Những bất cập của pháp luật việt nam về phòng chống và khắc

Một phần của tài liệu Pháp luật về phòng chống ô nhiễm dầu từ tàu biển (Trang 77)

ô nhiễm dầu từ tàu biển

Mặc dù hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường của Việt Nam đã được hình thành nhưng pháp luật về phòng chống ô nhiễm dầu từ tàu biển mới chỉ dừng lại ở một số văn bản mang tính đơn lẻ, không thống nhất và tính quy phạm chưa cao. Việc phòng chống, ứng cố sự cố tràn dầu chỉ được quy định rải rác trong một số điều luật về phòng chống ô nhiễm môi trường.

Về kỹ thuật pháp lý, pháp luật về ứng cứu sự cố môi trường hầu như chỉ hướng dẫn chung chung, mang tính ứng phó trước mắt nên không có cái nhìn tổng quát.Phạm vi của Luật Bảo vệ Môi trường vẫn còn hẹp và chung chung, vì vậy quyền và nghĩa vụ của các chủ thể không được bao quát hết. Đặc biệt, vấn đề trách nhiệm và bồi thường thiệt hại không có quy định rõ ràng, không có biện pháp cưỡng chế dẫn đến sự hạn chế, tiêu hao quyền và nghĩa vụ của các chủ thể.Trách nhiệm pháp lý trong sự cố tràn dầu không quy định rõ ràng cho chủ thể nào, hiện nay hầu hết mới chỉ áp dụng luật dân sự vào bồi thường thiệt hại trong dầu khí.

Hệ thống pháp luật về phòng chống ô nhiễm dầu trên biển hiện nay ngoài 03 Nghị Quyết số 103, 395, 129 là những văn bản chuyên biệt, không

có một văn bản hay dự luật nào về phòng chống ô nhiễm dầu. Ngay trong Luật bảo vệ môi trường cũng chỉ có một điều định nghĩa về sự cố ô nhiễm trên biển mà cũng không có nghị định hướng dẫn thi hành nào về vấn đề này.Luật Dầu khí cũng không đề cập đến vấn đề môi trường một cách cụ thể. Đây là một thiếu sót lớn trong pháp luật phòng chống ô nhiễm biển ở Việt Nam.Tình trạng ít văn bản hướng dẫn, quy định không cụ thể, không rõ ràng về trách nhiệm của các ban ngành dẫn đến sự chồng chéo trong quản lý (Ví dụ: Trường hợp tràn dầu do tai nạn hàng hải thì cơ quan nào có trách nhiệm đứng ra giải quyết: Cơ quan cảnh sát biển, Sở tài nguyên môi trường cấp tỉnh hay Cơ quan quản lý tàu biển?).Tính ứng dụng trong thực tiễn của pháp luật có hiệu quả thấp.Hầu như các vụ tràn dầu trên biển khi xảy ra mới có văn bản hướng dẫn thực hiện hoặc đợi hướng dẫn của cấp trên trong khi công tác ứng cứu đòi hỏi phải tiến hành khẩn cấp.Trong 29 tỉnh thành ven biển, chỉ có tỉnh Nghệ An có Quy định về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh trong đó có việc khắc phục sự cố tràn dầu.Chính quyền 28 tỉnh thành còn lại chỉ có văn bản hướng dẫn khi sự cố xảy ra.Việc chính quyền cấp địa phương không có văn bản pháp lý cụ thể nào cho địa phương mình cũng là một lỗ hổng lớn trong hệ thống pháp luật hiện nay.Việc đầu tư xây dựng cho ba trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu được thành lập tại 03 miền Bắc, Trung, Nam còn chậm.Sự phối hợp và phân chia trách nhiệm giữa Uỷ Ban quốc gia và Bộ Tài nguyên môi trường chưa cụ thể.

Trên thực tế, biện pháp cưỡng chế thi hành hầu hết nghiêm về mệnh lệnh hành chính, số tiền phạt không đủ để răn đe với một sự cố tràn dầu lớn; vấn đề đền bù chưa được chú trọng; biện pháp khẩn cấp trong ứng cứu sự cố tràn dầu còn yếu.Việc quản lý việc xử lý dầu tràn còn nhiều bất cập; xử lý hành vi vi phạm đều dựa vào các văn bản hành chính, nếu nặng hơn là hình sự.Nhiều vụ việc không có đền bù mà chỉ ứng cứu trước mắt. Ví dụ Vụ công

ty TNHH Sông Xanh được Bộ Tài nguyên và Môi trường giao cho xử lý dầu tràn thu được từ tàu Đức Trí đã đem chôn xuống đất, sau khi bị phát hiện, cơ quan quản lý yêu cầu công ty đào dầu đem xử lý.

