Thực trạn gô nhiễm dầu từ tàu biển tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Pháp luật về phòng chống ô nhiễm dầu từ tàu biển (Trang 41)

Vài năm trở lại đây, Việt nam trở thành quốc gia xuất khẩu dầu thô có vị thế trên trường quốc tế. Hoạt động dầu khí trên biển Đông trở lên nhộn nhịp. Những hoạt động dầu khí này bao trùm hầu như toàn bộ Biển Đông: Vịnh Bắc Bộ, vùng cửa Vịnh Bắc Bộ, vùng biển Đông Nam, vùng biển Tây Nam, Vịnh Thái Lan và các vùng biển của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Các hoạt động vận chuyển, thăm dò, khai thác dầu khí trên các vùng biển Việt Nam cũng như ở các khu vực Biển Đông đang tăng lên hàng năm.Một trong những tuyến đường hàng hải quốc tế quan trọng nhất thế giới đi qua Biển Đông cùng với với hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí, hoạt động vận tải, khai thác thủy sản….luôn tiềm ẩn những nguy cơ gây ô nhiễm môi trường do dầu. Theo thống kê từ 1992-2006, có 35 sự cố tràn dầu xảy ra tại Việt Nam gây ra tổn thất lớn về sinh thái và kinh tế xã hội. Trong đó, có ba nguyên nhân chính dẫn đến sự cố tràn dầu là do va chạm, quá trình bốc dỡ và đắm tàu. Từ năm 1995 đến 2002, các cơ quan chức năng đã đòi bồi thường 14 vụ tàu gây sự cố tràn dầu, buộc chủ phương tiện bồi thường số

tiền 5.501 USD và 886.500.000 đồng Việt Nam. Đây là con số quá nhỏ so với số lượng ô nhiễm dầu xảy ra trên các vùng biển Việt Nam và trên Biển Đông trong thời gian qua.

Vịnh Bắc Bộ và vùng biển Trung Nam là những khu vực trọng điểm về ô nhiễm dầu tại hải phận Việt Nam.Tại xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình, hiện tượng dầu vón cục trên bờ biển đã xuất hiện vào năm 2000 với mức độ còn nhiều hơn hiện nay. Xa hơn nữa là các vụ xuất hiện vào mùa khô năm 1994-1995 ở bờ biển Bến Tre và Tiền Giang; tháng 5/1994 tại Đồ Sơn (Hải Phòng) và Hải Hậu (Nam Định); tháng 6/1995 tại Quảng Ninh, Hải Phòng và Nam Định; tháng 4/1997 tại Sóc Trăng; tháng 5/1997 tại Khánh Hòa và tháng 6/1997 tại Đà Nẵng.Vùng biển Trường Sa và tuyến hàng hải quốc tế có hàm lượng dầu trong nước biển thuộc loại cao nhất (đặc biệt vào mùa hè), chỉ sau Vịnh Bắc Bộ.Qua ảnh chụp vệ tinh, có thể thấy nhiều vệt dầu trên các tuyến hàng hải dọc hải phận Việt Nam. Các tàu chở dầu làm thoát ra biển tới 0,7% tải trọng của chúng trong quá trình vận chuyển thông thường. Sóng biển và gió đều có chiều hướng đưa lượng dầu thoát ra tấp vào bở biển Việt Nam. Như vậy, ô nhiễm từ tàu biển có hoạt động dầu khí là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng ô nhiễm dầu ở nước ta.Tuy vận tải và các tai nạn hàng hải đối với tàu chở dầu không phải là nguyên nhân duy nhất dẫn đến ô nhiễm môi trường, nhưng nó lại là nguyên nhân quan trọng dẫn đến ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng.

