Việt Nam
Ở Việt Nam, nhiệm vụ bảo vệ môi trường, đặc biệt là môi trường biển, đã được Nhà nước hết sức quan tâm. Phần lớn Sự cố tràn dầu trên sông, cảng biển xảy ra do các phương tiện vận tải thủy đâm va, mắc cạn... và một phần do các cơ sở phá dỡ tàu cũ gây ra. Tuy nhiên, hiện tại, chúng ta chưa có các đơn vị ứng cứu chuyên nghiệp cũng như chưa được đầu tư những phương tiện chuyên dụng tham gia ứng cứu khi có sự cố tràn dầu. Do đó, nếu xảy ra sự cố tràn dầu, chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc ứng cứu và có thể để lại hậu quả nghiêm trọng.Các giải pháp ứng phó sự cố tràn dầu tại các cảng biển Việt Nam ngày càng trở lên quan trọng và cần thiết.
Hiện nay, hệ thống cảng biển Việt Nam với tổng chiều dài tuyến mép bến trên 37km và hơn 100 bến phao cùng nhiều khu chuyển tải, trong đó có các khu chuyển tải hàng lỏng (xăng dầu...); lượng hàng hóa thông qua hệ
thống cảng biển Việt Nam tăng khoảng 15%/năm. Như vậy, số tàu thuyền đến cảng và lượng hàng hóa thông qua nhanh hơn rất nhiều so với tốc độ đầu tư xây dựng cảng biển. Bên cạnh đó, hệ thống cảng biển Việt Nam hiện còn tồn tại những hạn chế như chưa có cầu cảng nước sâu tiếp nhận tàu trọng tải lớn; thiết bị chuyên dụng xếp dỡ hàng hóa còn rất ít; hệ thống giao thông nối các cảng với mạng lưới giao thông quốc gia chưa đồng bộ, kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng tiêu chuẩn của các cảng biển quốc tế, đặc biệt là thiếu lực lượng, phương tiện, trang thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu tại các cảng biển.
Tràn dầu là sự phát tán dầu ra môi trường ngoài ý muốn, tùy theo mức độ nghiêm trọng mà quy mô tràn dầu được phân thành 3 cấp tùy theo khối lượng dầu phát tán ra môi trường:
Quy mô nhỏ nếu lượng dầu tràn ra môi trường dưới 7 tấn;
Quy mô trung bình nếu lượng dầu tràn ra môi trường từ 7 tấn đến 700 tấn; Quy mô lớn nếu như lượng dầu tràn ra môi trường là trên 700 tấn. Tràn dầu thường xảy ra trong các hoạt động vận chuyển, xuất nhập, phân phối và tàng trữ dầu khí và các sản phẩm của chúng. Ví dụ, các hiện tượng rò rỉ, vỡ đường ống, vỡ bể chứa, tai nạn đâm va gây thủng tàu, đắm tàu v.v. làm cho dầu và sản phẩm dầu thoát ra ngoài gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu tới sinh thái và thiệt hại đến các hoạt động kinh tế, đặc biệt là các hoạt động có liên quan đến khai thác và sử dụng các dạng tài nguyên thuỷ sản.Số lượng dầu tràn ra ngoài tự nhiên khoảng vài trăm lít trở lên có thể được coi là sự cố tràn dầu. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào điều kiện môi trường và thời tiết, từng thời gian cụ thể, ảnh hưởng của dầu đối với môi trường có những tác hại khác nhau. Ngăn ngừa và khắc phục sự cố tràn dầu là công việc hết sức cần thiết nhưng phức tạp và khó khăn, đòi hỏi sự tổ chức, phối hợp mau lẹ và việc áp dụng các kỹ thuật phù hợp.Sự cố tràn dầu xảy ra thường gây hậu quả môi trường nghiêm trọng, nhất là các sông, vùng cửa sông. Tổ
chức, cá nhân sinh sống và có các hoạt động trên tuyến sông như đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, du lịch biển, làm nông nghiệp, …thường bị tác hại trực
tiếp về kinh tế và đời sống. Với sự phát triển của luật biển quốc tế và xu hướng tiến ra biển của các
nước, ngày càng có nhiều đường biên giới xuất hiện trên biển. Tình hình đó không ngăn cản được một nhận thức chung đang hình thành biển cả là môi trường đồng nhất, là tài sản chung của nhân loại, đòi hỏi phải có một sự hợp tác cao giữa các quốc gia nhằm giữ gìn biển trong lành.
Sự cố tràn dầu để lại hậu quả rất nghiêm trọng làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, tài nguyên thủy sinh, tài nguyên nước, tài nguyên đất trên một khu vực khá rộng, gây thiệt hại đến các hoạt động kinh tế, đặc biệt là những hoạt động liên quan đến khai thác và sử dụng tài nguyên thủy sản, các tổ chức, cá nhân sinh sống và có hoạt động phát triển ven bờ như đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, du lịch, làm muối, nông nghiệp... Ngăn ngừa và khắc phục sự cố tràn dầu là công việc hết sức cần thiết nhưng phức tạp và khó khăn, đòi hỏi sự tổ chức, phối hợp đồng bộ, nhanh chóng và áp dụng các kỹ thuật phù hợp. Để hạn chế tác hại và hậu quả của các vụ tràn dầu, người ta đã đưa ra nhiều biện pháp ứng cứu:
- Biện pháp cơ học: Quây gom, dồn dầu vào một vị trí nhất định để tránh dầu lan trên diện rộng.
+ Sử dụng phao ngăn dầu để quây khu vực dầu tràn, hạn chế ô nhiễm lan rộng và để thu gom xử lý.
+ Dùng máy hớt váng dầu: Sau khi dầu được quây lại dùng máy hớt váng dầu hút dầu lên kho chứa.
- Biện pháp hóa học: được dùng khi có hoặc không có sự làm sạch cơ học và dầu tràn trong một thời gian dài.
+ Sử dụng các chất phân tán; các chất phá nhũ tương dầu, nước; các chất keo tụ và hấp thụ dầu...
- Biện pháp sinh học: Dùng các vi sinh vật phân giải dầu như vi khuẩn, nấm mốc, nấm men... Chúng có thể sử dụng dầu làm nguồn cung cấp năng lượng và cacbon.
Tuy nhiên, khi xảy ra sự cố tràn dầu thì biện pháp cơ học được xem là tiên quyết cho công tác ứng phó sự cố tràn dầu tại các sông, cảng biển nhằm ngăn chặn, khống chế và thu gom nhanh chóng lượng dầu tràn tại hiện trường.