Kế hoạch về ứng cứu sự cố tràn dầu do Chính phủ ban hành chỉ mang tính định hướng, chưa phải là hướng dẫn hành động mặc dù Quy chế ứng cứu sự cố tràn dầu (2005) là tài liệu quý bổ sung cho Kế hoạch Quốc gia song vẫn còn nhiều điều bất cập, chưa rõ ràng trong các vấn đề như phân vùng ứng cứu, việc ứng cứu trên sông rạch, phân cấp phê duyệt kế hoạch ứng cứu sự cố tràn dầu … Các nguồn lực ứng cứu hiện nay chỉ có thể đáp ứng việc ứng cứu tràn dầu với khối lượng dầu tràn khoảng 1000 tấn, tương đương với cấp độ 2 theo phân cấp của Kế hoạch Quốc gia.Quy chế hoạt động của các nguồn lực ứng cứu chưa được đề cập.

Đồng thời với hệ thống pháp luật bảo vệ môi trường còn tản mạn, các khía cạnh pháp lý về vấn đề ô nhiễm do dầu ở Việt Nam còn nhiều thiếu sót, bất cập.Việt Nam chưa có cơ chế riêng về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu và cũng chưa có quỹ bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu (theo Công ước CLC 1992). Vì vậy, khi các vụ gây ô nhiễm dầu xảy ra, việc giải quyết đòi bồi thường thiệt hại đều làm cho cơ quan chức năng lẫn nạn nhân đều lúng túng. Dù đã có Thông tư số 2262/21995/TT-MTG của Bộ trưởng Bộ Khoa học công nghệ và môi trường hướng dẫn về vấn đề bồi thường do ô nhiễm dầu song các thủ tục không thống nhất trong hệ thống các cơ quan, dẫn đến việc bồi thường diễn ra chậm chạp, luôn phải đợi ý kiến của cấp trên hướng dẫn. Hơn nữa, việc đòi bồi thường thiệt hại rất khó khăn không chỉ đối với các vụ việc giữa các chủ thể trong nước mà đặc biệt đối với nhiều vụ việc do tàu nước ngoài gây ra. Các cơ quan nhà nước hiện đang thiếu một cơ chế giám sát thực thi pháp luật phòng chống ô nhiễm dầu, vì vậy mà hiệu lực của pháp luật trong thực tiễn không cao. Vedan ô nhiễm sông, đất liền nhưng Bộ Tài

nguyên môi trường đổ cho Sở, Sở cho cấp trên ko ai chịu trách nhiệm. Ở đất liền còn vậy ra biển sẽ khó khăn bội phần, ko có cơ chế phân cấp rõ ràng.

Với sự nỗ lực, cố gắng của chúng ta, một hệ thống các văn bản pháp luật về ngăn ngừa, khắc phục ô nhiễm biển từ tàu biển của Việt Nam đã dần dần được hình thành, góp phần cho công tác bảo vệ môi trường biển của Việt Nam. Nhưng nhìn chung, hệ thống văn bản pháp luật trong lĩnh vực này vẫn chưa đủ và chưa đáp ứng được hoàn toàn các yêu cầu của công tác phòng ngừa, khắc phục ô nhiễm môi trường biển từ tàu biển. Do vậy chúng ta cũng cần phải tham gia một số công ước quốc tế khác liên quan đến công tác phòng ngừa, khắc phục ô nhiễm môi trường biển từ tàu biển. Mặt khác, phải tiếp tục xây dựng, sửa đổi và bổ sung hệ thống văn bản pháp luật trong lĩnh vực này trước những yêu cầu khách quan của tiến trình hội nhập quốc tế và khu vực.

3.3 Việt Nam tham gia một số công ước quốc tế về vấn đề phòng chống và khắc phục thiệt hại ô nhiễm môi trường biển do dầu từ tàu thuyền gây ra

Trong thời gian 50 năm qua, Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO) đã thúc đẩy việc thông qua hơn 30 Công ước và Nghị định thư, đã thông qua hơn 70 Bộ luật và khuyến nghị liên quan đến an toàn hàng hải, ngăn ngừa ô nhiễm biển và những vấn đề khác liên quan. Từ khi trở thành thành viên thứ 126 của Tổ chức hàng hải quốc tế (ngày 12/06/1984), Việt Nam đã có nhiều cố gắng thực hiện nghĩa vụ quy định đối với thành viên của công ước.Việt Nam là một trong những quốc gia tham gia tích cực các Điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường.