Phần lớn các thiệt hại không được bồi thường vì các cơ quan có thẩm quyền và chính quyền địa phương hầu như không có chuyên môn trong việc đánh giá mức độ thiệt hại, thiếu kinh nghiệm trong việc đòi bồi thường một cách có hiệu quả theo luật quốc tế. Hiện nay có tới 77% sự cố tràn dầu trên hải phận Việt Nam chưa được bồi thường hoặc đang trong quá trình giải quyết. Do pháp luật Việt Nam còn yếu, thủ tục về bồi thường không được quy

định, các sự cố tràn dầu mới chỉ dừng lại ở việc xử lý ngăn chặn, còn những vấn đề khắc phục thiệt hại trong tương lai, hầu như không được giải quyết.

Từ đầu năm 2008, một trạm quan trắc sự cố tràn dầu được đặt tại Từ Liêm, Hà Nội bắt đầu đi vào giai đoạn hoạt động thử nghiệm trong 18 tháng, và đang xúc tiến hợp tác với Pháp để nâng cấp khả năng quan trắc và tìm nguyên nhân, nguồn gốc các sự cố tràn dầu. Hiện đã có 03 trung tâm Ứng cứu sự cố tràn dầu (thuộc Ủy ban quốc gia phòng chống cứu hộ) nhằm ứng phó với các sự cố tràn dầu đang xảy ra ngày một nhiều trên các vùng biển Việt Nam.Tuy nhiên, hệ thống này chỉ mới phát hiện được các vệt dầu ô nhiễm trên biển, nhưng lại không tìm được nguyên nhân gây ô nhiễm. Để phân tích các mẫu ô nhiễm, cả 3 trung tâm đều không thể thực hiện và phải gửi mẫu phân tích sang nước ngoài để có được kết quả. Đây là một yếu kém về trang thiết bị cũng như năng lực của các trung tâm Ứng cứu sự cố tràn dầu của Việt Nam.

Trong những năm gần đây, khi kinh tế Việt Nam phát triển nhanh chóng kéo theo sự phát triển của nhiều ngành nghề khác nhau, trong đó ngành giao thông vận tải thủy đóng một vai trò quan trọng. Song song với sự phát triển của ngành vận tải thủy thì sự bùng nổ về số lượng, chủng loại tàu thuyền và bến cảng là mối nguy hại đối với môi trường sông rạch. Hoạt động hàng hải được coi là một trong những lĩnh vực có nhiều rủi ro và dễ dàng gây ra tổn thương cho môi trường: trước hết là ô nhiễm do tai nạn của tàu thuyền , do ý thức của hàng nghìn con người đang tham gia các họat động hàng hải, hoặc ô nhiễm không khí và việc phá vỡ sinh thái do nhu cầu phát triển và tính chất hoạt động của ngành công nghiệp này.

Hoạt động vận tải đường thủy đang phát triển tương xứng với sự phát triển của xã hội. Vài năm trở lại đây vận tải thủy phát triển ồ ạt, hàng loạt tàu

thuyền ra đời cùng với nhiều công ty vận tải đường thủy mới, nhiều cảng mới hình thành và mở rộng, số lượng và chủng loại tàu thuyền, số lượng tàu thuyền ra vào tại vùng nước của Việt Nam khá nhộn nhịp. Dịch vụ vận chuyển dầu khí, vận chuyển hàng hóa, vận chuyển hành khách và các dịch vụ du lịch ngày một tăng…Tất cả đang tạo nên một bức tranh nhiều màu sắc trong lĩnh vực giao thông thủy ở Việt Nam. Tuy nhiên, cùng với những khía cạnh phát triển này là số lượng nguồn phát thải có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường biển tăng theo đáng kể, công tác kiểm soát nguồn phát thải gặp thêm những khó khăn không kém.

