Phân tích mối quan hệ giữa các khoản mục trên BCĐKT

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TẠI CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN NAM CƯỜNG (Trang 30)

- Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu.

3.Phân tích mối quan hệ giữa các khoản mục trên BCĐKT

Theo quan điểm luân chuyển vốn ta có cân đối sau:

Tài sản ( TSNH + TSDH) = Nguồn vốn (Nợ phải trả + Vốn CSH) Qua bảng CĐKT ta thấy tổng tài sản của chi nhánh là:

Năm 2009:

TSNH(8.337.526.245+ 15.544.468.156+ 11.448.791.011+ 6.542.141.234) + TSDH(391.814.334.568) = Tổng tài sản (433.687.261.214)

Trong khi đó vốn chủ sở hữu là 23.426.475đ không đủ để trang trải cho hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh, vì vậy phần thiếu rất lớn là 433.663.834.739đ phải được bù đắp bởi Nợ phải trả. Chi nhánh đã dùng toàn bộ phần Nợ ngắn hạn để chi trả và để trang trải cho chi phí hoạt động của mình chi nhánh đã đi chiếm dụng vốn của đơn vị khác dưới nhiều hình thức: Tiền phải trả cho người bán 751.992.811đ, người mua trả tiền trước 3.062.374.211đ, Thuế và các khoản phải nộp Nhà Nước 83.567.532đ, Phải trả người lao động 91.444.182đ, Phải trả nội bộ 408.469.137.062đ cũng như các khoản phải trả phải nộp ngắn hạn khác 21.205.318.914đ.

Năm 2010:

TSNH (6.442.876.980+ 23.030.621.321+ 515.880.992.184+ 6.720.78.594)+ TSDH(189.001.655) = Tổng tài sản (552.264.275.734đ)

Trong khi vốn chủ sở hữu đã tăng lên là 55.818.386đ thì chi nhánh vẫn thiếu một phần rất lớn để trang trải cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình nên vẫn phải tiếp tục đi chiếm dụng vốn của các đơn vị khác. Lượng đó là phần Nợ phải trả 552.208.457.348đ, trong đó, Phải trả người bán là 9.656.944.807đ, Người mua trả tiền trước 275.444.412.811đ, Thuế và các khoản phải nộp Nhà Nước 1.485.010.671đ, Phải trả nội bộ 170.533.283.724đ, Các khoản phải trả phải nộp ngắn hạn khác 95.088.805.335đ

Vì luôn tồn tại mối quan hệ kinh tế với các đối tượng khác nên việc xảy ra hiện tượng chiếm dụng vốn thường xuyên như thế này không phải là một điều bất thường, ta cần xem xét tính chất hợp lí và hợp pháp của các khoản chiếm dụng

Năm 2009: TSCĐ+ đầu tư dài hạn (391.814.334.568đ) >Vốn CSH+ Vay dài hạn (23.426.475đ). Sự chênh lệch khá nhiều này chứng tỏ nguồn vốn sử dụng dài hạn nhỏ hơn nhiều TSCĐ và đầu tư dài hạn. Chi nhánh đã sử dụng Nợ ngắn hạn để tài trợ cho sử dụng dài hạn. Chứng tỏ khả năng thanh toán của chi nhánh không tốt vì chỉ có tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn mới có thể chuyển đổi thành tiền trong thời gian ngắn để đảm bảo cho việc trả nợ.

Tình trạng tương tự cũng xảy ra như đối với năm 2010.

Tuy nhiên, để thấy rõ được tình hình tài chính của chi nhánh ta cần phải tiến hành phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh, trên cơ sở đó có thể kết luận cơ cấu đó có hợp lý hay không.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TẠI CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN NAM CƯỜNG (Trang 30)