.Việc Việt Nam tham gia chứng tỏ cho thế giới thấy chính sách và cam kết của mình đối với việc thực hiện các nghĩa vụ bảo vệ môi trường biển cấp địa phương, tiểu khu vực, khu vực và quốc tế. Đồng thời trong khi thực hiện các công ước này, Việt Nam có thể đòi các nước thành viên khác cùng thực hiện các nghĩa vụ đó.Ngoài ra mỗi công việc được tham gia sẽ mang lại cho Việt Nam những lợi ích riêng biệt của mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Bộ luật hàng hải (2005), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2. Bộ luật Hình sự (1999), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 3. Bộ Luật Dân sự năm (2005), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 4. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam

các năm 1997; 1999; 2001 và 2002.

5. Công ước 1982 của Liên hợp quốc về Luật biển (1999), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6. Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu năm 1973 được bổ sung bởi Nghị định thư 1978 (MARPOL 73/78).

7. Công ước quốc tế về thiết lập Qũy quốc tế để bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu (Brussels 18/12/1971) (IOPC FUND 1971).

8. Công ước quốc tế về sẵn sàng ứng phó và hợp tác đối với ô nhiễm dầu (OPRC – London, ngày 30/11/1990).

9. Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với các thiệt hại do ô nhiễm dầu 1992 (CLC).

10. Công ước quốc tế năm 2001 về trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại do ô nhiễm dầu trong kho nhiên liệu của tàu (London ngày 23/3/2001).

11. Công ước quốc tế về Trách nhiệm dân sự và Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu BUNKER gây ra, 2001 (BUNKER, 2001).

12. Cục Hàng hải Việt Nam, Báo cáo thống kê tai nạn hàng hải các năm từ 1999 đến Quý I/2009.

Một phần của tài liệu Pháp luật về phòng chống ô nhiễm dầu từ tàu biển (Trang 89)