Là tuyến đường biển vào các cảng và sông Nhà Bè, sông Sài Gòn thường xuyên bị ảnh hưởng từ các chất thải do tàu bè gây ra như nhiên liệu, dầu mỡ, chất thải sinh hoạt…Mặt khác, chỉ riêng năm 2000 đã có 17.650 tấn là số lượng dầu các loại đã đổ ra sông, ra biển, nhiều hơn 1.7 lần so với năm năm trước đó (năm 1995, lượng dầu tràn là 10.020 tấn) và nhiều hơn 2.5 lần so với chín năm trước (năm 1992, có 7.380 tấn dầu tràn)[33]. Như vậy, ta thấy cùng với sự gia tăng của hoạt động tàu thuyền trên sông thì nguy cơ xảy ra sự cố môi trường trong lĩnh vực này cũng đang ngày càng gia tăng, đặc biệt là trong giai đoạn sau này, khi mật độ tàu thuyền lưu thông trên sông ngày càng tăng. Theo tài liệu thống kê cho thấy lượng dầu tràn ra sông, ra biển này có nguồn gốc khá đa dạng: xuất phát từ các dàn khoan ngoài biển khơi, từ đất liền, sự cố hàng hải, tàu chở dầu, hoạt động cầu cảng…

Trên tuyến sông thành phố Hồ Chí Minh – Vũng Tàu, từ năm 1994 đến nay đã xảy ra rất nhiều sự cố tràn dầu và làm tràn hàng nghìn tấn dầu các loại (FO, DO, gasoil) gây thiệt hại tổng cộng lên đến hơn bảy triệu USD. Tuy nhiên, đây chỉ mới là những thống kê thiệt hại về vật chất, còn những thiệt hại về môi trường, các tác động của các sự cố tràn dầu đối với hệ sinh thái khu vực hạ lưu sông Sài Gòn - Đồng Nai thì cần phải nghiên cứu thêm vì các tác hại này thường kéo dài và rất khó tính toán một cách chính xác.

Lấy ví dụ vụ tàu chở dầu Neptune Aries (Singapore) đâm vào cầu tàu cảng Cát Lái trên sông Sài Gòn hồi tháng 10.1994, làm tràn 1584 tấn dầu DO và hơn 150 tấn xăng dầu các loại từ đường ống dẫn dầu của cầu cảng. Do ứng phó tràn dầu không kịp thời, nên toàn bộ vùng nước cảng và 30000ha ruộng lúa xung quanh bị thiệt hại. Vết dầu loang rộng khoảng 59-60km, đổ thẳng vào hệ thống sông Đồng Nai, lan đi các kênh rạch chằng chịt làm tăng độ nguy hiểm và ô nhiễm môi trường. Nồng độ dầu trong bùn và nước rất cao, ảnh hưởng lâu dài với hầu hết hệ sinh thái thuỷ vực, rừng ngập mặn, thảm thực vật ven sông. Thiệt hại từ sự cố tràn dầu này ước tính 28 triệu USD, song ta chỉ đòi được chủ tàu bồi thường 4,2 triệu USD[13, 51].

Vụ xà lan dầu Hồng Anh 06 bị đắm tại phao số 7, luồng Vũng Tàu - Sài Gòn ngày 2003.2003, để tràn 40 tấn dầu không thu hồi được là một ví dụ khác, do chủ tàu là Cty TNHH Trọng Nghĩa, Bình Dương chỉ mua bảo hiểm thân tàu với mức 500 triệu đồng, trong khi kinh phí trục vớt xà lan và xử lý phòng chống tràn dầu tốn hơn hai (02) tỉ đồng, chưa kể tác hại cho môi trường khó mà khắc phục được một sớm một chiều[13, 51].

Ta thấy các thiệt hại về vật chất do các sự cố môi trường có liên quan đến tràn dầu thường rất lớn, một phần do tính bất ngờ và khó lường trước được cũng như sự nguy hiểm của dầu tràn gây ra đối với hệ sinh thái, mặt khác công tác ứng cứu trong trường hợp xảy ra sự cố tràn dầu cũng rất khó khăn và tốn kém nếu không được tiến hành kịp thời. Do bị ảnh hưởng của các dòng chảy thủy triều vệt dầu sẽ lan đi rất nhanh trong trường hợp các điều kiện tự nhiên bất lợi, song do tóc độ gió lớn (nếu cùng chiều với dòng chảy) sẽ góp phần làm gia tăng sự phát tán của dầu tràn …

Thực tế thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, khi phát hiện có sự cố tràn dầu xảy ra thì phải mất thời gian rất lâu sau đó lực lượng ứng cứu dầu tràn mới có thể được triển khai, công tác ứng cứu chủ yếu là sử dụng các phao vây

và phao thấm để vớt dầu tràn và chủ yếu là được thực hiện bằng thủ công nên công tác khác phục hậu quả dầu tràn thường chậm và rất tốn kém.