Việc tham gia và thực hiện các Điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường biển có ý nghĩa rất quan trọng đối với Việt Nam trong việc xây dựng và hoàn thiện khung chính sách, pháp luật nhằm bảo vệ hiệu quả môi trường biển, góp phần thúc đẩy và xây dựng ý thức pháp luật về bảo vệ môi trường biển. Mặt khác, việc tham gia và thực hiện nghiêm túc các điều ước này sẽ khẳng định

vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, đây cũng là thế mạnh của Việt Nam để thu hút đầu tư, mở rộng hợp tác quốc tế nhằm phát triển đời sống, kinh tế - xã hội trong nước, thực hiện mục tiêu phát triển bền vững mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra.

Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam mới chỉ tham gia một số Điều ước về ô nhiễm dầu như: Công ước về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu thuyền (MARPOL 73/78); Công ước trách nhiệm dân sự về bồi thường thiệt hại do dầu năm 1969 và Công ước bổ sung năm 1992 (CLC). ….. Để đưa nội dung công ước mà Việt Nam tham gia vào cuộc sống, chúng ta đã tiến hành công tác nội luật hóa, xây dựng pháp luật và quy chế thích hợp, tổ chức bộ máy thực hiện, tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức chung, tăng cường tiềm lực, đào tạo cán bộ, nghiên cứu khoa học kết hợp với chương trình kinh tế - xã hội và phát triển hợp tác quốc tế.

Sau khi gia nhập Công ước MARPOL, Việt Nam đã ban hành tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) 6267 về hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm biển của tàu, tiêu chuẩn dầu thải cũ. Việt Nam đã cho tiến hành rà soát kiểm tra đội tàu biển, loại bỏ các tàu không đủ tiêu chuẩn ra khỏi đội tàu biển Việt Nam, chỉ đăng ký mới các tàu dưới 15 tuổi, tiến hành cấp giấy chứng nhận ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, yêu cầu các tàu phải lắp đặt đủ hệ thống lọc dầu, các hệ thống an toàn … hợp tác với các tổ chức quốc tế, khu vực tiến hành nhiều chương trình, nhiều dự án thực hiện khảo sát, nghiên cứu như Cơ quan điều phối các biển Đông Á (gọi tắt là COBSEA), Chương trình hợp tác khu vực trong quản lý môi trường các biển Đông Á (gọi tắt là PEMSEA), Chương trình hành động toàn cầu về bảo vệ môi trường từ các hoạt động trên đất liền trong khu vực biển Đông Á (GEF/UNEP), Dự án Việt Nam - Hà Lan về quản lý tổng hợp dải ven bờ (VNICZM), xây dựng bản đồ các vùng nhạy cảm sự cố tràn dầu (NAUY);. Khi tham gia Công ước MARPOL, Việt Nam có thể tranh

thủ và kế thừa các thành tựu nghiên cứu khoa học kỹ thuật và kỹ thuật lập pháp về ứng cứu sự cố tràn dầu của quốc tế. Tuy nhiên, mặc dù đã có nhiều cố gắng và đạt được những kết quả nhất định trong việc thực công ước MARPOL, nhưng Việt Nam vẫn còn những hạn chế nhất định.Sau 19 năm gia nhập công ước MARPOL, đến nay Việt Nam chưa có một văn bản pháp quy nào và cũng chưa có cảng nào trang bị hệ thống tiếp nhận nước thải lẫn dầu, cặn dầu từ các tàu như quy định của Công ước.

Ngày 17/6/2004, Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại do ô nhiễm dầu 1992 (CLC 1992) có hiệu lực ở Việt Nam.Thuận lợi nhất khi Việt Nam tham gia CLC 92 là từ nay, các tàu dầu nước ngoài khi đến Việt Nam sẽ phải xuất trình giấy chứng nhận đã có bảo hiểm hay đảm bảo tài chính; từ đó, có thể nắm rõ tên, địa chỉ của chủ tàu, người bảo hiểm hoặc người cung cấp bảo đảm tài chính cho chủ tàu. Trường hợp xảy ra ô nhiễm, dù con tàu này tại thời điểm xảy ra sự cố có thể do người thuê tàu trần hay người quản lý khai thác, nạn nhân bị ảnh hưởng từ vụ ô nhiễm có thể khởi kiện đòi chủ tàu, người bảo hiểm hay người bảo đảm tài chính bồi thường.Thêm nữa, theo quy định của Công ước, khi xảy ra sự cố ô nhiễm tại vùng biển Việt Nam, các phán quyết của Toà án Việt Nam sẽ được Toà án các nước thành viên Công ước thừa nhận.Tuy vậy, việc thực thi Công ước không đơn giản bởi Việt Nam có quá ít kinh nghiệm trong việc đánh giá mức độ ô nhiễm, tính toán thiệt hại, thủ tục và nội dung khiếu nại… Việc tham gia CLC 92 đã góp phần hoàn thiện cơ chế đền bù thiệt hại do ô nhiễm dầu tại Việt Nam.

