Sáu là: Để nâng cao lợi nhuận cho chi nhánh Như ta đã biết các yếu tố cấu thành nên lợi nhuận cho tổ chức bao gồm các loại thu nhập, các kinh phí và tổn

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TẠI CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN NAM CƯỜNG (Trang 52)

cấu thành nên lợi nhuận cho tổ chức bao gồm các loại thu nhập, các kinh phí và tổn thất. Như vậy, để nâng cao lợi nhuận thì một mặt chi nhánh cần có những chính sách bán hàng và cung ứng dịch vụ để làm tăng doanh thu, một mặt có những chính sách chi phí tối thiểu để làm giảm thiểu các chi phí quản lí để từ đó làm tăng lợi nhuận thuần.

Cũng như đã đề cập ở trên, chi nhánh cần tăng cường cả chất lượng và số lượng dịch vụ cung cấp, đó là tăng cường các khu chung cư, nhà ở, đường xá cả về quy mô và chất lượng. Đồng thời để giảm tối thiểu chi phí chi nhánh cần lập các kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh và cung ứng dịch vụ một cách chi tiết, chính xác và khoa học đảm bảo về cả chất lượng và số lượng, có như vậy mới có thể giảm thiểu được các chi phí về vật lực và nhân lực.

IV.Một số kiến nghị đối với Nhà Nước:

Như ta đã biết chi nhánh Bắc Hà Nội công ty cổ phần tập đoàn Nam Cường là một tổ chức kinh doanh đối với mặt hàng bất động sản, đó là nhà ở và các khu chung cư. Chính vì thế mà hệ thống chính sách pháp luật của Nhà Nước liên quan đến tài chính doanh nghiệp là một nhân tố khách quan có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của công tác phân tích tài chính. Các chính sách về thuế, về kế toán, về thống kê, về các danh mục kế toán đều ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh cũng như hoạt động tài chính.

Các doanh nghiệp nói chung và chi nhánh Bắc Hà Nội nói riêng đều phải có nghĩa vụ tuân thủ mọi pháp quy của Nhà Nước, chính sách của pháp luật. Các chính sách này được các nhà phân tích áp dụng trong quá trình phân tích tài chính. Để đảm bảo tính phù hợp, tính xác thực của công tác phân tích với pháp luật của Nhà Nước và là nguồn động lực cho công tác phân tích tài chính thì cá nhân em có một số kiến nghị với Nhà Nước như sau:

+ Cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu chung của toàn ngành, của cả nền kinh tế để trên cơ sở đó làm chuẩn mực giúp đánh giá chính xác thực trạng tài chính cũng như bước so sánh của những doanh nghiệp cùng ngành với nhau và với đà phát triển kinh tế chung của nền kinh tế, đây là việc làm cần thiết và có ý nghĩa với các doanh nghiệp.

+ Chính phủ, các bộ ngành tùy thuộc chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn mà có sự quan tâm đầu tư thích đáng về con người hay vật chất... vào việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu chung này.

+ Nhà Nước cần hoàn thiện hệ thống tài chính doanh nghiệp làm định hướng cho công tác phân tích tài chính tạo cho doanh nghiệp có được động lực trong công tác này. Cụ thể là bộ tài chính nên ban hành một số chỉ tiêu, nội dung và phương pháp phân tích có tính chất bắt buộc hay tham khảo đối với doanh nghiệp, phù hợp với từng loại hình kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Ban hành những quy định cụ thể đối với công tác thống kê, kế toán doanh nghiệp và các danh mục kế toán để làm chuẩn mực cho quá trình tiến hành phân tích của các doanh nghiệp.

+ Thông tin trong nền kinh tế cạnh tranh là rất quan trọng, nó chính là một loại lợi thế cạnh tranh. Nếu thông tin sai lêch thì rất dễ gây ra những hậu quả đáng tiếc. Chính vì thế Nhà Nước ta nên xây dựng các quy định về việc công bố thông tin, đặc biệt là ở các công ty cổ phần. Hiện nay, tại các văn bản quy phạm pháp luật cũng đã có những chế tài quy định về trách nhiệm công bố thông tin nhưng các quy định này vẫn chưa thực sự hoàn thiện, việc cố tình tung những nguồn thông tin sai lêch không có cơ sở nhằm mục đích thu lợi cá nhân vẫn xảy ra nhiều trong nền kinh tế hiện nay. Bên cạnh đó, Nhà Nước cũng cần đưa ra các quy định xử phạt đối với các đơn vị có liện quan trong việc công bố thông tin trong trường hợp nếu có sự sai lệch, tránh những nguồn thông tin thiếu tin cậy, gây định hướng sai lầm.

Hy vọng những giải pháp này sẽ là nguồn tài liệu quý báu cho viêc phân tích tình hình tài chính công ty kịp thời và chính xác hơn. Giúp cho ban giám đốc có thể đưa ra các kế hoạch về tài chính, đầu tư, kế hoạch sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả.

KẾT LUẬN

Qua hai phần lý luận và thực tiễn cho thấy phân tích tình hình tài chính đóng vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Nó đòi hỏi doanh nghiệp phải tổ chức tốt quá trình thu thập tài liệu,chứng từ ban đầu đến lập báo cáo kế toán tài chính sát đúng với thực tế. Nhưng để đạt được hiệu quả cao trên cơ sở vật chất kỹ thuật, tiền vốn và laođộng sẵn có, doanh nghiệp phải thường xuyên phân tích báo cáo tài chính kếtoán để có thể đưa ra quyết định lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu.

Trong thời gian thực tập tại Chi nhánh Bắc Hà Nội công ty cổ phần tập đoàn Nam Cường Hà Nội đi sâu vào phân tích tình hình tài chính của Chi nhánh, em thấy rằng hoạt động tài chính có ảnh hưởng rất lớn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh. Tài chính doanh nghiệp là một công cụ khai thác, thu hút các nguồn tài chính đảm bảo nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, nó còn là công cụ để có phương hướng chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh.

Vì hạn chế về thời gian nghiên cứu và trình độ cho nên chuyên đề sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự giúp đỡ góp ý của các cô chú cán bộ công nhân viên và các thầy cô giáo để cho đề tài được hoàn thiện hơn nữa.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp – PGS.TS. Lưu Thị Hương, PGS.TS. Vũ Duy Hào – NXB Đại học kinh tế quốc dân.

2. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp – Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright 2007 – 2008.

3. Giáo trình Khoa học quản lý II– PGS.TS. Đoàn Thị Thu Hà, PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền – NXB khoa học kỹ thuật

4. Giáo trình Khoa học quản lý II– PGS.TS. Đoàn Thị Thu Hà, PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền – NXB khoa học kỹ thuật.

5. Giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ - PGS.TS Nguyễn Hưu Tài- NXB Đại học kinh tế quốc dân.

6. Chế độ báo cáo tài chính trong doanh nghiệp- QĐ 167/2000- QĐ BTC Ngày 25/10 của bộ trưởng bộ tài chính.

7. Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp – PGS.TS. Nguyễn Năng Phúc - NXB Đại học kinh tế quốc dân.

8. Giáo trình Hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp – PGS.TS. Nguyễn Thị Đông – NXB Đại học kinh tế quốc dân

9. Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp – PGS.TS. Nguyễn Năng Phúc - NXB Đại học kinh tế quốc dân.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TẠI CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN NAM CƯỜNG (Trang 52)