Mặt khác, chế độ thủy văn của sông ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh – Vũng Tàu (bán nhật triều) và có tốc độ dòng chảy lớn và xoáy góp phần phát tán dầu tràn và gây những khó nhăn nhất định trong công tác thu gom và vây dầu trong khi các phương pháp sử dụng hóa chất để phân hủy dầu là không thể áp dụng do sẽ gây tác hại đến đời sống thủy sinh, gây ra mất cân bằng sinh thái.

Phân tích nguyên nhân gây ra các sự cố môi trường do tràn dầu cho thấy do dòng chảy phức tạp của hệ thống sông Sài Gòn – Vũng Tàu, có nhiều khúc cua gấp, tốc độ dòng chảy lớn là những nguyên nhân khách quan chính. Tuy nhiên cũng có nhiều nguyên nhân chủ quan đã được chỉ ra như người lái tàu không có bằng cấp chuyên môn, vi phạm quy tắc an toàn giao thông đường thủy; phương tiện giao thông thủy không đảm bảo an toàn về thân, vỏ, máy tàu; đường thủy bị lấn chiếm; thiếu hoa tiêu, biển báo không đầy đủ …

Về nguy cơ sự cố môi trường do hoạt động tàu thủy đi qua vịnh Gành Rái thì theo Sở Giao thông Vận tải tỉnh và Cảng vụ Vũng Tàu hiện nay, hoạt động vận chuyển xăng, dầu của các xà lan, tàu nhỏ từ những tàu lớn neo đậu tại vịnh Gành Rái thuộc huyện Tân Thành (Bà Rịa – Vũng Tàu) vào các cảng sông để chuyển lên tổng kho trên bờ, đang tiềm ẩn nguy cơ gây tràn dầu rất lớn. Khu vực trên hiện có trên 40 sà lan, tàu nhỏ (loại trọng tải từ 3.000 tấn đến 4.000 tấn) hoạt động vận chuyển xăng, dầu nhưng đều đã cũ và thiếu các thiết bị hỗ trợ an toàn khi tham gia lưu thông trên sông biển, như đèn chiếu sáng, ra đa, ống nhòm, thiết bị hỗ trợ di chuyển. Trong khi hầu hết hoạt động vận chuyển xăng dầu của các loại phương tiện này đều diễn ra vào ban đêm, tầm nhìn rất hạn chế. Nếu gặp vật cản bất thường hay khi thời tiết thay đổi đột ngột, sóng to gió lớn thì nguy cơ chìm tàu, va chạm

làm dầu tràn sẽ khó tránh khỏi.

Như vậy, trong vài năm trở lại đây số vụ tràn dầu ngày một tăng, tuy nhiên thiệt hại không lớn lắm nhưng nguy cơ tiềm tàng thì vẫn không hề suy giảm trong điều kiện giao thông thủy ở vùng hạ lưu sông Sài Gòn – Đồng Nai đang ngày càng có xu hướng gia tăng thì nguy cơ tràn dầu trên vùng hạ lưu hai con sông này là rất lớn, đặc biệt là khu vực vịnh Gành Rái và các cầu cảng xuất nhập xăng dầu và hàng hóa là nơi thường xuyên neo đậu tàu thuyền cũng như là cửa ngõ chính ra biển của tất các cảng sông từ trong đất liền trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đi ra biển. Vì vậy mà vấn đề bảo vệ môi trường cũng như công tác chuẩn bị các phương án ứng cứu trong trường hợp xảy ra sự cố tràn dầu là hết sức cần thiết nhằm giảm thiếu đến mức thấp nhất các tác hại đến môi trường và hệ sinh thái thủy sinh trong rừng ngập mặn Cần Giờ trong trường hợp xảy ra các sự cố môi trường có nguyên nhân tràn dầu gây ra. Một số vụ tràn dầu đã xảy ra trên tuyến sông TP. Hồ Chí Minh - Vũng Tàu được liệt kê chi tiết dưới đây:

Năm 1994 Tàu NepTune đâm vào cầu Cảng Cát Lái Thành Phố Hồ Chí Minh làm tràn 1.864 tấn dầu DO.