Thứ nhất, tham gia CLC 92, chủ tàu nước ngoài gây thiệt hại ô nhiễm dầu trên các vùng biển của Việt Nam sẽ phải chịu trách nhiệm đền bù thiệt hại theo mức mà CLC 92 đưa ra. Các mức giới hạn trách nhiệm dựa trên tấn trọng tải đăng ký của tàu được quy định áp dụng thống nhất chung cho các nước thành viên của CLC 92. Điều này sẽ tạo thuận lợi cho Việt Nam trong việc

nhận được một khoản tiền đền bù tương đối. Giới hạn tối đa theo Sửa đổi năm 2000 mà CLC có thể bồi thường lên tới 89,77 triệu SDRs (115 triệu USD). Trước đây, khi chưa tham gia CLC 92, vấn đề tiền bồi thường được quy định tại các văn bản trong nước thường ở mức rất thấp trong khi đó thiệt hại do ô nhiễm dầu gây ra lại thường rất lớn. Mặt khác, tham gia CLC 92, các chủ tàu Việt Nam cũng sẽ được giới hạn trách nhiệm bồi thường đối với các thiệt hại ô nhiễm dầu do tàu mình gây ra. Như vậy, giới hạn trách nhiệm cũng góp phần giảm bớt gánh nặng cho chủ tàu, giúp cho chủ tàu tránh được nguy cơ phá sản.

Thứ hai, nếu trước đây, chưa tham gia CLC 92, muốn ra vào cảng biển nước ngoài, chúng ta phải xin Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu của một trong các nước là thành viên Công ước. Kể từ khi gia nhập CLC 92, ta hoàn toàn có thể tự cấp “Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc bảo đảm tài chính khác về trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại do ô nhiễm dầu” và Giấy chứng nhận do Việt Nam cấp được các nước thành viên CLC 69 và CLC 92 chấp nhận.

Thứ ba, Công ước CLC 92 cho phép người bị thiệt hại được khiếu nại trực tiếp với người bảo hiểm của chủ tàu trong việc đền bù thiệt hại. Như vậy, nếu tàu nước ngoài gây ô nhiễm tại vùng biển Việt Nam, chúng ta có thể khiếu nại trực tiếp người bảo hiểm của chủ tàu đền bù, tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam được đền bù nhanh chóng. Ngược lại, khi tàu Việt Nam gây ra ô nhiễm, phía nước ngoài có thể kiện trực tiếp cho nhà bảo hiểm của chủ tàu Việt Nam, do đó sẽ tránh cho chủ tàu Việt Nam phải giải quyết các khiếu nại phát sinh do sự cố ô nhiễm dầu từ tàu mình gây ra.

Việt Nam tham gia CLC 92 tạo nhiều thuận lợi cho sự phát triển hoạt động của tàu biển cũng như hoạt động bảo vệ môi trường nói chung của Việt Nam. Tuy vậy, hiện chúng ta mới chỉ tham gia CLC 92, chưa tham gia FC 92. Như chúng ta đã biết, Việt Nam là nước xuất khẩu dầu thô trong khi lại nhập

khẩu xăng dầu đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước. Tất cả các hoạt động xuất nhập khẩu dầu này đều được tiến hành bằng đường biển. Ngoài ra, biển Việt Nam nằm trên tuyến đường hàng hải quốc tế quan trọng, nên số lượng tàu thuyền ra vào vùng biển Việt Nam ngày càng nhiều. Vì vậy, nguy cơ có thể xảy ra ô nhiễm biển từ tàu cũng tăng lên. Hơn nữa, các tàu chở dầu thường có trọng tải lớn nên thiệt hại do các tàu chở dầu gây ra thường lớn. Nếu Việt Nam không tham gia FC 92 thì sẽ rất khó khăn trong việc đòi đủ hoặc tương ứng đối với các thiệt hại xảy ra, đặc biệt những thiệt hại ô nhiễm nghiêm trọng, mặc dù chúng ta đã tham gia Công ước về Trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại ô nhiễm dầu – CLC 92. Vì vậy, việc tham gia FC 92 tại Việt Nam là cần thiết. Đặc biệt, điều này vô cùng thuận lợi khi Việt Nam đã là thành viên của CLC 92, vì tham gia CLC 92 là điều kiện cần thiết để gia nhập FC 92.

Một phần của tài liệu Pháp luật về phòng chống ô nhiễm dầu từ tàu biển (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)