Ngày 15/02/1995, thùng chứa dầu của tàu dịch vụ bị vỡ đã làm tràn 10.000 lít dầu DO ra sông Cái Bè, Tp. Hồ Chí Minh. Nguyên nhân sâu xa là do thuỷ triều cao và sóng lớn. “Viet Nam’s marine environment – SIDA – NEA (MOSTE), Hà Nội 1998”.

Ngày 20/01/1996, tại cảng Sài Gòn, tàu Gemini (Singapore) đã đâm vào cầu tàu làm tràn 70 tấn dầu DO và gây thiệt hại nghiêm trọng về môi trường và kinh tế của người dân địa phương quanh vùng [4].Ngày 27/01/1996, đã xảy ra vụ tràn dầu tại cầu cảng Sài Gòn Petro, Cát Lái - sông Nhà Bè, do tàu Gemini, Singapore đã đâm vào cầu cảng trên và làm tràn 72 tấn dầu diesel. Cuối năm 1996, hơn 1.889 tấn dầu các loại đã tràn vào hệ thống sông Sài Gòn

- Đồng Nai, gây ô nhiễm môi trường cho hơn 10.000ha ao, đầm nuôi trồng thuỷ sản, gây thiệt hại 27.800 vật nuôi các loại và khoảng 65.000 ha rừng ngập mặn, các tài nguyên khác cũng bị giảm trong nhiều năm[4].

Ngày 14/08/1998, tàu Sokimex (VN) đụng xáng cạp tại Bình Khánh (Cần Giờ) làm tràn 41 tấn dầu DO đã tràn ra sông Soài Rạp, tại xã Phú Xuân, huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh và gây thiệt hại cho 384 ha lúa, 28 ha ao đầm nuôi trồng thuỷ sản và khoảng 3.000 con vịt bị chết, gây thiệt hại hàng chục tỷ đồng [4].

Ngày 16/4/1999, vụ va chạm tàu trở dầu đã xảy ra trên sông Nhà Bè (phía trước kho B tổng kho xăng Nhà Bè) thành phố Hồ Chí Minh, làm 114 m3 dầu DO chảy tràn ra sông và làm ảnh hưởng xấu cho các hoạt động nuôi trồng thuỷ sản. [4].

Ngày 14/09/2000, 1.000 lít dầu đã chảy tràn ra sông Đồng Nai, do tàu Hàm Rồng 14 thuộc công ty Vận tải Sông Biển Thanh Hoá bị chìm. [4].

Ngày 11/02001, tại vịnh Gành Rái thuộc thành phố Vũng Tàu đã xảy ra một vụ tràn dầu do tàu Formosa One quốc tịch Liberia đâm vào tàu dầu Petrolimex 01 quốc tịch Việt Nam, khối lượng dầu bị tràn khoảng 1.000 m3[4].Ngày 12/1/2003 tại khu cảng Container quốc tế trên sông Sài Gòn xảy ra vụ tai nạn làm chìm xà lan chở 500 tấn dầu của Tỉnh đội An Giang (lấy tại kho A Tổng kho xăng dầu Nhà Bè trên đường vận chuyển cho Công ty Thành Lễ ở Bình Dương).

Ngày 20/03/2003, tàu dầu Hồng Anh thuộc công ty Trọng Nghĩa đã bị

Một phần của tài liệu Pháp luật về phòng chống ô nhiễm dầu từ tàu biển (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)